Cậu bé 6 tuổi bị tổn thương gan nặng, nguyên nhân đến từ 1 thói quen nhỏ trước khi đi ngủ

Thược Dược,
Chia sẻ

Khi bác sĩ hỏi kỹ hơn về thói quen sinh hoạt ở nhà của Đồng Đồng thì đã đưa đến kết luận, chính một việc làm nhỏ hàng ngày của ông bà Trương đã khiến con mình gánh chịu hậu quả ấy.

Một cậu bé 6 tuổi tên Đồng Đồng ở thành phố Đồng Xuyên, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc dạo gần đây luôn cảm thấy mệt mỏi và chán ăn. Thậm chí cậu bé còn thường xuyên bị cảm lạnh và sốt. Bố mẹ bé lo lắng cho con, đưa con đến bệnh viện khám thì hoảng sợ khi biết đứa con trai mới 6 tuổi đầu của mình đã bị tổn thương gan nặng nề.

Cái tin đó như tiếng sét giữa trời quang đối với bà Trương là mẹ của Đồng Đồng. Con trai cô hoạt bát đáng yêu như vậy, sao có thể bị tổn thương gan nặng được? Nhưng khi bác sĩ hỏi kỹ hơn về thói quen sinh hoạt ở nhà của Đồng Đồng thì đưa ra kết luận, chính một việc làm nhỏ hàng ngày của ông bà Trương đã khiến con mình gánh chịu hậu quả ấy.

Cậu bé 6 tuổi luôn nói "con mệt quá", cha mẹ đưa đi khám thì sợ hãi biết bé bị tổn thương gan nặng - nguồn cơn đến từ 1 thói quen nhỏ trước khi đi ngủ - Ảnh 1.

Bố mẹ Đồng Đồng hoảng sợ khi biết đứa con trai mới 6 tuổi đầu của mình đã bị tổn thương gan nặng nề. (Ảnh minh họa)

Ông bà Trương đều là những người buôn bán nên rất bận rộn. Họ thường xuyên về nhà muộn và mua đồ ăn bên ngoài đem về. Đồng Đồng ở nhà đã được ông bà nội cho ăn tối nhưng khi bố mẹ mang thức ăn nóng hổi trở về, cậu bé vẫn ăn thêm khá nhiều. Người lớn trong nhà đều nghĩ rằng trẻ con càng ăn được nhiều càng mau lớn nên thấy thế còn lấy làm mừng rỡ. Ăn xong cũng đến giờ đi ngủ, cậu bé Đồng Đồng lập tức lên giường đi ngủ ngay. Thói quen ấy đã duy trì đến nay là 3 năm rồi, và đó chính là nguồn cơn khiến gan của cậu bé chịu tổn thương.

Cậu bé 6 tuổi bị tổn thương gan nặng, nguyên nhân đến từ 1 thói quen nhỏ trước khi đi ngủ - Ảnh 2.

Theo bác sĩ, gan cần được nghỉ ngơi vào ban đêm. Nếu trẻ ăn no trước khi đi ngủ, vô hình trung gan phải làm việc cật lực cả đêm để tiêu hóa thức ăn, việc bài tiết độc tố của gan bị giảm "năng suất", lâu dần chất độc tích tụ lại trong cơ thể và gây tổn thương cho gan đầu tiên sau đó đến những cơ quan khác.

Sau khi nghe lời giải thích từ bác sĩ, cha mẹ Đồng Đồng khổ sở vô cùng. Hóa ra bệnh tật của con lại đến từ chính sự thiếu hiểu biết của họ. Họ không bao giờ nghĩ rằng cho trẻ ăn no trước khi đi ngủ chẳng những không có lợi gì mà còn gây ra rất nhiều tác hại nghiêm trọng!

Ngoài việc không cho trẻ ăn no trước khi đi ngủ thì cha mẹ cũng không nên cho trẻ làm những việc sau trước giấc ngủ đêm:

Không cho trẻ dùng điện thoại di động

Cậu bé 6 tuổi bị tổn thương gan nặng, nguyên nhân đến từ 1 thói quen nhỏ trước khi đi ngủ - Ảnh 3.

Trong xã hội hiện đại, điện thoại di động trở thành đồ vật gần như bất ly thân của người lớn, thậm chí là đối với cả trẻ em. Nhưng 1, 2 giờ trước khi trẻ đi ngủ, cha mẹ không nên cho trẻ xem điện thoại di động.

Xem điện thoại trong thời gian dài làm trẻ mệt mỏi, sức khỏe nói chung của trẻ bị ảnh hưởng. Nếu ngay trước khi lên giường trẻ còn xem điện thoại khiến não trẻ ở trong trạng thái phấn khích khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, có thể tỉnh giữa chừng. Điều này không nghi ngờ gì sẽ gây hại đến sự phát triển, tăng trưởng của trẻ.

Ngoài ra, mắt trẻ chưa phát triển hoàn thiện, việc xem điện thoại trong điều kiện ánh sáng không tốt trong thời gian dài sẽ gây ra tật cận thị. Một số trẻ thậm chí còn bị lác mắt khi chúng tập trung lâu trên màn hình điện thoại.

Không vận động mạnh trước khi đi ngủ

Nếu trẻ vận động mạnh ngay trước giờ đi ngủ, não của trẻ sẽ ở trạng thái cực kỳ hưng phấn và các tế bào thần kinh vận động vẫn giữ trạng thái hoạt động khi trẻ lên giường. Trạng thái hưng phấn đó không thể biến mất ngay lập tức, vì thế trẻ sẽ khó đi vào giấc ngủ hơn.

Cậu bé 6 tuổi luôn nói "con mệt quá", cha mẹ đưa đi khám thì sợ hãi biết bé bị tổn thương gan nặng - nguồn cơn đến từ 1 thói quen nhỏ trước khi đi ngủ - Ảnh 2.

Để trẻ lớn lên khỏe mạnh, chế độ dinh dưỡng là một phần rất quan trọng nhưng bên cạnh đó không thể bỏ qua sự chăm sóc đúng đắn của cha mẹ. (Ảnh minh họa)

Thời gian để hormone tăng trưởng cơ thể trẻ tiết ra nhiều nhất là từ 9 giờ tối đến 1 giờ sáng, nếu trẻ trằn trọc mãi không ngủ được sẽ bỏ lỡ mất khoảng thời gian vàng cho phát triển chiều cao này.

Để trẻ lớn lên khỏe mạnh, chế độ dinh dưỡng là một phần rất quan trọng nhưng bên cạnh đó không thể bỏ qua sự chăm sóc đúng đắn của cha mẹ. Chỉ khi cha mẹ nuôi dưỡng trẻ bằng những thói quen khoa học mới có thể khiến phát triển tốt và tránh được những nguy hại có thể xảy đến. Các bậc cha mẹ hãy trau dồi thêm cho bản thân những kiến thức nuôi dạy con khoa học, đừng để đến khi trẻ xảy ra vấn đề thì lúc đó hối hận cũng đã muộn!

Chia sẻ