Trên Twitter cá nhân, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đã từng chia sẻ một danh sách các nhà lãnh đạo truyền cảm hứng cho ông trong năm 2008. Mỗi người trong số họ đều góp phần quyết định vào việc "xây dựng tương lai tốt hơn" - một tương lai mà họ muốn thấy trên khắp thế giới này.  

Anh hùng khí hậu Hoàng Thị Minh Hồng: Thà thắp lên một ngọn nến còn hơn ngồi đó nguyền rủa bóng tối

"Tôi có thể nói với mọi người điều tôi thực sự tin", ông Obama nói, "Đó là nếu chúng ta chịu trách nhiệm liên quan đến số phận của chính mình, nếu chúng ta tham gia, nếu chúng ta nói ra, nếu chúng ta tình nguyện, nếu chúng ta thấy niềm vui đến từ các dịch vụ cho người khác, thì tất cả những vấn đề mà chúng ta gặp phải đều có thể giải quyết được. Điều quan trọng không phải là quy mô hành động, điều quan trọng là bạn sẽ thực hiện nó như thế nào.

Các nhà lãnh đạo như cô Hồng đã vận động phong trào thanh niên hành động vì thế giới xanh, sau khi trở thành người Việt Nam đầu tiên đặt chân đến Nam Cực".

Anh hùng khí hậu Hoàng Thị Minh Hồng: Thà thắp lên một ngọn nến còn hơn ngồi đó nguyền rủa bóng tối - Ảnh 2.

Anh hùng khí hậu Hoàng Thị Minh Hồng: Thà thắp lên một ngọn nến còn hơn ngồi đó nguyền rủa bóng tối - Ảnh 3.

Ông Obama nhắc đến "cô Hồng" - nhà hoạt động môi trường người Việt Nam. Người phụ nữ lĩnh xướng các sáng kiến ở Đông Nam Á, thúc đẩy bảo tồn năng lượng. Chị hiện là giám đốc, người sáng lập tổ chức xã hội dân sự CHANGE với sứ mệnh cổ vũ nâng cao nhận thức của cộng đồng về môi trường trong giới trẻ. Năm 2019, tạp chí Forbes bình chọn chị là một trong 50 người phụ nữ ảnh hưởng nhất tại Việt Nam. 

Anh hùng khí hậu Hoàng Thị Minh Hồng: Thà thắp lên một ngọn nến còn hơn ngồi đó nguyền rủa bóng tối - Ảnh 4.

Năm 1996, Hoàng Thị Minh Hồng khi đó mới 23 tuổi. Chị có công việc ổn định tại một tờ báo tiếng Anh tên tuổi, mức thu nhập khá cao. Cho đến một ngày, chị nhận được cuộc điện thoại "định mệnh" mà bản thân chưa bao giờ dám nghĩ, đó sẽ là bước ngoặt của cuộc đời mình. Người bạn đầu dây bên kia hỏi chị: "Hồng có thích đi thám hiểm Nam Cực không?".

Với một cô gái trẻ, mới ra trường và bắt đầu xây dựng sự nghiệp, đi Nam Cực thì... để làm gì? Nhưng tính chị lại hợp với "phi vụ" như thế này, chưa cần biết đi để làm gì, nghe thám hiểm thật khoái, lại được đi chơi miễn phí, chị liều đăng ký tham gia. 

Anh hùng khí hậu Hoàng Thị Minh Hồng: Thà thắp lên một ngọn nến còn hơn ngồi đó nguyền rủa bóng tối - Ảnh 5.

Qua nhiều vòng tuyển chọn nhọc nhằn, "đánh bại" những đối thủ nặng ký khác, Hoàng Thị Minh Hồng là cái tên được xướng lên, ghi danh người Việt Nam đầu tiên đến Nam Cực. Năm ấy, chị hùng hồn tuyên bố. "Tôi sẽ mặc áo dài và mang theo cờ Tổ quốc, để ghi dấu là người Việt Nam đã tới Nam Cực". Có lẽ, trong một phút giây hưng phấn, chị đã quên rằng ở Nam Cực nhiệt độ vào mùa đông có thể xuống tới âm 83 độ. 

Sau 3 tuần luyện tập vất vả ở Argentina, 3 ngày 3 đêm đi trên tàu thuỷ, đoàn thám hiểm gồm 35 bạn trẻ đến từ 25 quốc gia, cuối cùng đã tới Nam Cực. Giây phút thả bước chân đầu tiên lên khối băng tuyết, Hoàng Thị Minh Hồng cảm thấy sao mà tự hào và bản thân lại may mắn đến thế. 

Nam Cực đẹp. Trắng muốt đến hút tầm mắt. Biển xanh biếc trong vắt. Trời cũng xanh thăm thẳm. Những chú chim cánh cụt lạch bạch.

Mọi người hét ầm lên vì phấn khích, rồi lăn ra ném tuyết vào nhau. Lúc sau, tất cả đều lặng lẽ bước ra mỗi góc, đứng im và tự cảm nhận cảm xúc vỡ oà trong chính mình. Bất chợt, chị lôi ra từ trong balo một bộ áo dài màu xanh biếc, rồi từ từ khoác lên người đầy thướt tha. Trời thì lạnh, nhưng chị cố gồng.

Anh hùng khí hậu Hoàng Thị Minh Hồng: Thà thắp lên một ngọn nến còn hơn ngồi đó nguyền rủa bóng tối - Ảnh 6.

Chị nhờ mấy người bạn chụp giùm tấm ảnh. Trong hình là một cô gái Việt Nam với dáng hình nhỏ bé, đang dang rộng trên đôi tay lá cờ Việt Nam, nhưng trong suy nghĩ chất chứa nhiều hoài bão lớn lao: "Nếu đã may mắn được đặt chân đến Nam Cực, mình phải làm gì đó để trả lại cho thế giới này".

Ngày rời Nam cực trở về, điều đầu tiên để "trả nợ" thế giới, chị quyết định bỏ việc. "Mỗi ngày, đi làm từ sáng đến tối rồi nhận lương, nghĩ sao mình vô dụng cho xã hội quá" - chị nói. 

Chị bắt đầu đi khắp nơi để nói chuyện về Nam Cực, về môi trường. Chị liên hệ với hiệp hội các CLB UNSESCO Việt Nam, đăng ký làm thành viên danh dự, giao lưu và cùng tham gia các hoạt động xã hội. 

img
img
img
img

Robert Swan - trưởng đoàn thám hiểm Nam Cực năm 1997, người đầu tiên trong lịch sử nhân loại từng đi bộ đến cả Nam Cực và Bắc Cực, được chị xem như người thầy của mình. Chính Robert đã thay đổi suy nghĩ của chị, giúp Minh Hồng của năm 24 tuổi, hiểu về tình trạng trái đất nóng lên và biết thế nào là niềm đam mê thật sự.

Một năm sau, chị tổ chức "Cuộc hội ngộ Nam Cực". Đó là một cuộc hội ngộ không lớn, thời gian ngắn và ngân sách ít, nhưng cực thú vị. 6 người bạn nước ngoài đã sang Việt Nam cùng chị tham gia hàng loạt chương trình: gặp gỡ báo chí, nói chuyện môi trường ở các câu lạc bộ tiếng Anh, đến thăm các em nhỏ tại trường khuyết tật Nguyễn Đình Chiểu. Các bé không có đôi mắt sáng, nhưng lắng nghe chuyện Nam Cực rất chăm chú.

Trong những năm tiếp theo, chị chật vật kiếm tìm cho bản thân một công việc ổn định về môi trường. Dù người dân có vẻ hứng thú với câu chuyện về Nam Cực, nhưng khi được kêu gọi tổ chức các hoạt động môi trường ở địa phương, thời điểm đó thực sự không dễ dàng. Nhiều lúc, chị đâm ra chán nản. 

Chị dần cạn túi tiền, khi mà bao nhiêu khoản tiết kiệm của những năm tháng đi làm trước đó, chị đều đã tiêu sạch. Hồi còn ở Sài Gòn, suốt 6 tháng, chị phải đi sống nhờ nhà người quen. 

Năm 2000, cô gái trẻ vào làm cho một công ty PR, phụ trách các dự án môi trường xã hội. Chị thích nhất chương trình của Cathay Pacific, mà theo đó, mỗi năm tổ chức này lựa chọn các bạn trẻ đại diện của các nước đi Nam Phi để học về động vật hoang dã. Khi về nước, họ có nhiệm vụ tuyên truyền các thông điệp cho cộng đồng. Đấy chính là khoảng thời gian chị kiếm được những tình nguyện viên giỏi và máu lửa đầu tiên cho riêng mình. 

"Các em đã cùng tôi thực hiện một số dự án nhỏ về truyền thông môi trường, có lần đã thu thập được 10.000 chữ ký của người dân Việt Nam gửi tới Hội nghị Thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển Bền vững năm 2002 tại Nam Phi. Nhưng cũng phải đến năm 2002 khi bắt đầu làm cho Quỹ Quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên (WWF), tôi mới thật sự được làm các công việc môi trường mà mình mong mỏi".

img
img
img
img

Năm 2008, chị thuyết phục người lãnh đạo đưa chương trình Giờ Trái Đất - vốn là sáng kiến của WWF Úc - về Việt Nam. Đó là một nguồn cảm hứng dung dị nhưng cực ý nghĩa đối với chị thời điểm đó. Bởi chị kỳ vọng, Giờ Trái Đất sẽ là một chiến dịch nêu bật được thông điệp quan trọng, là ai cũng có thể làm được một việc nhỏ (tắt đi một bóng đèn), để giảm tác động lên môi trường, giảm phát thải, chống biến đổi khí hậu. Và quan trọng hơn, bảo vệ trái đất, bảo vệ môi trường là việc chung của tất cả chúng ta, không phải chỉ có người giàu, người giỏi mới có khả năng bảo vệ môi trường.

Năm đó, địa điểm đầu tiên được lựa chọn để phát động Giờ Trái Đất là Nhà hát lớn (Hà Nội) với một mức kinh phí nhỏ, nhưng sức ảnh hưởng vô cùng to lớn. Những nhận thức đầu tiên về môi trường bắt đầu được hình thành.

Một năm sau, khi chuyển vào Sài Gòn sinh sống, chị tiếp tục giúp WWF tổ chức Giờ Trái Đất tại Nhà hát thành phố, "lôi kéo" sự tham gia của hàng ngàn bạn trẻ, hàng chục doanh nghiệp lớn nhỏ. 

Đặc biệt, vào năm 2012, chị cùng nhóm các bạn trẻ tổ chức "Một Giờ Trái Đất khác biệt" tại TPHCM, bằng cách thay tất cả nến đốt bằng nến LED, phông màn sân khấu được làm bằng thảm xơ dừa, sử dụng năng lượng mặt trời cho hệ thống điện, âm thanh. 

Giờ Trái Đất cứ thế lan toả mạnh mẽ tới các tỉnh thành khác, mở ra một trang mới trong việc thay đổi nhận thức của công chúng về biến đổi khí hậu, xoá đi ác cảm rằng những sự kiện về môi trường thường khô khan và buồn tẻ. 

Anh hùng khí hậu Hoàng Thị Minh Hồng: Thà thắp lên một ngọn nến còn hơn ngồi đó nguyền rủa bóng tối - Ảnh 9.

Tháng 11/2009, chị may mắn được trở lại Nam Cực trong chuyến thám hiểm mang tên "Hiệp ước Quốc tế về Nam Cực". Chị đã từng mơ sẽ được quay lại nơi đây - điểm khởi nguồn của những cảm hứng môi trường bên trong con người mình.

Nam Cực của 12 năm sau, may sao vẫn đẹp và vĩ đại như nó vốn thế. Trưởng đoàn Robert Swan đã rất vui khi gặp lại "cô Hồng", vì chị là một trong số rất ít người của đoàn đi năm 1997 vẫn tiếp tục theo đuổi sứ mệnh môi trường tới tận lúc đó. 

Robert kể, trong hơn một thập kỷ qua, nhiệt độ tại Tây Nam Cực tăng lên rất nhanh. Băng tan nhiều, nguy cơ nước biển dâng trên toàn cầu ngày một trầm trọng, những quốc gia có vùng bờ biển thấp như Việt Nam sẽ phải chịu hậu quả đầu tiên.

Trong khi chị say sưa chụp những tảng băng trôi kì vĩ, ông Robert đến bên cạnh và hỏi: "Cô có biết vì sao lần này cô chụp được nhiều ảnh đẹp hơn hồi 1997 không? Vì băng tan nhiều, nên có nhiều khối băng đẹp thế này để chụp ảnh. Tốt cho ngành nhiếp ảnh, nhưng không hề tốt cho thế giới này".

Chị cảm thấy mình "mang nợ" thiên nhiên, và có lẽ, các dự án về biến đổi khí hậu không chỉ nên dừng lại ở nhận thức, thay vào đó con người cần hành động. Chị suy nghĩ tới một kế hoạch hành động khi về Việt Nam, ví dụ như thành lập một tổ chức phi Chính phủ môi trường để thực hiện những kế hoạch của riêng mình. CHANGE - Trung tâm Hành động và Liên kết vì Môi trường và Phát triển đã ra đời ngay sau đó.

Anh hùng khí hậu Hoàng Thị Minh Hồng: Thà thắp lên một ngọn nến còn hơn ngồi đó nguyền rủa bóng tối - Ảnh 10.

CHANGE nghĩa là sự thay đổi. Chị rất thích từ này. Thay đổi chính là cốt lõi của mọi quá trình tiến hoá, mọi cuộc cách mạng, mọi phát minh của nhân loại. Thay đổi chính là khả năng con người có được, để ngày mai của mình sẽ tốt hơn ngày hôm nay. Qua rất nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực môi trường, chị "ngộ" ra rằng các vấn đề môi trường của Việt Nam sẽ có thể được giải quyết nếu như mỗi cá nhân có khả năng thay đổi: thay đổi nhận thức và hành vi, thay đổi cách suy nghĩ về trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi tập thể.

"Mọi người sẽ hiểu được, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ rất nhiều lợi ích khác cho chính con người. Chỉ khi mỗi người dám thay đổi thói quen, hành vi của mình, họ sẽ có đủ cảm hứng và năng lực để cùng nhau tạo ra những thay đổi lớn hơn, lâu dài hơn".

Trong những năm 2010-2011, chị xây dựng được một nhóm điều phối gồm các bạn trẻ rất "máu lửa", mà chị thường gọi đùa là những kẻ "bị dụ", để cùng chính thức khởi động phong trào 350 ở TPHCM và Hà Nội.

5 năm sau, nhiều dự án bảo vệ động vật hoang dã do CHANGE tổ chức, như chiến dịch "Chấm dứt sử dụng sừng tê", "Cứu tê tê", và "Nói không với ngà voi", đã giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về những loài vật đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng bị tiêu thụ một cách trái phép tại Việt Nam.

Anh hùng khí hậu Hoàng Thị Minh Hồng: Thà thắp lên một ngọn nến còn hơn ngồi đó nguyền rủa bóng tối - Ảnh 11.

Để thông điệp có tính thuyết phục hơn, CHANGE không chỉ dừng lại ở các hoạt động truyền thông trên các kênh đại chúng. Tổ chức đứng ra vận động các doanh nhân hàng đầu, các bác sĩ đầu ngành cả Đông và Tây y, các nghệ sĩ nổi tiếng, thậm chí cả những vị thượng toạ cùng lan toả thông điệp tới từng đối tượng, mục tiêu của chiến dịch.

Dự án sôi động nhất trong những năm gần đây của CHANGE là chiến dịch iCHANGE – Tôi Thay đổi, kêu gọi mỗi cá nhân tự thay đổi các thói quen không thân thiện với môi trường, như dùng đồ nhựa một lần, lãng phí đồ ăn, điện, nước. CHANGE hướng tới tương lai về một "Việt Nam xanh sạch được bảo vệ bởi tất cả người dân". 

Tuy nhiên, thách thức lớn nhất trong hoạt động bảo vệ môi trường ở Việt Nam vẫn chính là nhận thức. Mọi người vẫn thường nghĩ các vấn đề môi trường không có tính cấp bách, hoặc biến đổi khí hậu là chuyện của 10-20 năm nữa. Nhưng trên thực tế, bảo vệ động vật hoang dã, bảo vệ môi trường, thì sau cùng cũng là để con người có không khí sạch hơn để thở, có môi trường an toàn hơn để sinh sống, và con em mình trong tương lai sẽ được sống trong một hệ sinh thái trọn vẹn và hài hoà với thiên nhiên.

Với những đóng góp của mình, chị được Climateheroes.org công nhận là Anh hùng Khí hậu (Climate Hero).

Anh hùng khí hậu Hoàng Thị Minh Hồng: Thà thắp lên một ngọn nến còn hơn ngồi đó nguyền rủa bóng tối - Ảnh 12.

Tháng 9/2018, Hoàng Thị Minh Hồng vinh dự là 1 trong 12 học giả tham gia chương trình học bổng Quỹ Obama khóa đầu tiên ở Trường Đại học Columbia (Mỹ) kéo dài 9 tháng, với mục tiêu hỗ trợ tìm ra giải pháp cho các vấn đề toàn cầu phức tạp mà họ đang theo đuổi. Lịch học sôi động, bao gồm các chương trình tập trung phát triển phong cách lãnh đạo dựa vào giá trị, các hoạt động kết nối, tư vấn riêng cùng các hoạt động phục vụ cộng đồng tại các thành phố ở Mỹ trong suốt năm học. 

Chị được mời làm diễn giả tại sự kiện "Cùng xây dựng thành phố bền vững", tham gia phần toạ đàm với chủ đề "Women4Climate" (Phụ nữ vì khí hậu), cùng với 3 phụ nữ xuất chúng khác, bao gồm Laura Jay - Phó giám đốc khu vực Bắc Mỹ của C40 (mạng lưới các thành phố lớn cam kết giải quyết biến đổi khí hậu), Claude Nahon - Giám đốc Toàn cầu về Phát triển Bền vững của công ty năng lượng EDF và Olivia Labonté - Tổng Giám đốc tổ chức Nhà Ngoại giao Trẻ Canada (YDC), thành viên Hội đồng Cố vấn Thanh niên của Chương trình Định cư Con người Liên hiệp quốc.

‬Trong thời gian ở New York, chị tham gia một số hoạt động môi trường như tuần hành vì khí hậu, vẽ tranh tường về khí hậu, và nhiều hội thảo về biến đổi khí hậu, môi trường, năng lượng bền vững... do các trường đại học và các tổ chức phi chính phủ tổ chức.

img
img

Cựu Tổng thống Obama vẫn luôn gọi chị với cái tên đầy trìu mến "Cô Hồng ở Việt Nam". Cuộc gặp gỡ đầu tiên không báo trước, ông Obama thình lình bước vào lớp và nói "Hello" một cách vui vẻ. 

Ông chia sẻ thân tình, truyền cảm hứng, kêu gọi các học giả tiếp tục cống hiến cho cộng đồng, giải quyết các vấn đề xã hội để thế giới có một tương lai tươi sáng hơn. Ông ấy thân thiện và thông minh với cách nói chuyện hết sức truyền cảm, mà không kém phần hóm hỉnh.

Anh hùng khí hậu Hoàng Thị Minh Hồng: Thà thắp lên một ngọn nến còn hơn ngồi đó nguyền rủa bóng tối - Ảnh 14.

"Ông nói một điều rất giống với suy nghĩ của tôi: "Chúng ta muốn 'thay đổi thế giới' thì chúng ta phải xây dựng cộng đồng. Và để làm được điều đó, chúng ta phải kết nối với mọi người thông qua những câu chuyện. Kể chuyện là cách tốt nhất để lôi kéo mọi người cùng hành động". 

"Kết nối với mọi người thông qua những câu chuyện" chính là cách chị và CHANGE đã và đang nỗ lực thực hiện nhiều hơn trong các dự án môi trường tại Việt Nam. 

Lần thứ 2, trong Hội nghị thượng đỉnh hàng năm của quỹ Obama tại Chicago, "cô Hồng" lại có cơ hội gặp gỡ "thần tượng" của mình. Hội nghị có 700 người tham dự, phần đông là các thủ lĩnh trẻ tham gia nhiều chương trình của Quỹ Obama từ nhiều quốc gia và trên khắp nước Mỹ.

Buổi gặp lần này, cũng không được báo trước. Ông Obama bước vào, chào hỏi hồ hởi và thân mật. Ông vẫn nhớ rõ về chị. 

"Ông hỏi tôi về thời gian ở New York và học ở trường Columbia thế nào, nhóm học giả đã làm gì cùng nhau, có kế hoạch gì mới chưa. Tôi chia sẻ với ông về những dự định của mình khi về Việt Nam. Ông kể với chúng tôi về kế hoạch xây dựng Trung tâm Tổng thống Obama tại thành phố Chicago, là nơi vừa là bảo tàng về ông và bà Michelle Obama trong những năm tháng ông làm tổng thống Mỹ, vừa là trung tâm cho các hoạt động cộng đồng về giáo dục, nghệ thuật, thể thao, thư viện... và sẽ mở cửa tự do cho tất cả mọi người".

Chương trình học giả Obama kết thúc với tuần hoạt động chung của nhóm học giả tại thành phố Chicago xinh đẹp, trong những ngày xuân nắng rực rỡ.

Anh hùng khí hậu Hoàng Thị Minh Hồng: Thà thắp lên một ngọn nến còn hơn ngồi đó nguyền rủa bóng tối - Ảnh 15.

Hoạt động quan trọng nhất của tuần là buổi trình bày kế hoạch 5 năm của tất cả các học giả. 12 kế hoạch hành động, dù ở các quy mô khác nhau, hướng tới các mục tiêu khác nhau, trong những lĩnh vực khác nhau, từ y tế, giáo dục, quyền phụ nữ, người tị nạn, tới biến đổi khí hậu, năng lượng, tới minh bạch, dân chủ... nhưng đều có một điểm chung là nhằm tạo ra những thay đổi tích cực cho cộng đồng và xã hội.

Rồi tới ngày lần lượt từng đứa lên xe về nước. Những cái ôm cuối cùng.

"Chương trình học giả Obama đã cho tôi một năm quá tuyệt vời. Tôi học được rất nhiều, và đã có những ngày tháng không thể quên với những con người xuất chúng này. Giờ là lúc chúng tôi bắt đầu với những dự định, những kế hoạch 5 năm đã cam kết với quỹ Obama, sau khi đã học được quá nhiều và được trao những cơ hội kết nối hiếm có trong năm vừa qua. Và tôi sẽ rất vui nếu có nhiều người ở Việt Nam sẽ bắt đầu cùng mình".

Sau khi kết thúc khoá học tại Mỹ, Hoàng Thị Minh Hồng ấp ủ "tham vọng" mang về Việt Nam những ý tưởng mới và đột phá. Sẽ có hai dự án, hướng tới hai đối tượng khác nhau: giới trẻ và cộng đồng doanh nghiệp, chung mục tiêu phát triển bền vững và giải quyết các vấn đề môi trường trong nước. 

Chị hoàn toàn tin rằng các phong trào môi trường xã hội ở Việt Nam cần phải dựa vào giới trẻ. Giáo dục các bạn trẻ là dễ nhất, còn thay đổi nhận thức và thói quen của thế hệ lớn tuổi khó hơn gấp vạn lần.

img
img
img
img

"Có lẽ tôi đã có quá nhiều năm cứ đặt câu hỏi về môi trường và không có ai trả lời, nên cuối cùng tôi nhận thấy rằng thôi mình tự đi kiếm câu trả lời vậy. Trong mọi việc, ví dụ bảo vệ môi trường, đúng là "thà thắp lên một ngọn nến còn hơn ngồi đó mà nguyền rủa bóng tối".

Tôi luôn mong muốn mọi người có nhận thức về các vấn đề môi trường và cùng lên tiếng vì nó. Thay đổi ngay lập tức thì không hy vọng, nhưng tôi thấy phong trào sống xanh đang ngày càng lan toả rất nhanh. Bên cạnh đó, tôi cũng đặt nhiều kỳ vọng vào công nghệ, tôi tin là sẽ sớm có những sáng chế, giải pháp về công nghệ để giải quyết cuộc khủng hoảng rác thải nhựa.

Tôi là nhà hoạt động môi trường, thích lôi kéo giới trẻ vì tôi tin vào tương lai lãnh đạo của các bạn. Tôi là một người lạc quan, tin vào lòng tốt của con người và sức mạnh cộng đồng trong việc thay đổi xã hội".

img
img

Minh Nhân
Hoà Trần, NVCC
B