Bác sĩ CKI Đỗ Quang Khải - Linh hồn của Klain Beauty Center
Ngày còn bé, tôi vẫn hay nghe ba nói về những “thiên sứ áo trắng” họ là những con người phi thường, bởi họ đã cứu vớt và mang lại sự sống cho con người. Khi lớn lên một xíu, tôi biết thêm về cụm từ “Bác sĩ thẩm mỹ”, bác sĩ này không cứu người như ba vẫn nói mà họ chỉ làm đẹp cho con người bằng phương pháp can thiệp dao kéo. Cùng với sự ra đời của ngành thẩm mỹ, những hệ lụy từ việc thẩm mỹ để lại, tôi dường như có ác cảm về những vị bác sĩ này, bởi bác sĩ thẩm mỹ chỉ biết “ăn tiền” của người khác mà ít khi chịu trách nhiệm về những biến chứng xảy ra.
Sau 4 năm miệt mài trên giảng đường đại học, tôi tốt nghiệp loại ưu chuyên ngành Báo chí. Tuy nhiên, cuộc sống này “Việc chọn người chứ người không chọn việc”, tôi “bén duyên” trở thành nhân viên marketing cho một Trung tâm thẩm mỹ. Từ đây, nhận thức về những vị bác sĩ thẩm mỹ trong tôi dần dần thay đổi.
Công việc của một nhân viên Marketing ở đây thường không tiếp xúc với đội ngũ y bác sĩ gì nhiều, chỉ là đi qua và chào hỏi nhau. Và rồi, một ngày đẹp trời, tôi được đưa xuống bộ phận livestream tại phòng mổ, từ đây, tôi tiếp xúc và trò chuyện với nhân viên y tế, đặc biệt là với bác sĩ Đỗ Quang Khải, tôi như hiểu thêm hơn về tính chất công việc của ngành nghề này.
Tôi làm việc trực tiếp cùng bác sĩ Khải, sau khi bác Khải làm xong một ca phẫu thuật nào đó, nhân viên y tế sẽ gọi tôi vào livestream về chia sẻ chuyên môn của bác về quá trình trước và sau phẫu thuật của từng khách hàng, giải đáp thắc mắc trên livestream trực tiếp. Còn nhớ những ngày đầu, bước vào phòng mổ tôi rất sợ, mỗi lần khi thực hiện công việc xong, tôi chạy ra ngoài nôn tới mật xanh. Thế nhưng, nhờ sự động viên từ bác Khải “Từ từ rồi em sẽ quen”, tôi dần thích nghi và bây giờ, công việc vào phòng mổ dường như không còn đáng sợ như trước và cái nhìn khách quan về bác sĩ thẩm mỹ.
Ông bà ta có câu “Ở trong chăn mới biết chăn có rận”, có trong nghề mới biết nỗi vất vả của nghề.
Ở nước ta, nhu cầu làm đẹp nhất là làm đẹp bằng phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ vẫn chưa được xem là chính đáng. Đáng buồn là một số bộ phận lại cho rằng, những người thực hiện phương pháp thẩm mỹ được xem là vớ vẩn, là có vấn đề. Chính vì vậy mà những người đi thẩm mỹ thường phải trốn tránh, có khi trốn cả tuần, cả tháng không dám lộ diện vì sợ dèm pha của thiên hạ. Bên cạnh đó, bác sĩ thẩm mỹ cũng chả hơn kém gì, họ được coi như tà đạo, chặt chém không minh bạch. Không được công nhận năng lực và tài năng, mặc dù họ đã được đào tạo và tu nghiệp ở các nước phát triển.
Kết thúc một năm không mấy trọn vẹn với ngành thẩm mỹ, khi mà những bệnh viện, cơ sở để xảy ra những biến chứng, các bài phốt về thẩm mỹ hỏng ngày một nhiều, trong đó có cả gây chết người. Bất cứ ngành nghề nào cũng đều có sai sót, bởi trên đời không một cái gì là hoàn hảo. Thẩm mỹ cũng thuộc về ngành y tế, thế nhưng, sai sót trong ngành thẩm mỹ được lên án một cách gay gắt nhất, những lời lẽ cay nghiệt, miệt thị không những dành cho bác sĩ mà ngay cả những khách hàng đều bị gánh chịu. Bệnh nhân là tội đồ và bác sĩ cũng là tội đồ, chưa bao giờ người ta thấy một lời khen hay một lời tôn vinh nào đó với thầy thuốc làm công tác thẩm mỹ. Thật là trăm dâu đổ đầu tằm.
Có một lần, sau khi xong công việc, tôi có hỏi tại sao nghề này không được lòng mọi người mà bác Khải vẫn chọn vậy, lau nhẹ những giọt mồ hôi, bác Khải khẽ nói: “10 năm trước khi chưa vào nghề, bác đã từng công tác tại khoa cấp cứu tại bệnh viện. Hàng ngày, nhìn thấy những cảnh đau đớn, sinh ly tử biệt mà bản thân không thể làm gì được, bác cảm thấy bất lực. Khi chuyển qua nghề thẩm mỹ, bác cảm nhận được niềm vui nhiều hơn từ kết quả của khách hàng. Mỗi khi làm ra một chiếc mũi đẹp, một đôi mắt xinh, cảm nhận được sự hài lòng cùng với nụ cười của khách hàng, bác cảm nhận được đây đúng là giá trị mình nhận được”.
Mọi người vẫn thường bảo nhau rằng ”Bác sĩ thích làm kinh doanh thì nên trở thành bác sĩ thẩm mỹ” điều này vô hình chung làm tăng thêm cái nhìn tiêu cực về nghề này.
“Mỗi bác sĩ sẽ có một mục tiêu và định hướng riêng, riêng bác đã trót "bén duyên" với ngành thẩm mỹ. Bác sĩ ở ngành nào cũng vậy, làm nghề trước tiên cũng vì mục đích nuôi sống bản thân và gia đình, bác cũng không ngoại lệ. Nhưng hơn hết, bác may mắn khi được mọi người biết đến và tin tưởng, điều này góp phần làm bác vững tin vào nghề”- Bác sĩ Khải thì thầm.
Cùng với sự vận động của xã hội hiện đại, xu hướng thẩm mỹ cũng đang trên đà chuyển mình vượt bậc. Sự thay đổi xu hướng qua từng năm, khiến cho các bác sĩ cũng phải sáng tạo ra những phương pháp làm đẹp bắt kịp thời đại. Trãi qua hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề, bác sĩ Đỗ Quang Khải cũng nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi trong những lần tu nghiệp trong và ngoài nước để từ đó có những thay đổi để phù hợp hơn. Hơn 10 năm kinh nghiệm đó, điều mà bác sĩ Khải tự hào chất có lẽ là đã tạo ra dáng mũi L-line.
Phần lớn người châu Á thường thích dáng mũi mềm mại S-line, nhưng trong số đó không ít người vẫn thích vẻ đẹp lai Tây với dáng mũi cao, thẳng. Xem xét ở khía cạnh này, bác sĩ Khải quyết định nghiên cứu kỹ hơn và cho ra đời dáng mũi L-line. Ban đầu, Bác sĩ Khải cũng chưa nghĩ ra việc đặt tên cho dáng mũi này là L-line. Tuy nhiên, trong một lần tình cờ tái khám cho một vị khách nam thực hiện phương pháp này, sau khi khách ra về, nhìn theo góc nghiêng rất giống với cấu trúc chữ L úp, từ đó dáng mũi có tên L-line đã ra đời.
“Bác sĩ thẩm mỹ cũng giống như 1 nghệ sĩ, mỗi tác giả đều có những tác phẩm để đời và tác phẩm của bác chính là dáng mũi L-line” - Bác sĩ Khải “Cười”.
Trước đây, khách hàng khi đến với bác Khải đều muốn bác làm cho giống với diễn viên A, diễn viên B nào đó. Tuy nhiên, bây giờ mỗi khách hàng khi đến đây đều mong muốn bác Khải giải quyết được khuyết điểm của bản thân nhưng cùng với đó là phải hài hòa với khuôn mặt. Đây là sự thay đổi rất lớn, vẻ đẹp giống nhau giờ đây được thay đổi bằng vẻ đẹp riêng, mang dấu ấn của từng người.
Những đứa trẻ như tôi, ngày bé hay được nghe những câu chuyện về thiên sứ áo trắng “Lương y như từ mẫu” vô cùng tài năng, đức độ. Công việc của bác sĩ là cứu người, từ đó họ trở thành tượng đài vô cùng to lớn trong lòng. Chính vì vậy mà, sau này khi nghe được có những bác sĩ không đi cứu người, họ chỉ làm đẹp cho bệnh nhân rồi lấy thật nhiều tiền. Hiển nhiên, trong tâm thức, những vị bác sĩ ấy đã không còn là những thiên sứ áo trắng.
Được tiếp xúc nhiều lần với bác sĩ Khải qua công việc, mỗi ngày tôi được nghe những câu chuyện về khách hàng, về chuyên môn, cũng như những trăn trở mà các bác sĩ ngành thẩm mỹ đang gặp phải. Trong một lần khi nghe đến câu “Là bác sĩ thẩm mỹ thì không còn là bác sĩ nữa” đoạn này giọng bác dường như trầm xuống hẳn, nghe chua chát. Điều này cũng không hoàn toàn vô lý, bởi bác sĩ thẩm mỹ không phải là bác sĩ chữa bệnh, cứu người, những bác sĩ này chẳng cứu chữa cho ai mà chỉ đi quảng cáo rầm rộ và lấy tiền của người khác.
Điều này quả là đáng buồn cho những bác sĩ thẩm mỹ, bởi vì họ cũng mang lại niềm vui, hạnh phúc cho những bệnh nhân. “Đã khoác trên mình chiếc áo blouse trắng, thì tất cả các bác sĩ đều có sứ mệnh chung là đem lại sức khỏe cho người bệnh. Riêng đối với ngành thẩm mỹ, bệnh nhân ngành này có phần “đặc biệt”, vì những người tìm đến thẩm mỹ không mắc bệnh, họ chỉ muốn tìm niềm vui, hạnh phúc đúng nghĩa từ là sự hoàn thiện vẻ đẹp của bản thân” - Bác sĩ Khải chia sẻ.
Phẫu thuật thẩm mỹ cũng là phép nhiệm màu, các bác sĩ thẩm mỹ chính là “bà tiên, ông bụt” biến hóa giúp mọi người thay đổi diện mạo để trở nên xinh đẹp, tự tin. Ở một cái nhìn khách quan, bác sĩ Khải luôn đắn đo, cân nhắc mỗi khi thực hiện một dịch vụ thẩm mỹ cho khách hàng, không phải cứ lấy tiền là xong mà bên cạnh đó, cũng phải nghiên cứu thực hiện làm sao để đem lại kết quả mong muốn cho họ.
Ngoài những thời gian trong phòng mổ, bác sĩ Đỗ Quang Khải thường xuyên đi kiểm tra tình hình công việc của các bộ phận: Bộ phận thay băng cắt chỉ hôm nay như thế nào, bộ phận chăm sóc khách hàng có làm tốt hay không, bộ phận điều dưỡng có ân cần chu đáo với từng bệnh nhân?... đó là những câu hỏi mà mỗi ngày bác Khải luôn quan tâm. Nếu như các bác sĩ khác chữa bệnh, cứu người thì bác sĩ thẩm mỹ vẫn ngày đêm làm đẹp cho đời bằng cách tạo ra vẻ bề ngoài xinh đẹp cho những khách hàng có khiếm khuyết về vẻ bề ngoài. Họ vẫn xứng đáng là những thiên sứ áo trắng.
Bỏ ngoài tai những điều không hay về bác sĩ thẩm mỹ, bác sĩ Đỗ Quang Khải vẫn miệt mài, cần mẫn trong từng ca phẫu thuật. Ngoài những giờ làm việc, bác sĩ Khải luôn nghiên cứu xu hướng làm đẹp hiện đại để đáp ứng nhu cầu của khách hàng tìm đến. Dựa trên phiên bản cũ, cho ra đời phiên bản mới hoàn hảo hơn.
“Nhìn nụ cười rạng rỡ trên mặt của khách hàng, bác cảm thấy công việc mình đang làm có ý nghĩa. Bất kỳ ai quyết định làm đẹp cũng là để tự tin hơn trong cuộc sống. Một khi tự tin vào bản thân, mọi người có thể làm mọi thứ thành công. Cho dù sau này không được thành công như trước, bác không hề hối hận, vẫn khẳng định lựa chọn của mình đúng đắn” - Nụ cười vẫn rạng rỡ trên môi mỗi khi bác sĩ Khải kể về những câu chuyện đã trải qua trong từng ấy năm trong nghề.