Quốc Trường của Về nhà đi con: Ám ảnh món nợ 30 triệu mãi không trả được, suốt 5 năm ăn cơm công nhân - Ảnh 1.

Cuộc hẹn với Quốc Trường diễn ra khá vội, anh không có đủ thời gian dông dài trò chuyện hay thư thả ăn miếng bánh, uống miếng trà, nhìn xuống đường ngắm phố phường Sài Gòn những ngày đầu mùa mưa.

Quốc Trường bận! Thực sự bận! Anh nói đùa rằng phải tranh thủ "chạy sô" vì còn lịch quay phim Về nhà đi con tại Hà Nội và vô số cuộc hẹn bàn công việc, họp hành với nhân viên ở công ty. Quốc Trường của thì hiện tại khác Quốc Trường 3 năm về trước - khi anh còn là diễn viên. Bây giờ, làm chủ doanh nghiệp, có hàng trăm nhân viên phía dưới, việc đánh đổi khoảng thời gian kinh doanh để chạy theo đam mê diễn xuất, với Quốc Trường đã là thử thách không nhỏ.

Quốc Trường của "Về nhà đi con": Ám ảnh món nợ 30 triệu mãi không trả được, ăn cơm công nhân suốt 5 năm

Nhưng dù bận thế nào, Quốc Trường vẫn mang đến cho người đối diện cảm giác sôi nổi, hào hứng mỗi khi anh kể chuyện. Không né tránh, cũng chẳng nề hà chuyện quá khứ từng khó khăn, cực khổ thế nào, Quốc Trường lật mở từng mảng ký ức rồi trải hết nỗi lòng cùng 1 tiếng kể hết.

Quốc Trường của Về nhà đi con: Ám ảnh món nợ 30 triệu mãi không trả được, suốt 5 năm ăn cơm công nhân - Ảnh 3.

Tôi quê ở Cần Thơ, sinh ra trong gia đình nghèo có 2 anh em. Ba mẹ bán tạp hóa nhỏ nuôi cả nhà bữa cơm bữa cháo qua ngày. Từ bé đến lớn tôi đã sống trong cái nghèo. Tất nhiên là vẫn có nhiều người khổ hơn mình, song với gia đình tôi thời điểm hơn 10 năm trước, chưa bao giờ mơ tới chuyện trả hết tiền nợ 30 triệu đồng.

img
img

Bố mẹ tôi bán hàng mà, nên thường xuyên thiếu tiền để lấy hàng kiểu gối đầu. Tiệm tạp hóa nhỏ lời được bao nhiêu thì đủ cho gia đình dùng làm sinh hoạt phí, đâu có dư dả gì. Bao nhiêu năm trôi qua, món nợ tiền hàng 30 triệu vẫn cứ còn đó, không thể nào trả hết. Tôi còn nhớ ước mơ lúc nhỏ của mình là đi làm bất cứ công việc gì cũng được, miễn có tiền trả nợ 30 triệu cho bố mẹ.

Có lần tôi hỏi: Mẹ ơi sao mình nợ hoài vậy. Mẹ không có 30 triệu trả cho người ta à? Mẹ tôi đáp: Nhà mình làm gì có tiền mà trả! Đó là nỗi đắng cay đầu đời của tôi. Lớn lên trong cái nghèo, tôi thấm thía giá trị đồng tiền. Tôi muốn mình mau lớn để giúp mẹ tôi đỡ đần mọi thứ. Mỗi lần nhìn tóc ba mẹ bạc đi, tôi lại thấy chính mình có lỗi.

Quốc Trường của Về nhà đi con: Ám ảnh món nợ 30 triệu mãi không trả được, suốt 5 năm ăn cơm công nhân - Ảnh 5.

Từ khi còn bé, tôi đã xin mẹ được buôn bán kiếm tiền. Tôi gom góp chút tiền để dành rồi mua nước đá bán lại cho người xung quanh. Chỉ cần chịu khó chặt nước đá rồi giao đi khắp nơi, thế là tôi có một khoản tiền nho nhỏ. Đến khi đi học, tôi lại chơi trò đổi hàng lấy tiền rồi kiếm lời từ bạn bè. Vì là con nhà bán tạp hóa nên tôi biết vào thời điểm nào có chương trình khuyến mãi. Hồi đó có vụ đổi 3 cái nắp chai nước ngọt được 3.000 đồng, thế là vào trường học, tôi rao khắp nơi là nhận thu mua nắp chai nước ngọt với giá 1.500 cho 3 cái. Chỉ cần ngồi không tôi cũng có tiền, các bạn cứ thế mà mang nắp chai tới đổi, tôi ăn lời từ những con số 1.500 đồng và 3.000 đồng đó.


Tôi tự thấy mình là chàng trai trẻ hiểu chuyện, biết yêu thương gia đình, nhưng không phải lúc nào tôi cũng làm đúng. Hồi xưa, nhà bán tạp hóa cứ đến 9 giờ tối là ba mẹ đóng cửa, tắt đèn ngủ. Do phải dậy sớm dọn hàng vào ngày hôm sau nên ba mẹ tôi không thể thức khuya. Tuổi trẻ mê chơi, tôi có chút tiền để dành thì lại lao vào game online. Nhớ lúc đó là học lớp 9, tôi về nhà trễ 20 phút, bước tới cửa tôi không thể quên được hình ảnh mẹ ngồi gục mặt, dáng vẻ tiều tụy, mệt mỏi vì đợi con. Tự dưng tôi bị ám ảnh và ân hận.

Cũng vì chuyện về trễ đó mà tôi gây ra lỗi lầm đến giờ vẫn không quên được. Trong cơn tức giận, mẹ tôi va tay vào cánh cửa và làm bể chiếc vòng cẩm thạch. Mỗi người phụ nữ đều có mơ ước sở hữu 1 món trang sức trong cuộc đời mình, chiếc vòng này xem như báu vật của mẹ tôi. Nhà đã nghèo, khó khăn lắm mới mua được cho mẹ chiếc vòng cẩm thạch, nay vì tôi mà chiếc vòng vỡ nát. Tim tôi chùng xuống trong khoảnh khắc nhìn thấy mẹ hoảng hốt vì chiếc vòng rơi xuống đất.

Quốc Trường của Về nhà đi con: Ám ảnh món nợ 30 triệu mãi không trả được, suốt 5 năm ăn cơm công nhân - Ảnh 7.

Tôi là người chứng kiến mẹ vui mừng, hạnh phúc như thế nào khi có chiếc vòng. Giờ đây, cũng chính tôi tước đi niềm hạnh phúc của mẹ, tôi quả là đứa con hư! Ít lâu sau, mẹ tôi tiếp tục rơi vào cảnh bạo bệnh. Mẹ tôi lao lực đến mức bị bệnh lao. Khi được đưa vào trạm xá truyền nước biển, tính mạng của mẹ tôi nguy kịch. Dù đang thoi thóp trên giường nhưng mẹ vẫn nói: Mẹ ổn. Tôi biết mẹ nói dối, mẹ sợ nếu bảo không khỏe thì ba sẽ đưa vào bệnh viện, tốn kém chi phí nhiều.

Rồi cũng trong ngày hôm đó, mẹ tôi sốt cao, người run rẩy, ho nhiều. Mẹ rơi vào cơn mê sảng, gọi hết tên những người trong nhà. Tôi hoảng sợ, bất an và chỉ cầu trời cho mẹ qua khỏi. Tôi chấp nhận làm bất cứ điều gì để đổi lấy sức khỏe cho ba mẹ mình...

Quốc Trường của Về nhà đi con: Ám ảnh món nợ 30 triệu mãi không trả được, suốt 5 năm ăn cơm công nhân - Ảnh 8.

Giống như gia đình tôi phải trải qua kiếp nạn, khi mọi thứ qua rồi, mặt trời mọc một cách rực rỡ hơn. Bằng phép màu thần kỳ nào đó, mẹ tôi vượt qua cơn thập tử nhất sinh. Rồi mọi thứ bắt đầu thay đổi, kinh tế gia đình ổn định hơn khi tôi bước chân vào showbiz.

Năm 2009, tôi nhận được lời mời tham gia cuộc thi “Ngôi sao ngày mai” do một đơn vị uy tín tổ chức. Tôi là trai quê, đâu có biết Sài Gòn là gì. Nghe cuộc thi này tổ chức ở Sài Gòn, lại còn được mời tham dự vì có ngoại hình sáng láng, chiều cao dễ nhìn, thế là tôi cứ nhắm mắt thi thôi. Trong đầu tôi lúc đó không nghĩ tới chuyện thắng giải, tôi chỉ đơn giản cho là đi thi để còn biết: Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ thế nào mà còn về khoe với người ta. Được đi Sài Gòn là tôi khoái.

Quốc Trường của Về nhà đi con: Ám ảnh món nợ 30 triệu mãi không trả được, suốt 5 năm ăn cơm công nhân - Ảnh 9.

Nhưng may mắn sao, tôi lọt tiếp vào vòng 30 thí sinh xuất sắc nhất. Thừa thắng xông lên, tôi vào Top 12 của vòng Chung kết rồi cứ thế mà đoạt luôn giải Quán quân. Tôi còn nhớ bài thi quyết định giúp mình thắng là tiểu phẩm dài 5 phút. Vốn là tay ngang, không được học hành bài bản nên tôi đâu có biết phải diễn thế nào. Thầy giáo hướng dẫn ra sao là tôi làm y chang đó, thầy dặn chỗ này khóc là tôi khóc, thầy dặn chỗ kia đau khổ là tôi diễn y chang vậy.

Có giải Quán quân rồi tôi liền trở về quê Cần Thơ khoe với gia đình. Ba mẹ tôi tự hào về thằng con trai Út lắm, cứ đi khoe khắp xóm làng rằng con mình làm diễn viên này kia. Mà quả thật lúc đó tôi nghĩ khoe cũng cho vui thôi chứ đứa "cà lơ phất phơ" không tiền tài, không địa vị, không gia thế hiển hách như mình, ai mà mời đi đóng phim. Nhưng tôi đã lầm.

Quốc Trường của Về nhà đi con: Ám ảnh món nợ 30 triệu mãi không trả được, suốt 5 năm ăn cơm công nhân - Ảnh 10.

Tháng đầu tiên đi làm, tôi nhận được tới 10 triệu đồng. 10 năm trước con số này rất lớn, cả đời tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình làm được nhiều tiền như vậy. Cầm 10 triệu trên tay, tôi xúc động đến mức rơi nước mắt!

Có tiền rồi, chạy show phim ảnh rồi nhưng tôi vẫn sống tiết kiệm lắm. Làm được bao nhiêu tôi cũng tích cóp gửi về cho ba mẹ dưới quê. Rồi tôi cùng 2 người bạn nọ thuê phòng trọ trên đường Lê Văn Sỹ với giá 1,5 triệu để ở. Căn phòng lụp xụp, bé xíu, thiếu thốn đủ thứ mà chúng tôi vẫn sống được. Tôi may mắn còn có người mời đi đóng phim, chứ 2 người bạn kia thì đã bỏ nghề rồi, khổ sở không chịu nổi.

Mỗi ngày tới phim trường, tôi ráng ở lại đến trưa để ăn cơm đoàn. Vừa tiết kiệm tiền, vừa được ăn no lại tranh thủ học diễn xuất từ những cô chú, anh chị đi trước. Nhưng ăn cơm đoàn xong mà còn ở lại nữa thì cũng kỳ, lâu dần mọi người cũng sinh nghi, thế là tôi mới đi về. Trưa ăn cơm đoàn không tốn tiền, buổi chiều tôi đến quán cơm dành cho công nhân giá rẻ để ăn.

Nhiều lần cô chủ quán cứ nói: Quốc Trường diễn viên chính trong phim A, phim B đây mà. Diễn viên gì ăn cơm công nhân vậy ông nội. Tôi toàn cười bảo là vì cô nấu ngon nên mới ghé ăn thường xuyên, tôi giấu nhẹm chuyện mình chắt bóp, tích cóp, dè xẻn từng khoản một.

Quốc Trường của Về nhà đi con: Ám ảnh món nợ 30 triệu mãi không trả được, suốt 5 năm ăn cơm công nhân - Ảnh 11.

Suốt 5 năm tôi sống như thế, đến khi cuộc sống khá hơn, tôi bắt đầu mua 1 cái xe yêu thích cho mình. Nhưng đó vẫn là xe 2 bánh thôi, chưa được ô tô như bây giờ đâu. Những điều này tôi không nói cho ba mẹ biết, tôi sợ mẹ lo.

Khi tôi thành công, cũng có nhiều người họ nhờ giúp đỡ. Họ hỏi xin tôi cái này, cái kia, nhưng tôi không gọi đó là lợi dụng. Mình đang có thì cứ cho đi, cũng đừng nghĩ họ lợi dụng mình, cho đi cái này sẽ được cái kia. Nhiều lúc tôi cho người khác vay mượn mà cũng chẳng nghĩ tới chuyện đòi lại. Họ bảo chuyển tiền cho tôi, tôi nói chuyển bây giờ để làm gì?

img
img
img
img
img
img

Tôi không cần khoản tiền đó, còn họ thì lại cần để trang trải nhiều thứ. Cho vay mà không nghĩ đến chuyện lấy lại chính là tôi! Khi tôi nghèo, tôi chơi với người nghèo. Khi tôi có tiền, tôi vẫn chơi với người nghèo. Còn người có tiền, họ tốt tính thì mình mới chơi, không cần thiết vì quan hệ mà bám theo để kiếm chác từ họ. Tôi không cần điều phù phiếm đó!

Quốc Trường của Về nhà đi con: Ám ảnh món nợ 30 triệu mãi không trả được, suốt 5 năm ăn cơm công nhân - Ảnh 13.

Tôi từng có 5 mối tình, Tôi quen 3 người ở Cần Thơ, 2 người ở Sài Gòn và không có mối tình nào là người trong showbiz cả. Mấy nay mọi người đồn tôi yêu nhiều quá làm tôi cũng choáng. Đàn ông mà, ai chẳng nhắn tin thả thính, tán tỉnh cô này, cô kia, nhưng những điều tôi làm đều trong chừng mực, không vi phạm đạo đức bao giờ. Tôi yêu hết mình, trân trọng từng người phụ nữ đi qua đời mình. Khi những cuộc tình kết thúc, tôi lại quay về với cuộc sống thực, vui vẻ làm việc và chăm lo cho công việc kinh doanh.

Quốc Trường của Về nhà đi con: Ám ảnh món nợ 30 triệu mãi không trả được, suốt 5 năm ăn cơm công nhân - Ảnh 14.

Hơn 10 năm ở Sài Gòn, tôi nói rằng Quốc Trường không thích vũ trường, không mê vũ trường và thậm chí còn từng không biết vũ trường, quán bar là gì, có ai tin không? Tôi không thích tiếng ồn, không mê mùi khói thuốc, lại càng không thích giao du, nhảy múa ở nơi này. Hoặc giả, ai đó thấy tôi đi quán bar thì cũng là do chiều lòng bạn bè, đồng nghiệp hay đối tác kinh doanh. Nhiều người bảo nhìn mặt tôi đểu chắc sát gái lắm và mê vũ trường lắm. Tôi xin khẳng định mình không có, đi làm hết việc là tôi phóng xe về Cần Thơ ở với gia đình. Thời gian cho bản thân, cho gia đình còn không đủ thì làm sao đến những nơi ồn ào, náo nhiệt để tiêu tiền được chứ!

Quốc Trường của Về nhà đi con: Ám ảnh món nợ 30 triệu mãi không trả được, suốt 5 năm ăn cơm công nhân - Ảnh 15.

Mọi người hỏi có ai đó gạ tình, mang tiền đến cho tôi trong showbiz này chưa, lạ lắm chẳng ai thèm gạ tôi. Tôi cũng tự hỏi, bộ mình xấu lắm hay sao mà cả đàn ông lẫn phụ nữ đều không thèm gạ tình, đổi chác? Lời mời đi ăn, đi chơi cũng không có. Hoặc là chưa có, tôi cứ thắc mắc hoài về điều này! Mọi người tiếp xúc với tôi, thích nghe tôi nói xàm hơn là gạ gẫm!

Tôi đang độc thân thực sự. Nhiều người hỏi có phải tôi thành công trong kinh doanh là vì có nguồn tiền A-B-C-D-E nào đó đổ vào. Tôi khẳng định là không có, dù là đàn ông hay đàn bà gì cũng thế, chẳng ai bỏ tiền vào Quốc Trường làm gì cả. Tôi dám tuyên bố điều này, nếu tôi làm điều bậy bạ, làm sao tôi dám tuyên bố được? Quốc Trường là con số 0!

Khi “Về nhà đi con” gây sốt, người ta hỏi tôi nhiều về chuyện lấy vợ hay chưa. Tôi độc thân, chưa kết hôn với ai cả. Tôi có mọi thứ, danh tiếng, tuổi trẻ, tiền tài, địa vị xã hội, thứ tôi thiếu bây giờ là 1 người vợ và những đứa con. Thấy con trai độc thân, cứ tiệc tùng có cô nào được là mẹ lại làm mai. Mẹ cứ hối thúc tôi hoài, mẹ sợ con trai ế, chịu cảnh cô đơn vì đã hy sinh cho gia đình quá nhiều. Mẹ hỏi tôi về chuyện lấy vợ, sinh con đến mức muốn trốn luôn. 


Thu Thảo
Leon Trần
Mộng Mộng
Kingpro
Theo Trí Thức Trẻ