5 cách để các mẹ giúp trẻ đánh bại bệnh cúm

June,
Chia sẻ

Mùa đông là mùa dễ bùng phát nhất của bệnh cúm. Rất nhiều mẹ băn khoăn không biết bảo vệ con mình bằng cách nào. 5 cách đơn giản sau có thể giúp các mẹ bảo vệ con khỏe mạnh.

Mấy ngày nay, công việc cuối năm vất vả phải đi sớm, về khuya trong khi thời tiết lại rét mướt khiến chị Giang bị bệnh cảm cúm “oanh tạc”. Khó chịu, mệt mỏi vì cảm giác lúc nào cũng sụt sùi khi nước mắt nước mũi cứ thi nhau chảy ra, rồi tối đến lại ngây ngấy sốt, chị phải xin phép nghỉ ốm ở nhà.

Thấy mẹ ở nhà, cu Bin rất háo hức, lúc nào cũng quẩn quanh bên mẹ. Sợ con lây bệnh từ mình, chị Giang “xua” con đi chỗ khác chơi cỡ nào nó cũng không nghe. Bây giờ mẹ ốm, con mệt thì không biết xoay sở thế nào, nên chị đành gọi cho bà ngoại đón thằng bé sang bà ở để tránh cúm.

Trên thực tế, hoàn toàn không có cách nào tiêu diệt ngay lập tức được bệnh cúm một khi nó đã xuất hiện trong cơ thể bạn vì vậy hơn lúc nào hết, để bảo vệ các con tránh lây nhiễm bệnh từ mình, các mẹ thường ra sức tìm cách phòng chống để bệnh cúm không thể xâm nhập vào cơ thể trẻ. Dưới đây là một vài cách có thể giúp ngăn ngừa bện cúm trong khi chúng đang tìm đường xâm nhập vào cơ thể con yêu của bạn.

1. Tiêm phòng vắc xin cho trẻ

Thông thường, bệnh cúm thường xuất hiện và hoạt động mạnh vào những khoảng thời gian giao mùa, đặc biệt là mùa đông. Vì vậy để tránh cho trẻ không dễ mắc các bệnh cúm, cha mẹ nên tiêm phòng vaccin cho trẻ. Đây là một cách khá thông dụng để các mẹ bảo vệ con mình chống lại bệnh cúm. Con bạn được tiêm càng sớm vào đầu mỗi mùa càng tốt để đảm bảo không có vi trùng nào có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ.
 

2. Quan sát dấu hiệu biểu hiện bệnh của trẻ

Trẻ đã được tiêm Vacxin không có nghĩa là trẻ sẽ không có nguy cơ mắc phải bệnh cúm và như vậy cũng đồng nghĩa với việc con bạn không hoàn toàn được bảo vệ an toàn trước bệnh cúm khi đã tiêm vaccin. Vì vậy, biện pháp an toàn lúc này là các mẹ hãy chú ý nên thường xuyên tìm kiếm, quan sát các triệu chứng cúm, các dấu hiệu bệnh ở trẻ và như vậy bạn có thể hạ gục bệnh cúm giúp trẻ khi chúng còn trong giai đoạn mầm mống, ủ bệnh.
 
Dấu hiệu để các mẹ nhận biết bệnh cúm chuẩn bị xâm nhập vào cơ thể trẻ đó là trẻ trở nên chậm chạp hơn so với ngày thường, mặt đỏ ửng hoặc chảy nước mũi.

3. Tránh để trẻ tiếp xúc với người đang có bệnh cúm

Bằng cách giúp trẻ hiểu thế nào là bệnh cúm, các biểu hiện của bệnh, bệnh cúm sẽ mang lại những khó chịu gì cho chúng và làm thế nào để tránh tiếp xúc với mầm bệnh. Có như vậy từ đó trẻ mới ý thức được trong việc tự bảo vệ bản thân khi không có mẹ bên cạnh. Đồng thời, các mẹ hãy dạy trẻ tầm quan trọng của việc rửa tay, che miệng khi ho và hắt hơi, điều này sẽ một phần làm ngăn sự xâm nhập của virus cúm.

Để việc đảm bảo sức khỏe cho trẻ là tốt nhất, các mẹ hãy khuyến khích môi trường mà trẻ tiếp xúc nhiều nhất như trường học, lớp mầm non dạy trẻ có những thói quen lành mạnh, tốt nhất cho sức khỏe.

4. Trang bị cho trẻ những sản phẩm khử trùng khi trẻ đến lớp

Đối phó với bệnh cúm, các mẹ hãy chú ý đến chi tiết nho nhỏ đó là những sản phẩm giúp vệ sinh diệt khuẩn ở tay và chân. Các mẹ hãy mua cho trẻ chai thuốc rửa tay, bánh xà phòng tiệt trùng… để mang theo ba lô khi trẻ đến trường và phải chắc chắn rằng trẻ biết cách sử dụng nó như thế nào. Đây là chi phí rất nhỏ so với khoản viện phí khổng lồ mà các mẹ phải chi trả khi trẻ đã bị nhiễm bệnh.

5. Không để trẻ tiếp xúc với người đang có bệnh cúm

Nếu không muốn trẻ bị bệnh và không cần đến sự trợ giúp của thuốc giảm sốt hay bất cứ loại thuốc nào chữa trị bệnh cúm, một việc rất quan trọng là các mẹ hãy không để con của mình tiếp xúc với những đứa trẻ bị bệnh khác, hoặc với ngay chính bản thân các mẹ khi bị cúm cũng không nên để cho con đến gần khi cơn sốt, hoặc những biểu hiện của bệnh cúm của mình qua đi ít nhất 24 giờ.

Các mẹ hãy nắm bắt các bài học ngăn chặn bệnh cúm, nói chuyện với con em mình, chia sẻ các kinh nghiệm với những nơi trẻ thường xuyên tiếp xúc… để chắc chắn rằng bạn không phải lao đao khi con nhiễm bệnh.

Chia sẻ