Cha mẹ nên cho con đi khám ngay nếu thấy trẻ có 6 dấu hiệu của hội chứng tự kỷ dưới đây

HỒNG HẠNH ,
Chia sẻ

Trên thực tế, có những đứa trẻ mắc chứng tự kỷ nhưng các biểu hiện lại không thể hiện rõ ràng, khiến cho cha mẹ dễ nhầm lẫn sang các bệnh lý khác.

Tự kỷ trẻ em được cho là bệnh lý của não vì có rối loạn phát triển thần kinh, như có thay đổi cấu trúc tiểu não, thùy trán, thùy thái dương, thiếu hụt hoạt hóa cấu tạo lưới, bất thường về sinh hóa thần kinh, do có những gen bất thường.

Trẻ tự kỷ luôn có những suy nghĩ, cách nói chuyện và cư xử khác với các bạn đồng trang lứa. Nhìn từ ngoài vào, đôi khi cha mẹ có thể biết con mình có tự kỷ hay không bằng cách quan sát xem con có mải chìm đắm trong thế giới riêng của bản thân hay có vẻ thích nghịch ngón tay hơn là chơi và tương tác với người khác. Bởi đây là những dấu hiệu điển hình của căn bệnh này.

Tuy nhiên, trên thực tế, có những đứa trẻ mắc chứng tự kỷ nhưng lại không có biểu hiện rõ ràng nên cha mẹ rất khó nhận biết. Trang Brightside đã tổng hợp lại những dấu hiệu đó để cha mẹ có thể theo dõi con mình, còn kịp thời cho con đi chữa trị sớm nếu chẳng may mắc phải.

1. Trẻ không giao tiếp bằng mắt, không phản ứng với âm thanh khi còn bé

Cha mẹ nên cho con đi khám ngay nếu thấy con có 6 dấu hiệu của hội chứng tự kỷ dưới đây - Ảnh 1.

Cha mẹ có thể bắt đầu nhận ra các triệu chứng tự kỷ khi con được 6 và 12 tháng tuổi. Đó là khi trẻ không đạt được các cột mốc phát triển quan trọng. Cụ thể là trẻ không nhìn vào mặt người khác, không phản ứng với tiếng ồn, không cầm hoặc cố với lấy đồ vật, không đáp lại khi cha mẹ cười với bé,… Nói chung là con không có hứng thú tương tác với bất kỳ ai, kể cả với cha mẹ.

2. Trẻ thường thờ ơ với mọi thứ xung quanh

Cha mẹ nên cho con đi khám ngay nếu thấy con có 6 dấu hiệu của hội chứng tự kỷ dưới đây - Ảnh 2.

Trẻ em mắc chứng tự kỷ hầu như không biết cách thể hiện sự đồng cảm hoặc hiểu quan điểm của người khác theo cách thông thường. Con không biết phải phản ứng như thế nào trước những tình huống đau buồn hay vui vẻ. Thế nên, có những lúc trẻ sẽ cười khi trông thấy ai đó bị thương hoặc giữ bộ mặt "không cảm xúc" với niềm vui của người khác. Chính vì vậy, trông con có vẻ thờ ơ và không thân thiện.

3. Trẻ không thích giao tiếp với người khác, kể cả đó là cha mẹ, anh chị em ruột

Cha mẹ nên cho con đi khám ngay nếu thấy con có 6 dấu hiệu của hội chứng tự kỷ dưới đây - Ảnh 3.

Một dấu hiệu tiếp theo của trẻ mắc chứng tự kỷ là không hứng thú trong việc tương tác với cha mẹ, anh chị em hoặc bạn bè. Trẻ có xu hướng thích ở một mình. Điều này không có nghĩa là con không có cảm xúc, mà chỉ vì con không biết phải thể hiện nó như thế nào.

4. Lặp đi lặp lại một hành động

Cha mẹ nên cho con đi khám ngay nếu thấy con có 6 dấu hiệu của hội chứng tự kỷ dưới đây - Ảnh 4.

Trẻ tự kỷ rất thích lặp đi lặp lại những hoạt động mà con quan tâm. Chẳng hạn như luôn đi qua đi lại một con đường, ăn đúng một món ăn cho tất cả các bữa tối, lắc tay qua lại, bật tắt công tắc đèn... Vì đối với trẻ, thay đổi thói quen đòi hỏi sự chú ý và sự tập trung cao độ nên con sẽ từ chối sự thay đổi.

5. Trẻ nhạy cảm với âm thanh

Cha mẹ nên cho con đi khám ngay nếu thấy con có 6 dấu hiệu của hội chứng tự kỷ dưới đây - Ảnh 5.

Mặc dù lúc nhỏ, trẻ mắc chứng tự kỷ không phản ứng với âm thanh, nhưng khi lớn lên, con sẽ chia ra làm hai dạng: Một là cực kỳ nhạy cảm với âm thanh. Dù đó chỉ là một tiếng động rất nhỏ cũng có thể khiến trẻ khó chịu bịt tai hay la hét thật to để át đi âm thanh đó. Thậm chí, đối với trẻ, một cái vỗ nhẹ ở lưng, một miếng vải chà nhẹ trên da cũng tạo ra âm thanh.

Hai là trẻ điếc "giả vờ". Nghĩa là trẻ phớt lờ mọi câu hỏi của mọi người, im lặng cả ngày, ai hỏi gì nói gì cũng không bao giờ quan tâm hay đáp lời.

6. Trẻ chậm hay ít nói

Mắc chứng tự kỷ khiến trẻ sẽ biết nói chậm hơn so với các bạn. Con còn có thể nói với giọng điệu bất thường, nhịp điệu lặp lặp đi lặp lại với các các cụm từ vô nghĩa. Bên cạnh đó, đôi khi trẻ còn không hiểu người đối diện đang nói gì, hoặc con hiểu câu nói đó theo đúng nghĩa đen. Nói tóm lại là trẻ không hiểu sự hài hước, mỉa mai hay châm biến.

Nguồn: Brightside

Chia sẻ