test
Bí ẩn đằng sau mâm cỗ Tết truyền thống:Nguyên tắc tứ trụ của miền Bắc và triết lý ngũ hành của miền Nam - Ảnh 1.

Dù ở miền Nam hay miền Bắc, các gia đình đều tỉ mỉ và cầu kỳ trong việc bày soạn, chuẩn bị thức ăn cúng Tết, nhất là đối với các chị em phụ nữ. Ai ai cũng muốn cả nhà mình được ăn một cái Tết thật linh đình, trang trọng nhất có thể.  

Những mâm cỗ, mâm cúng Tết chứa đựng nhiều giá trị thiêng liêng, vừa hàm chứa ẩn nghĩa về tín ngưỡng thờ phụng tổ tiên của những gia đình Việt, vừa thể hiện rõ nét bản sắc văn hóa truyền thống lâu đời trong dịp Tết nguyên đán đầu năm, góp phần làm vẹn tròn một mùa Xuân sum vầy.

Mâm cơm cúng ngày Tết hai miền Nam - Bắc với sự tư vấn của nghệ nhân ẩm thực Đoàn Thu Thủy

Bí ẩn đằng sau mâm cỗ Tết truyền thống:Nguyên tắc tứ trụ của miền Bắc và triết lý ngũ hành của miền Nam - Ảnh 3.

Mâm cơm Tết được dâng lên bàn thờ đầu tiên phải kể đến mâm cơm Giao thừa hay còn được gọi là mâm Trừ Tịch. Đây là một nghi thức quan trọng trong tín ngưỡng thờ tổ tiên của người Việt. Là dịp để con cháu bày tỏ lòng hiếu kính với ông bà đã khuất, khấn vái mời ông bà về sum vầy đôi ba ngày Tết với gia đình, cũng như cầu mong tổ tiên phù hộ xua đi những xui xẻo, mang lại may mắn trong năm mới. Mâm cúng Giao thừa này có thể tổ chức vào buổi trưa hay buổi chiều 30, tùy vào truyền thống riêng của mỗi gia đình.

Bí ẩn đằng sau mâm cỗ Tết truyền thống:Nguyên tắc tứ trụ của miền Bắc và triết lý ngũ hành của miền Nam - Ảnh 4.

Ngoài ra, mâm ngũ quả và hoa lá chưng Tết cũng được chuẩn bị vào thời gian Giao thừa. Mâm ngũ quả của hai miền Nam và Bắc có sự khác biệt rõ rệt. Nếu miền Bắc thường bày các loại trái cây như: Chuối, bưởi, cam, quất, táo hay phật thủ thì miền Nam lại bày mâm quả theo ý nghĩa đậm chất dân dã thật thà: Mãng cầu, quả dừa xiêm be bé, đu đủ, xoài. Tức là cầu - dừa (vừa) -  đủ -  xài (xoài), với hy vọng năm mới mọi thứ tiền tài đến vừa đủ để tiêu xài.

Bí ẩn đằng sau mâm cỗ Tết truyền thống:Nguyên tắc tứ trụ của miền Bắc và triết lý ngũ hành của miền Nam - Ảnh 5.

Sau mâm cơm cúng Giao thừa, các bà các mẹ lại lao vào công việc chuẩn bị mâm cỗ thật thịnh soạn để cúng kiếng vào ngày mồng 1 Tết. Ở miền Bắc, mâm cỗ Tết thường được các bà, các mẹ tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc: Phải có 4 bát 4 đĩa, không kể xôi, nước chấm và dưa hành, tượng trưng cho tứ trụ, 4 mùa, 4 phương. 4 bát bao gồm: Canh bóng thả, chân giò hầm măng khô, mọc nấm thả và miến. 4 đĩa bao gồm: Thịt gà, nem rán, bánh chưng, giò lụa (hoặc chả quế, giò thủ). Các món bày trên đĩa thường mang ra dùng trước, còn các món bày trong bát thì dùng sau.

Bí ẩn đằng sau mâm cỗ Tết truyền thống:Nguyên tắc tứ trụ của miền Bắc và triết lý ngũ hành của miền Nam - Ảnh 6.

Món tráng miệng trong mâm cỗ miền Bắc cũng rất đa dạng với nhiều loại mứt và trái cây khác nhau như: Mứt quất, mứt gừng, mứt sen, ô mai mơ, hồng khô. Đặc biệt là món chè kho thơm ngọt được xào rất kỹ từ đậu xanh và đường là món tráng miệng gần như không thể thiếu trong mâm cỗ Tết ở miền Bắc.


Bí ẩn đằng sau mâm cỗ Tết truyền thống:Nguyên tắc tứ trụ của miền Bắc và triết lý ngũ hành của miền Nam - Ảnh 7.

Ngoài ra, gia đình nào khá giả có thể làm mâm cỗ to hơn với 6 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa, thêm một số món rất đặc sắc như cá chép, cá trắm kho riềng, tôm sú hấp, nộm su hào/ đu đủ,… Chưa hết, mâm cỗ miền Bắc, nhất là của người Hà Nội gốc còn được chuẩn bị đậm chất cổ truyền dân tộc khi lựa chọn nguyên vật liệu theo tiêu chí của các cụ ngày xưa. Ví dụ như: Đĩa xôi gấc phải thật tươi với màu đỏ cam rực thể hiện mong ước đón nhiều tài lộc trong năm mới, hoặc thịt gà luộc phải là thịt gà trống thiến,…

Bí ẩn đằng sau mâm cỗ Tết truyền thống:Nguyên tắc tứ trụ của miền Bắc và triết lý ngũ hành của miền Nam - Ảnh 8.


Bí ẩn đằng sau mâm cỗ Tết truyền thống:Nguyên tắc tứ trụ của miền Bắc và triết lý ngũ hành của miền Nam - Ảnh 10.

Người miền Nam không quá tuân thủ các quy tắc khe khắt mà thường làm mâm cúng theo đúng điều kiện gia cảnh của mình.

Mâm cơm Tết của người miền Nam có một số món tuyệt nhiên không thể thiếu. Đó chính là khổ qua nhồi thịt, thịt kho hột vịt nước dừa, tôm khô củ kiệu,  gỏi ngó sen, lạp xưởng, đặc biệt là bánh tét, bánh ít. Ngoài ra, trong một số gia đình truyền thống hơn, đậm nét dân dã miền Tây Nam Bộ hơn thì có thêm món lẩu cù lao hay cá tai tượng chiên xù cuốn bánh tráng. Hơn nữa còn có thêm món thịt nguội nhồi gà rút xương, món này tương đối cầu kỳ khó làm, chỉ xuất hiện trong mâm Tết của nhà nào khéo tay.


Bí ẩn đằng sau mâm cỗ Tết truyền thống:Nguyên tắc tứ trụ của miền Bắc và triết lý ngũ hành của miền Nam - Ảnh 11.
Bí ẩn đằng sau mâm cỗ Tết truyền thống:Nguyên tắc tứ trụ của miền Bắc và triết lý ngũ hành của miền Nam - Ảnh 12.

Món tráng miệng trong mâm cúng Tết miền Nam bao gồm nhiều loại mứt khác nhau, chủ yếu là từ trái cây như: Mứt dừa, mứt me, mứt mãng cầu, hay mứt từ một số củ quả khác như: Mứt củ năng, mứt bí, hoặc một số loại kẹo bánh ngọt, hạt dưa, hạt bí, hạt hướng dương. Ngoài ra, ở miền Nam còn có món tráng miệng rất đặc biệt đó là cơm rượu.

Có vẻ “bất quy tắc” là thế, nhưng ít ai biết được rằng, mâm cơm cúng Tết kể trên từ lâu đã được người miền Nam khéo léo ứng dụng triết lý ngũ hành âm dương: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Theo đó, mỗi món ăn trong mâm cúng Tết đều mang một tính chất thể hiện một trạng thái ngũ hành, giúp cân bằng năng lượng trong cơ thể.

Bí ẩn đằng sau mâm cỗ Tết truyền thống:Nguyên tắc tứ trụ của miền Bắc và triết lý ngũ hành của miền Nam - Ảnh 13.

Ví dụ như món thịt kho hột vịt, cho ta vị mặn, ứng với hành Thủy. Ngoài ra, về cơ bản trong món này, với trứng vịt tròn tượng trưng cho dương, khối thịt vuông tượng trưng cho âm đã được người miền Nam vận dụng linh hoạt nguyên lý hài hòa âm dương. Món dưa giá củ kiệu cho ta vị chua, ứng với hành Mộc. Hai món này, ăn với nhau rất hợp, tạo nên sự hài hòa, không quá mặn, không quá ngấy, lại chẳng quá chua buốt. Đúng với nguyên tắc ngũ hành là Thủy và Mộc là hai nguyên tố bổ trợ nhau.

Vị đắng của khổ qua trong món khổ qua nhồi thịt ứng với hành Hỏa. Ngoài ra, ăn món này vào ngày đầu năm mới cũng là một cách chơi chữ của người Nam Bộ với ước mong mọi khó khăn khổ ải của năm cũ sẽ qua đi để đón chào một năm mới tốt đẹp hơn. Món thứ tư là bánh mứt nói riêng và vị ngọt trong đại đa số các món ăn của người miền Nam nói chung cho ta vị ngọt, ứng với hành Thổ. Cuối cùng, người miền Nam rất thích ăn cay, đa số khi ăn ai cũng cắn trái ớt tươi, hay các món nước chấm đều phải cay và chính vị cay này ứng với hành Kim.

Bí ẩn đằng sau mâm cỗ Tết truyền thống:Nguyên tắc tứ trụ của miền Bắc và triết lý ngũ hành của miền Nam - Ảnh 14.

Mâm cỗ, mâm cúng Tết của hai miền Nam - Bắc tuy có nhiều điểm khác nhau trong cả các món ăn, cách bày trí cho đến những nguyên tắc bí ẩn, không kém phần ý nghĩa đằng sau nhưng suy cho cùng đều mang giá trị vô cùng to lớn trong đời sống người Việt: Thể hiện rõ bản sắc văn hóa dân tộc mỗi khi Xuân về, Tết đến và giúp kết nối các thành viên trong gia đình lại với nhau cho vẹn tròn một Tết sum vầy, đầm ấm.

Bí ẩn đằng sau mâm cỗ Tết truyền thống:Nguyên tắc tứ trụ của miền Bắc và triết lý ngũ hành của miền Nam - Ảnh 16.
Minh Đăng
Picavang - NVCC
KingPro
Bi, Phương Anh
14/2/2017