Bố mẹ hoảng sợ khi con gái 4 tuổi cứ nửa đêm lại nói chuyện với “không khí”, bác sĩ bối rối hơn 2 năm mới tìm ra nguyên nhân

Đinh Hương,
Chia sẻ

Mỗi đứa trẻ đều có những vấn đề khác nhau trong việc đi ngủ chẳng hạn như đứa thì khó ngủ, hay tỉnh giấc, đứa thì quấy khóc, đứa thức khuya hoặc dậy sớm… khiến cho bố mẹ hết sức đau đầu. Tuy nhiên, bố mẹ của cô bé Jessica, 4 tuổi, lại phải đối mặt với một tình trạng tệ hơn tưởng tượng rất nhiều.

Vào ban ngày, Jessica Tinsley, sinh năm 2005, sống tại Anh, vẫn là một cô bé nghịch ngợm, đáng yêu, giống như bao đứa trẻ cùng trang lứa khác. Cô bé chơi đùa, cười giỡn, nói chuyện, giao tiếp với mọi người rất vui vẻ. Chỉ đến khi đêm xuống, đến giờ đi ngủ, có một điều vô cùng kỳ lạ xảy ra với Jessica. Bố mẹ cô bé, chị Tanya và anh Chris, không thể hiểu lý do vì sao và họ cảm thấy khá hoảng sợ.

Bố mẹ hoảng sợ khi con gái 4 tuổi cứ nửa đêm lại nói chuyện với “không khí”, bác sĩ bối rối hơn 2 năm mới tìm ra nguyên nhân - Ảnh 1.

Ban ngày Jessica là một cô bé rất bình thường...

Jessica không ngủ, không phải vì cô bé không chịu ngủ mà chỉ đơn giản là không thể ngủ được. Chị Tanya cho biết: “Vào ban ngày khi bạn nói chuyện, con bé sẽ nhận ra và trả lời lại. Nhưng đến ban đêm thì giống như bạn không hề tồn tại”.

Bên cạnh việc thức đêm, Jessica còn có những biểu hiện rất kỳ lạ: Cô bé cười nói, đùa giỡn, la hét giống như đang giao tiếp với những người bạn tưởng tượng nào đó. Bố mẹ từng cố để ngăn Jessica lại nhưng cô bé dường như không nhìn thấy họ. Tanya buộc phải đưa cô bé vào phòng ngủ cùng với chị và chồng để đảm bảo an toàn cho con gái.

Bố mẹ hoảng sợ khi con gái 4 tuổi cứ nửa đêm lại nói chuyện với “không khí”, bác sĩ bối rối hơn 2 năm mới tìm ra nguyên nhân - Ảnh 2.

Nhưng khi đêm đến, cô bé bắt đầu có những biểu hiện kỳ lạ, đùa giỡn nói cười với những "người bạn không khí".

Trong khi tình trạng mộng du hoặc nói chuyện khi đang ngủ là khá bình thường thì tình trạng giống như Jessica đã làm cho các bác sĩ cảm thấy bối rối, không thể hiểu được nguyên nhân.

Jessica phải trải qua rất nhiều các cuộc kiểm tra và xét nghiệm, phải uống thuốc điều trị và tập luyện để cải thiện giấc ngủ nhưng trong vòng 2 năm rưỡi dường như không hề có tiến triển. Các bác sĩ từng nhiều lần chẩn đoán Jessica mắc phải chứng động kinh vì những phản ứng bất thường, tuy vậy, họ lại không giải thích được những hành động mang cảm xúc rất thật của cô bé vào mỗi đêm.

Bố mẹ hoảng sợ khi con gái 4 tuổi cứ nửa đêm lại nói chuyện với “không khí”, bác sĩ bối rối hơn 2 năm mới tìm ra nguyên nhân - Ảnh 3.

Dù đã đi kiểm tra với rất nhiều bác sĩ nhưng họ cũng không thể tìm ra nguyên nhân.

Vào tháng 3 năm 2009, cuối cùng, Jessica được gửi đến một trong những phòng khám trẻ em hàng đầu của Anh, bệnh viện nhi Evelina, lúc này mọi bí ẩn của cô bé đã được giải thích. Sau khi theo dõi giấc ngủ của cô bé, bác sĩ cho biết Jessica đã gặp phải một tình trạng mang tên là Eidetic Imagery, hay còn gọi là trí nhớ thấu niệm, một tình trạng chỉ thường xuất hiện ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể gọi là một khả năng vượt trội, bởi người có trí nhớ thấu niệm có thể ghi nhớ lại hình ảnh với độ chính xác cực cao chỉ trong một thời gian ngắn nhìn thấy nó. Và Jessica đã dựng lại hình ảnh 3D của tất cả những điều mà cô bé đã trải qua trong ngày để tạo nên một thế giới ảo trong tâm trí của riêng mình.

Bố mẹ hoảng sợ khi con gái 4 tuổi cứ nửa đêm lại nói chuyện với “không khí”, bác sĩ bối rối hơn 2 năm mới tìm ra nguyên nhân - Ảnh 4.

Jessica có thể tạo ra một thế giới ảo trong tâm trí của mình và sống cùng với chúng vào ban đêm.

Cứ mỗi đêm, “cuộn băng ký ức" trong ngày của Jessica lại được tua lại từ đầu. Tình trạng này đã làm cho Jessica nghĩ rằng mình đang giao tiếp thật sự với mọi người ở ngoài đời, cô bé cũng có những hoạt động y hệt những điều thường làm vào ban ngày như ăn uống, chơi đùa, hát hò, nhảy múa… Trong suốt quá trình “tua băng” đó, mặc dù Jessica không hề có phản ứng với những tác động từ bố mẹ nhưng cô bé hoàn toàn nhận thức được rõ ràng mình đang làm những gì. 

Vì việc tưởng tượng rất vui, Jessica đã tự cắt đứt giấc ngủ mỗi đêm để tận hưởng nó. Kết quả theo dõi sóng điện não cho thấy, mỗi lần đi vào thế giới ảo, Jessica đều cảm thấy rất thư giãn, thoải mái, cũng tương tự như khi chúng ta ngồi thiền vậy. Chị Tanya cảm thấy yên tâm phần nào khi hiểu được tình trạng của con và biết rằng cô bé sẽ không tự làm gì hại đến bản thân giống như một số người bị mộng du thường làm.

Tiến sĩ Paul Gringras của bệnh viện nhi Evelina cho biết, điều đáng quan tâm nhất là tình trạng ngủ không đủ giấc của Jessica có thể sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của não bộ nếu không được giám sát và điều trị sớm.

Bố mẹ hoảng sợ khi con gái 4 tuổi cứ nửa đêm lại nói chuyện với “không khí”, bác sĩ bối rối hơn 2 năm mới tìm ra nguyên nhân - Ảnh 5.

Cô bé sẽ phải tập ngủ riêng trong quá trình điều trị của mình.

Tiến sĩ Paul cũng cho biết, sở dĩ Jessica tiếp tục cho phép mình chìm vào "những giấc mơ" này bởi vì cô bé biết bố mẹ luôn ở ngay cạnh mình. Vì vậy, ông khuyên chị Tanya hãy để Jessica ngủ riêng để tập làm quen với giấc ngủ một mình, như vậy sẽ tốt hơn đối với tình trạng của cô bé và với vợ chồng Tinsley.

"Tôi còn được dặn rằng mỗi lần con gái thức dậy, hãy đưa cô bé trở lại giường ngủ trong im lặng, tuyệt đối không nói chuyện, không tiếp xúc ánh mắt với con. Jessica có thể thức dậy và tự chơi trong phòng mình, nhưng khi con bé biết rằng nó không thể vào giường của bố mẹ nữa, tiềm thức sẽ giữ cho nó ngủ được lâu hơn", chị Tanya nói.

Bố mẹ hoảng sợ khi con gái 4 tuổi cứ nửa đêm lại nói chuyện với “không khí”, bác sĩ bối rối hơn 2 năm mới tìm ra nguyên nhân - Ảnh 6.

Rất may mắn em trai của Jessica luôn ngủ rất ngon vào ban đêm.

Mẹo nhỏ này đã thật sự có tác dụng chỉ sau 3 đêm. Jessica cuối cùng cũng đã ngủ được trọn giấc liên tục 3-4 đêm mỗi tuần. Cô bé vẫn tiếp tục phải ghé thăm bác sĩ định kỳ để kiểm tra nhưng mọi thứ đã tốt hơn rất nhiều.

"Tôi cảm thấy nhẹ lòng hơn bởi tôi từng tự hỏi liệu vấn đề của Jessica có phải là do tôi hay không. Giờ thì tôi đã hiểu, chu kỳ giấc ngủ của con bé chỉ là có một chút khác biệt mà thôi", chị Tanya chia sẻ.

(Nguồn: Dailymail, Barcroft TV)

Chia sẻ