Thế hệ Millennials làm bố mẹ khác với các bậc phụ huynh của họ như thế nào? - Ảnh 1.
Thế hệ Millennials làm bố mẹ khác với các bậc phụ huynh của họ như thế nào? - Ảnh 2.
Thế hệ Millennials làm bố mẹ khác với các bậc phụ huynh của họ như thế nào? - Ảnh 3.
Thế hệ Millennials làm bố mẹ khác với các bậc phụ huynh của họ như thế nào? - Ảnh 4.

Thế hệ Millennials (hay còn gọi là thế hệ Y) là những người sinh từ năm 1980 đến 1998 đa phần được nuôi dạy trong sự can thiệp và kiểm soát vào mọi mặt đời sống của bố mẹ. Họ ít khi được bày tỏ ý kiến cá nhân. Những quyết định trong cuộc sống của thế hệ này đa phần xuất phát từ điều “bố mẹ nghĩ” chứ không phải điều “họ thực sự muốn”. Phụ huynh của họ được ví như “helicopter parenting” (“phụ huynh trực thăng” hay những người bảo bọc con mình quá mức).

Thế hệ Millennials làm bố mẹ khác với các bậc phụ huynh của họ như thế nào? - Ảnh 5.

Thế nhưng khi thế hệ này trưởng thành, họ lại có quan điểm dạy con hoàn toàn khác biệt với phụ huynh của mình. Họ tự tin mình có khả năng nuôi dạy con theo cách riêng của mình, thành những cá nhân riêng biệt chẳng so sánh con mình với bất kỳ “con nhà người ta” nào khác. Bởi mỗi đứa trẻ là một thế giới riêng cần được khám phá, tôn trọng và yêu thương.

Những đứa trẻ được là chính mình, tự tin sống, tự do sáng tạo, trải nghiệm cũng như làm điều mình thích. Tất nhiên là trong khuôn khổ và trong tình yêu thương vô bờ bến của bố mẹ. Đó chẳng chẳng phải là điều tuyệt vời nhất mà các bậc phụ huynh thế hệ Millennials trao tặng cho những đứa con của mình hay sao.

Thế hệ Millennials được đánh giá là thế hệ trưởng thành sáng suốt bởi đạt được sự cân bằng hợp lý nhất giữa sự nghiệp, gia đình và trải nghiệm cũng như sở thích cá nhân của mình. Họ muốn gần con, chủ động lớn lên cùng con nhưng không phải ôm con 24/7 và giữ rịt con trong vòng tay. Những đứa con và các bậc phụ huynh thế hệ Millennials cùng nhau trải nghiệm cuộc sống và có mặt trong từng trải nghiệm của nhau.

Dám nghĩ - dám làm - dám thử là những tính từ khắc họa hình ảnh phụ huynh thế hệ Millennials.


Thế hệ Millennials làm bố mẹ khác với các bậc phụ huynh của họ như thế nào? - Ảnh 6.

Bạn nghĩ rằng phụ huynh thế hệ Millennials chọn trường cho con, quyết định những khóa học năng khiếu hay ngoại khóa, cách lắng nghe, dạy dỗ con cái hay thậm chí là style ăn mặc của con đều là ngẫu nhiên? Không đâu, với họ, cái gì cũng được cân nhắc cẩn trọng nhưng với con mắt phóng khoáng theo đúng bản chất của thế hệ mình.

Trường học dành cho tụi nhỏ có thể là một nơi danh tiếng, với tiền học lên đến 8 con số mỗi tháng nhưng đó có thể là một ngôi trường làng nhỏ xinh. Miễn là các em bé cảm thấy thoải mái với môi trường giáo dục đó. Năng khiếu ư? Chẳng có quy định nào nói các cô bé chỉ được học múa và các cậu bé chỉ nên học các môn thể thao vận động. Miễn là các con thể hiện đam mê, các ông bố bà mẹ thế hệ Millennials sẽ chẳng ngại ngần mà ủng hộ hết mình.

Thế hệ Millennials làm bố mẹ khác với các bậc phụ huynh của họ như thế nào? - Ảnh 7.

Ngay cả việc chọn bỉm tã khi con bé xíu xiu, những ông bố bà mẹ thế hệ Millennials cũng có đầy đủ lý lẽ cho sự lựa chọn của mình. Bởi, với họ, con cái chính là niềm hạnh phúc trong trẻo nhất. Mà sự trong trẻo đó đôi khi lại bắt đầu từ những điều bé nhỏ.

Hẳn bạn sẽ ngơ ngác lắm khi chuyện chọn bỉm tã mà cũng bị quy định bởi yếu tố tuổi tác thế hệ sao. Bạn biết không, tâm lý mua hàng của thế hệ Millennials được rất nhiều chuyên gia kinh tế, marketing cũng như các nhãn hàng đưa vào nghiên cứu. Lấy ví dụ luôn nhé!

Simon Sinek - một trong những diễn giả có lượng người xem nhiều nhất trên diễn đàn TED.com, nổi tiếng với khái niệm “Golden Circle” và hiện đang làm việc cho tập đoàn RAND chuyên nghiên cứu về chiến lược tại Mỹ. Khi nói về hành vi mua hàng của thế hệ Millennials có đưa ra nhận định:

Thế hệ Millennials làm bố mẹ khác với các bậc phụ huynh của họ như thế nào? - Ảnh 8.

Diandra Silk - chiến lược gia thương hiệu cấp cao tại Công ty quảng cáo GYK Antler thì tiết lộ một trong những cách giúp doanh nghiệp thu hút phân khúc khách hàng đặc biệt này là: Xây dựng sự kết nối có ý nghĩa thông qua sản phẩm. Tức là: Những khách hàng thế hệ Millennials có nhiều khả năng chọn một sản phẩm có chứa những giá trị xã hội mà họ ủng hộ.

Nghe có vẻ to tát và quá xa xôi so với câu chuyện chọn tã bỉm phải không? Nhưng không, chúng ta vẫn đi đúng hướng đó. Một sản phẩm đạt được tiêu chí trên đơn thuần chỉ là từng thiết kế, công năng đều nghĩ đến tính tiện dụng và sức khỏe người tiêu dùng. Cụ thể, nếu như trước đây, nhắc đến bỉm người ta sẽ chỉ nghĩ ngay đến tính năng chính là thấm hút thì nay một số nhãn hàng đã bắt đầu quan tâm chi tiết hơn đến từng thiết kế, mỗi thiết kế đặc biệt đều có lý do riêng đằng sau đó để cuối cùng mang lại sự tiện dụng và thoải mái nhất. Moony, nhãn hàng mang bản chất tinh tế đến từng chi tiết của người Nhật, là một trong những ví dụ điển hình:

Thế hệ Millennials làm bố mẹ khác với các bậc phụ huynh của họ như thế nào? - Ảnh 9.

Thêm nữa, thế hệ Millennials có xu hướng tin tưởng vào những người mà họ biết rằng đã có trải nghiệm thực tế, nghĩa là họ dựa vào kinh nghiệm lẫn nhau. Và nếu một sản phẩm được Hiệp hội các mẹ Nhật Bản khuyên dùng thì chắc hẳn, các bậc phụ huynh thế hệ Millennials chẳng ngần ngại chi tiền mua cho con. Tại sao ư? À vì đó là bản chất thế hệ rồi.

Vậy đó, chỉ là một chiếc bỉm bé xinh, mà các bậc phụ huynh thế hệ Millennials cũng kể ra đầy đủ lý lẽ để ưu tiên chọn sản phẩm sở hữu từng thiết kế tỉ mỉ, theo sát từng nhu cầu của con. Quả không hổ danh là những ông bố bà mẹ thế hệ vàng.

Thế hệ Millennials làm bố mẹ khác với các bậc phụ huynh của họ như thế nào? - Ảnh 10.

Có một thực tế thú vị là phụ huynh thế hệ Millennials rất thích nhận là bạn bè của con. Giống như tự coi bản thân giống như những đứa trẻ to xác, cùng lứa với đứa con bé bỏng của mình vậy.

Họ nhìn thế giới bằng con mắt trẻ thơ, khám phá thế giới này cùng với con, qua lăng kính của con. Họ gần gũi và coi con như một người đồng trang phải lứa chứ không xa cách, đứng trên cao như bố mẹ thế hệ trước. Họ tìm hiểu cặn kẽ mọi thứ liên quan đến con từ chuyện bé xíu như chiếc bỉm con mặc, từ chiếc áo con mặc cho đến chuyện to đùng là lớp học con tham gia, sao con khóc cười hờn giận,… Họ chọn những sản phẩm, những dịch vụ mang trong mình giá trị cốt lõi vì con người chứ không đơn thuần chạy theo đám đông.

Chính vì lý do này, bất cứ sản phẩm gì của con, họ cũng muốn trải nghiệm: dùng thử, ăn thử, uống thử, mặc thử,… và muốn sử dụng những sản phẩm chất lượng nhất cho con từ những thương hiệu thân thiện như người bạn tốt với con của mình.

Vậy đấy, sau này khi nhìn lại, hẳn những đứa trẻ sẽ cảm thấy mình thật may mắn khi biết mình được nuôi dạy bởi những ông bố bà mẹ thuộc thế hệ vàng Millennials.

San San
Nguyễn Tất Sỹ
Nhật Ánh
04/06/2018