5 loại trà tốt cho bà bầu

An Chi,
Chia sẻ

Nhiều mẹ bầu có thói quen uống trà, tuy nhiên loại trà nào tốt cho thai nhi thì không phải ai cũng nắm rõ.

Bình thường trong trà có chứa caffeine và tanin (một chất làm cho trà có vị chát). Trong trà đặc lượng caffeine và tanin càng nhiều hơn. Trong quá trình mang thai, trà đặc ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển xương của thai nhi. Hơn nữa, axit tannic trong trà cũng cản trở hấp thu sắt, dẫn đến thiếu máu trong thời kỳ mang thai khó khăn.

Tuy nhiên, 5 loại trà sau mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm thưởng thức mà không gây hại cho sức khỏe. Nếu sử dụng với liều lượng phù hợp thì những loại trà này sẽ đem lại tác dụng tốt.

1. Trà bạc hà

Bạc hà là thảo mộc có tác dụng giảm đầy hơi, nôn mửa và cải thiện một số triệu chứng ốm nghén khác. Vì thế, nếu thắc mắc trà cho bà bầu 3 tháng đầu nào dùng được thì đó chính là trà bạc hà. Hương thơm của trà bạc hà có hiệu quả cao trong việc cải thiện tình trạng buồn nôn. Ngoài ra, trà bạc hà còn hoạt động như một loại thuốc đối kháng giúp làm dịu cơn buồn nôn một cách nhanh chóng.

Trong trà bạc hà có chứa một hợp chất methanol có tác dụng làm dịu, thư giãn và làm mát da. Do đó, uống trà bạc hà có thể giảm ngứa và giảm mẩn đỏ trên da.

Bên cạnh đó, trà bạc hà đã được sử dụng để điều trị nhiều các vấn đề tiêu hóa liên quan đến thai kỳ như đầy hơi, khó tiêu và đau dạ dày. Điều này là do trà bạc hà giàu chất xơ và các chất có đặc tính làm dịu, giúp các cơ dạ dày thư giãn, thức ăn được tiêu hóa tốt hơn.

Ngoài ra, trà bạc hà còn có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, giúp giảm stress oxy hóa, có lợi cho việc kiểm soát cơn đau đầu trong thai kỳ.

2. Trà gừng

Trà gừng được làm bằng cách ngâm trực tiếp gừng tươi hoặc gừng sấy khô vào nước nóng. Trước khi tìm hiểu về việc mang thai bị cảm lạnh có uống trà gừng được không, bạn cần nắm một số thông tin về lợi ích và tác hại của trà gừng trong thai kỳ.

Có tới 80% phụ nữ bị buồn nôn và nôn trong thai kì, đặc biệt trong 3 tháng đầu được gọi là ốm nghén. May mắn là gừng chứa hai loại hợp chất gồm gingerols (có nhiều trong gừng tươi) và shogaols (có nhiều trong gừng khô) có tác động tới hệ tiêu hóa, đẩy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày và giảm cảm giác buồn nôn.

Điều này có nghĩa là trà gừng phù hợp để làm thức uống giúp giảm cảm giác ốm nghén ở phụ nữ mang thai.

5 loại trà có tác dụng tốt, mẹ bầu có thể sử dụng được - Ảnh 1.

Ngoài ra, gừng cũng được chứng minh là giúp giảm các cơn đau do co thắt tử cung thường gặp trong 3 tháng đầu thai kì. Nhiều người cho rằng uống trà gừng cũng giúp giảm chuột rút trong thai kì, nhưng quan niệm này chưa có nghiên cứu nào phân tích cụ thể.

Các nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ nào giữa việc uống trà gừng khi mang thai và nguy cơ sinh non, thai lưu, nhẹ cân hay các biến chứng khác. Tuy nhiên có một số bằng chứng cho thấy không nên uống trà gừng gần thời điểm chuyển dạ vì gừng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Phụ nữ mang thai có tiền sử sảy thai, chảy máu âm đạo hay các vấn đề về đông máu cũng nên tránh các sản phẩm từ gừng.

Ngoài ra thì thường xuyên uống một lượng lớn trà gừng có thể gây khó chịu cho đường tiêu hóa bao gồm ợ nóng, đầy hơi.

3. Trà hoa cúc

Trà hoa cúc là trà cho bà bầu dùng hiệu quả, có tác dụng giúp giải quyết các vấn đề về đường tiêu hóa, giảm đau khớp và mất ngủ.

Ngoài ra, đặc tính chống viêm và chứa nhiều flavonoid, coumarin trong hoa cúc sẽ giúp hỗ trợ hiệu quả các vấn đề sức khỏe của mẹ và thai nhi.

4. Trà húng quế

Công dụng của trà húng quế là chống viêm và điều hòa miễn dịch. Thai phụ có thể uống trà cho bà bầu này để bổ sung vitamin A, E, C, B1, B2 và các khoáng chất magie, kẽm...

Với hàm lượng dưỡng chất dồi dào cùng những lợi ích tuyệt vời mà húng quế mang lại cho mẹ bầu, có thể thấy đây là một trong những loại thực phẩm rất tốt cho bà bầu.

5. Trà xanh

Trà xanh nếu sử dụng hợp lý có tác dụng tăng cường sức khỏe thai phụ trong thời kỳ mang thai nhờ trong trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh có khả năng ngăn ngừa tổn thương thai nhi và mẹ bầu.

Ngoài ra, trà xanh còn có tác dụng cải thiện lưu thông máu, giảm huyết áp cao và giữ cân nặng ở mức hợp lý. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần lưu ý không nên uống trà xanh vào 3 tháng đầu của thai kỳ.

Chia sẻ