Đồ chơi không chỉ là món quà mua niềm vui chốc lát, đó là cả thế giới của sáng tạo và ước mơ - Ảnh 1.

Đồ chơi không chỉ là món quà mua niềm vui chốc lát, đó là cả thế giới của sáng tạo và ước mơ - Ảnh 2.

Năm 2019, Đề tài “Nghiên cứu giải pháp phát triển hệ thống đồ chơi phục vụ hoạt động giáo dục trẻ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non” do nhóm tác giả Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương thực hiện đã chỉ ra tầm quan trọng của đồ chơi trong sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.

Nghiên cứu khẳng định, cùng với sự liên hệ mật thiết giữa mẹ và bé, đồ chơi là một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến sự phát triển nhận thức ở giai đoạn 0 – 5 tuổi. Đồ chơi ở giai đoạn sơ sinh sẽ tác động tích cực đến IQ của trẻ và biểu hiện khi trẻ lên 3 tuổi. Hay nói một cách khác, đồ chơi không chỉ đơn thuần là đồ vật cho trẻ chơi đùa, mà còn là cuốn sách giáo khoa để trẻ nhỏ học hỏi, khám phá thế giới, từ đó trưởng thành theo cách riêng của từng trẻ.

Đồ chơi không chỉ là món quà mua niềm vui chốc lát, đó là cả thế giới của sáng tạo và ước mơ - Ảnh 3.

Năm 2018, Viện Nhi khoa Hoa Kỳ đã công bố nghiên cứu về lựa chọn đồ chơi trẻ em trong kỷ nguyên số. Theo đó, bác sĩ Alan Mendelsohn - một trong những tác giả tham gia nghiên cứu cũng khẳng định: Đồ chơi phù hợp với độ tuổi sẽ giúp trẻ phát triển trí não, nuôi dưỡng khả năng sáng tạo. Điều này không có gì ngạc nhiên, bởi chơi là phương thức giao tiếp chính của trẻ, là hoạt động mà trẻ thể hiện tính cách, con người của mình. Thông qua hoạt động chơi, trẻ nhận ra khả năng của bản thân, đưa ra quyết định và hành động độc lập với người lớn. 

Đồ chơi không chỉ là món quà mua niềm vui chốc lát, đó là cả thế giới của sáng tạo và ước mơ - Ảnh 4.

Ngành Tâm lý học đã trở thành một phần của chương trình giảng dạy tại Học viện Công nghệ Thời trang tại New York (Mỹ) - nơi cấp bằng thiết kế đồ chơi đầu tiên của Mỹ. Thật thú vị khi phần lớn các nhà thiết kế đồ chơi tại các nước phương Tây chính là các nhà tâm lý học, hoặc được đào tạo sâu về tâm lý học. Sự am hiểu sâu sắc về tâm lý học trẻ em đặc biệt quan trọng trong việc thiết kế đồ chơi. Để thiết kế đồ chơi, người thiết kế phải hiểu được hành vi nào là điển hình cho trẻ ở từng nhóm tuổi, khả năng xã hội, tinh thần, thể chất của các nhóm tuổi ra sao… từ đó đưa ra các mẫu thiết kế tối ưu nhất, để chinh phục được cảm xúc của trẻ nhỏ, cũng giúp trẻ phát triển kỹ năng.

Tuy nhiên, như nghiên cứu của Viện Nhi khoa Hoa Kỳ, đồ chơi chỉ có giá trị thiết thực khi “phù hợp”. Đó là phù hợp với độ tuổi, phù hợp về số lượng và phù hợp về chất lượng.

Đồ chơi không chỉ là món quà mua niềm vui chốc lát, đó là cả thế giới của sáng tạo và ước mơ - Ảnh 5.

Đồ chơi không chỉ là món quà mua niềm vui chốc lát, đó là cả thế giới của sáng tạo và ước mơ - Ảnh 6.

Giáo sư Trawick Smith của Đại học Đông Connecticut, Hoa Kỳ, đã có nhiều năm nghiên cứu và khẳng định: đồ chơi khác nhau tác động đến hành vi của trẻ con theo những cách khác nhau, ảnh hưởng mạnh mẽ đến suy nghĩ của trẻ. 

Thậm chí, Giáo sư Trawick Smith còn cho rằng: giáo viên mầm non  nên quan sát cách trẻ chơi với đồ chơi để xem món đồ đó có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển về giao tiếp xã hội, trí tuệ và sáng tạo của trẻ hay không. Nếu câu trả lời là không, món đồ chơi đó cần phải được loại bỏ.

Ngày nay, ngành công nghiệp sản xuất đồ chơi ngày càng bùng nổ mạnh mẽ, với sự đa dạng, phong phú về mẫu mã và chủng loại. Điều này một mặt cung cấp vô vàn lựa chọn cho trẻ, nhưng một mặt sẽ tạo ra những hệ lụy khó lường khi ba mẹ “vô tình” lựa chọn đồ chơi có tính bạo lực. Trong khi đó, trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi chưa nhận thức được lợi - hại của một món đồ chơi, còn cha mẹ lại rất dễ bị “gục ngã” trước những đòi hỏi của bé. 

Đồ chơi không chỉ là món quà mua niềm vui chốc lát, đó là cả thế giới của sáng tạo và ước mơ - Ảnh 7.

Thực tế, hiểu biết của cha mẹ Việt về đồ chơi chưa nhiều, cũng như kiến thức về tâm lý học còn hạn chế. Không ít cha mẹ nghĩ đơn giản rằng, đồ chơi chỉ là thứ mang đến niềm vui nhất thời, khó mà tác động được tới sự hình thành tâm lý, nhân cách, trí tuệ của trẻ. Nhờ đó mà thị trường đầy rẫy các loại đồ chơi không nhãn mác được bán đại trà và không có sự chứng minh về chất lượng như: sản xuất bằng chất liệu gì, sản xuất tại đâu, hay thậm chí loại đồ chơi đó dành cho độ tuổi nào.

Việc chơi đồ chơi không phù hợp và không đảm bảo sẽ có nguy cơ gây ra những vấn đề nghiêm trọng với sức khỏe thể chất cũng như tâm lý của trẻ. Ví dụ, ở lứa tuổi sơ sinh và mầm non, trẻ cần những đồ chơi đủ lớn để tránh bị nuốt phải, cũng không được có cạnh sắc nhọn tránh bị thương tích khi chơi đùa. 

Đồ chơi không chỉ là món quà mua niềm vui chốc lát, đó là cả thế giới của sáng tạo và ước mơ - Ảnh 8.

Tác hại nhất là đồ chơi được sản xuất không an toàn như sử dụng nhựa tái chế, các loại sơn rẻ tiền, thậm chí là chất liệu phế thải bị nhiễm độc chì, nhiễm độc dioxin hay có nam châm…Thói quen đưa mọi thứ vào miệng để khám phá của trẻ khiến trẻ dễ dàng nuốt phải những chất độc vô hình, âm thầm và ảnh hưởng tới sức khỏe lâu dài của trẻ mà ba mẹ không nhận ra được.

Khi phương tiện truyền thông phát triển, đã có không ít phụ huynh hiểu được tác hại của đồ chơi không rõ nguồn gốc, và tìm đến đồ chơi có xuất xứ, nhãn mác rõ ràng, đặc biệt là đồ chơi nhập khẩu từ châu Âu. Do những tiêu chuẩn kiểm định khắt khe, nên đồ chơi Châu Âu đảm bảo tính an toàn tuyệt đối. Bên cạnh đó, nhãn mác đồ chơi luôn có hướng dẫn chi tiết về lứa tuổi khuyên dùng, thông điệp, cũng như cách sử dụng… 

Đồ chơi không chỉ là món quà mua niềm vui chốc lát, đó là cả thế giới của sáng tạo và ước mơ - Ảnh 9.

Giá thành của những món đồ chơi nhập khẩu châu Âu cũng không phải quá đắt đỏ. Đơn cử như thương hiệu đồ chơi Polesie - hãng đồ chơi nhập khẩu Châu Âu chuyên dành cho trẻ em từ 0-5 tuổi… chỉ có mức giá dao động từ 39 ngàn đồng đến vài trăm ngàn.

Những nhãn hàng đồ chơi nhập khẩu châu Âu như thế này cũng luôn có gợi ý hữu ích cho khách hàng khi họ lựa chọn đồ chơi cho trẻ. Ví dụ như xúc xắc tạo ra âm thanh là thứ yêu thích của trẻ sơ sinh, còn đồ chơi với những mảng màu sắc tương phản rất hấp dẫn sẽ kích thích thị giác phát triển của trẻ, thậm chí với những loại đồ chơi thả hình, còn tạo ra cơ hội để trẻ tìm hiểu về màu sắc, hình khối, từ đó phát triển tính logic cho trẻ....

Ngoài ra, mỗi đồ chơi đều có tác dụng khác nhau trong việc phát triển của trẻ mà cha mẹ nên biết. Có một số nhóm đồ chơi chính như: đồ chơi phát triển vận động (xe chòi chân, đồ chơi xây dựng …), đồ chơi phát triển trí não (bộ xếp hình, bộ lắp ghép…), đồ chơi phát triển xã hội (ô tô, máy bay, tàu thủy…), đồ chơi hướng nghiệp (bộ bác sĩ, xe cảnh sát tuần tra, bộ cơ khí…)…

Đồ chơi không chỉ là món quà mua niềm vui chốc lát, đó là cả thế giới của sáng tạo và ước mơ - Ảnh 10.

Rõ ràng, đồ chơi đóng một vai trò thiết yếu trong sự phát triển của trẻ em trong suốt thời thơ ấu. Thông qua việc chơi đùa với đồ chơi, trẻ học về con người, về thế giới xung quanh. Đồ chơi giúp trẻ sáng tạo và vận hành từ chính trí tưởng tượng. Đồ chơi có thể là nền tảng cho tình bạn khi trẻ học sẻ chia, yêu thương đồng thời, giúp trẻ khám phá ra bản thân và hướng nghiệp cho trẻ…

Trẻ càng được chơi, càng vui thích bao nhiêu thì càng phát triển bản thân tối đa bấy nhiêu, từ đó trẻ càng có cơ hội để thành công bấy nhiêu. Dĩ nhiên, đồ chơi phải làm tròn nhiệm vụ thúc đẩy các kỹ năng tiềm tàng ở trẻ trên mọi bình diện, từ thể chất, ngôn ngữ, cảm xúc, xã hội… cho đến tư duy logic và phản biện. Nói cách khác, tương lai của trẻ được quyết định một phần không nhỏ bởi những món đồ chơi mà trẻ gắn bó trong những năm tháng đầu đời. 

Theo nghiên cứu của Tập đoàn bán lẻ Argos. Họ phát hiện ra rằng, hơn 60% người trưởng thành làm việc trong lĩnh vực thiết kế, như kiến trúc sư và nhà thiết kế, thích chơi với các khối xây dựng khi còn nhỏ. Trong khi đó, nhà nhân chủng học tiến hóa Gwen Dewar khẳng định những đứa trẻ thành thạo với các đồ chơi lắp ghép sở hữu thành tích toán học cao hơn khi học lên bậc trung học.

Đồ chơi không chỉ là món quà mua niềm vui chốc lát, đó là cả thế giới của sáng tạo và ước mơ - Ảnh 11.

Bởi vậy, mỗi món đồ chơi cho trẻ không chỉ đơn thuần là một niềm vui chốc lát mà còn có thể là rất nhiều hạt giống của tâm hồn, của trí tuệ, của ước mơ, của sự chia sẻ được cha mẹ gieo vào lòng trẻ. Các bé sẽ gắn bó với “người bạn mới” ấy lâu dài để nhận thức được rằng: đó là một món quà giá trị. Từ đó, trẻ càng thêm nỗ lực hoàn thiện bản thân.

Thế giới đồ chơi lúc nào cũng rộng lớn và chứa đựng muôn vàn điều kỳ diệu. Đó là nơi mà trẻ đắm chìm trong đó với những khát khao nguyên sơ, với những tưởng tượng bay bổng bất tận, với những tò mò háo hức trong trẻo hồn nhiên. Cha mẹ hoàn toàn có thể bước chân vào thế giới thần tiên ấy, mang đến cho trẻ những bất ngờ thú vị, cùng trẻ xây đắp và sáng tạo không ngừng với những món đồ chơi được chọn bằng muôn vàn yêu thương.

Đồ chơi không chỉ là món quà mua niềm vui chốc lát, đó là cả thế giới của sáng tạo và ước mơ - Ảnh 12.