Mang Tết Trung Thu cho những đứa trẻ vùng cao nguyên đá, chúng tôi đổi lấy được nụ cười giòn và tươi như nắng - Ảnh 1.

Quân nhấn nút mở khóa điện thoại, liếc nhanh con số đang hiển thị trên màn hình, đã là 5:05, cậu vòng ra sau xe, kiểm tra lại một lượt thật kĩ số bánh kẹo đã buộc trên yên. "Chắc lắm rồi, đi thôi!", giọng của Linh, người bạn đi cùng vang lên trong không gian tĩnh mịch, mềm ẩm của sáng sớm mùa Thu. Nghe giọng bạn chắc nịch, khi đó Quân mới thật yên tâm, ngồi lên xe, để bọc đèn ông sao đã buộc kĩ lên khung yếm rồi nổ máy.

Điểm đến của Quân và hai người bạn đồng hành hôm nay chính là Hà Giang. Thực ra, Quân đi núi khá nhiều, Hà Giang cậu cũng đã đi hai lần nhưng đây là lần đầu tiên cậu đến với cao nguyên đá mà lỉnh kỉnh quà bánh thế này. Cũng là lần đầu tiên, Quân đi bởi muốn làm thiện nguyện, muốn mang Trung Thu đến cho các em nhỏ vùng cao.


Mang Tết Trung Thu cho những đứa trẻ vùng cao nguyên đá, chúng tôi đổi lấy được nụ cười giòn và tươi như nắng - Ảnh 3.

"Hồi nhỏ, chỗ em ở không quá nghèo nhưng không phải năm nào cũng có đèn mà chơi Trung Thu. Lúc đấy mấy đứa trong xóm đành tự chế đèn bằng hộp xà phòng, vỏ chai nước rửa chén, vỏ lon bia rồi thắp nến đi rước. Nhưng cảm giác được cầm chiếc đèn Trung Thu xịn, đi xem múa lân vẫn đã lắm và đến bây giờ đôi khi nghĩ lại em vẫn háo hức. Thế nên lần này em muốn mang Trung Thu cho các bé vùng cao."

Mang Tết Trung Thu cho những đứa trẻ vùng cao nguyên đá, chúng tôi đổi lấy được nụ cười giòn và tươi như nắng - Ảnh 4.

Sau bữa cơm tối ở Đồng Văn, Quân trò chuyện với anh Hùng, chủ nhà nghỉ nơi cậu lưu trú đêm nay như thế. Quân tính nhờ anh giới thiệu một điểm trường nào đó phù hợp, vì một gã mới ngoài 20 như cậu, chuyến đi này hoàn toàn mang tính chất ngẫu hứng từ cảm hứng chia sẻ ngày ấu thơ mà thôi. Vừa nói chuyện, Quân vừa kiểm tra số bánh kẹo, đèn lồng mang theo. Toàn bộ số đồ này đều do tập thể Afamily gửi tặng, khi biết cậu muốn lên Hà Giang làm thiện nguyện.

Túi đèn lồng ổn, thùng bánh Trung Thu hơi ướt một góc nhưng mỗi chiếc bánh đều có bao riêng nên cũng không sao. Chiều nay, trên đường từ Sủng Là lên Đồng Văn, nhóm Quân bất ngờ dính mưa. Lúc ấy đã hơn 4 giờ, cơn mưa bất chợt khiến Quân cuống quít, chỉ kịp thốt lên "đen rồi" trước khi mặc áo mưa với tốc độ tên lửa rồi che chắn đồ cẩn thận. Trước là đèn lồng, sau là bánh kẹo của lũ trẻ, cậu không quên.

img
img
img
img
img
img

Ai đã từng chạy xe trong mưa ở đường núi hẳn sẽ biết, nó chẳng vui tẹo nào. Mưa rát mặt, gió phần phật, hơn một lần, Quân đã nghĩ, hay nghỉ chân trú đến khi tạnh mới đi, nhưng cuối cùng cả nhóm thống nhất chạy xuyên mưa bởi sợ chờ tạnh mưa thì tối mất, bánh lại trễ hơn một ngày. Cứ nắng, mưa thất thường, lỡ hỏng thì uổng công. Vậy là lại đi. Chiếc áo mưa chắn trước, che sau thành ra hai ống quần Quân bị mưa hắt ướt cả. Nhưng lần này, Quân không mảy may lo cho cái quần hay đôi giày đang ướt. "Quần áo ướt sẽ khô, nhưng đồ cho lũ trẻ mà ướt thì hỏng hết", Quân nghĩ thầm.

Quân đến điểm trường ở Mã Sồ, xã Lũng Táo, Đồng Văn. Điểm trường gồm 4 lớp, chia ở hai lứa tuổi mẫu giáo và tiểu học, trong đó có một lớp mẫu giáo, ba lớp tiểu học. Trong những lớp học mái tôn, từ tường đến bộ bàn ghế đã ngả màu thời gian, lũ trẻ đang học bài. Thấy người lạ đến, chúng không hẹn mà đồng loạt quay ra ngoài nhìn chăm chú.

Mang Tết Trung Thu cho những đứa trẻ vùng cao nguyên đá, chúng tôi đổi lấy được nụ cười giòn và tươi như nắng - Ảnh 6.

Mang Tết Trung Thu cho những đứa trẻ vùng cao nguyên đá, chúng tôi đổi lấy được nụ cười giòn và tươi như nắng - Ảnh 7.

Cô Dung, một giáo viên của trường sau khi biết câu chuyện của nhóm Quân đã nhân giờ nghỉ ra chơi tập trung lũ trẻ lại để các em thưởng thức bánh Trung Thu. Người phụ nữ trung niên chân chất bảo rằng, cô dạy ở vùng cao đã 9 năm, riêng điểm trường Mã Sồ năm nay là năm thứ 4. Các bánh kẹo khác lâu lâu vẫn có nhưng đây là năm đầu tiên lũ trẻ ở Mã Sồ được nhìn thấy bánh Trung Thu.

Trẻ con đứa nào mà không mê bánh kẹo, nhất là loại bánh chưa nếm bao giờ nên khi nhóm Quân phát kẹo, bổ bánh, dù rất nhút nhát và gần như chẳng nói gì, nhưng nét mặt đứa nào đứa nấy đều lộ rõ vẻ háo hức. Nhờ các cô ổn định nên lũ trẻ ngồi rất ngoan đợi đến lượt phát bánh. Mỗi đứa trẻ mỗi vẻ, có đứa cầm được miếng bánh thì háo hức ăn ngay, có đứa cầm nhìn mãi, ngắm mãi rồi mới chậm rãi mà ăn.

Mang Tết Trung Thu cho những đứa trẻ vùng cao nguyên đá, chúng tôi đổi lấy được nụ cười giòn và tươi như nắng - Ảnh 8.

Số bánh trái của nhóm Quân không nhiều, nhưng lũ trẻ chẳng mấy bận tâm. Vẻ hạnh phúc, hớn hở của chúng khi được cùng cô giáo và bạn bè liên hoan chẳng giấu vào đâu được. Niềm vui trẻ thơ đơn giản lắm, chúng dâng lên trong ánh mắt, trong nụ cười giòn tan, trong cái gật đầu khi được người lớn hỏi "Có ngon không?".

Rời điểm trường Mã Sồ, nghe các cô giáo nói lời cảm ơn và nói rằng "mấy năm rồi chẳng có ai lên", tự nhiên Quân thấy cay cay nơi sống mũi. Thì ra hạnh phúc không phải cứ giữ cho mình càng nhiều càng tốt, hạnh phúc sẽ ý nghĩa hơn nhiều nếu có thể cho đi và để lại niềm vui đến với người khác, như nhóm Quân đã làm hôm nay.

img
img
img
img
img
img
img
img

Mang Tết Trung Thu cho những đứa trẻ vùng cao nguyên đá, chúng tôi đổi lấy được nụ cười giòn và tươi như nắng - Ảnh 10.

Trở về từ Mã Sồ, 20 chiếc đèn ông sao, 20 chiếc đèn lồng và đám mặt nạ vẫn còn nguyên, bởi điểm trường hôm nay đông học sinh quá, nhóm Quân không đủ đèn, không lẽ lại em có, em không thì tội chúng quá. Vậy là cả nhóm quay về Sủng Là, quyết định tổ chức Trung Thu cho các bé sống gần nơi quay bộ phim "Chuyện của Pao".

Buổi chiều ở Sủng Là có lẽ là thời gian vui nhất trong chuyến đi. Khi nhóm bắt đầu lắp đèn ông sao (vì mua đi xa nên người bán không lắp sẵn đèn mà giao các bộ phận lẻ rồi dạy Quân cách lắp), mới chỉ có khoảng 6, 7 đứa trẻ. Nhưng tin đồn có đồ chơi lan nhanh như được gió, loáng một cái hơn 20 đứa trẻ trong bản đã tập hợp, vây quanh cả nhóm. Quân vốn định dạy lũ trẻ cùng lắp đèn với mình, nhưng lũ trẻ sau khi nhìn mấy đứa đầu tiên làm mẫu... thất bại kiên quyết lắc đầu không lắp. Cuối cùng, cậu và hai người bạn ngồi hì hụi lắp trong ánh mắt mong chờ của lũ trẻ vùng cao nguyên đá.

Mang Tết Trung Thu cho những đứa trẻ vùng cao nguyên đá, chúng tôi đổi lấy được nụ cười giòn và tươi như nắng - Ảnh 11.

img
img

Cũng may, kĩ năng lắp đèn của cả nhóm không đến nỗi tệ, không chiếc đèn nào hỏng. Lũ trẻ líu ríu tranh nhau lấy đèn, lấy mặt nạ rồi chạy ù ra đầu bản, hòa lẫn trong đám tam giác mạch đầu mùa chạy chơi. Trời Sủng Là khi ấy rất trong xanh, cả nhóm bạn đã thấm mệt vì lắp đèn, vì kiểm soát đèn đưa cho từng đứa, nhưng đánh đổi lấy những nụ cười thật giòn và tươi như nắng, ai cũng cảm thấy một niềm hạnh phúc từ đâu tới, tưới mát tâm hồn mình như thể vùng đất cằn gặp được mạch nước ngọt.

Trước đây, Quân chưa bao giờ đi tình nguyện hay từ thiện vì cậu cảm thấy nó không làm cuộc sống của những người khó khăn thay đổi. Nhưng buổi chiều ở Sủng Là thực sự làm Quân suy nghĩ khác, cậu biết, người dân vùng cao và lũ trẻ cần nhiều hơn những món quà tự phát. Những điều lớn lao đó, Quân chưa lo được, chỉ biết niềm vui, nụ cười, sự háo hức của đám trẻ khi nhận quà là có thật, và đó là những thứ vừa sức cậu có thể làm được ngay bây giờ.

Mang Tết Trung Thu cho những đứa trẻ vùng cao nguyên đá, chúng tôi đổi lấy được nụ cười giòn và tươi như nắng - Ảnh 13.

Mang Tết Trung Thu cho những đứa trẻ vùng cao nguyên đá, chúng tôi đổi lấy được nụ cười giòn và tươi như nắng - Ảnh 14.

Tối Sủng Là, cả nhóm mang nốt số bánh kẹo và đèn còn lại phát cho lũ trẻ trong bản để phá cỗ. Vốn định sắp xếp cho chúng ngồi quây tròn giống như các Trung Thu kiểu mẫu vẫn thấy trong ảnh rồi mới phát bánh, cùng nhau thắp đèn trông trăng nhưng lũ trẻ không hợp tác. Lấy bánh, lấy đèn xong, chúng chia từng nhóm nhỏ, chạy chơi với nhau.

Ai đó bảo rằng nếu yêu ai đó thực lòng, hãy yêu họ đúng như con người họ. Thật khó để những đứa trẻ vùng cao vốn ít biết đến Trung Thu phá cỗ trông trăng như cách người Kinh vẫn làm. Nhưng cứ nhìn những chiếc đèn ông sao xanh đỏ lung linh sáng một góc bản mới thấy niềm vui thì đâu có câu nệ gì, miễn sao vui là được thôi mà.

img
img
img
img
img
img

Mang Tết Trung Thu cho những đứa trẻ vùng cao nguyên đá, chúng tôi đổi lấy được nụ cười giòn và tươi như nắng - Ảnh 16.

Hôm sau, một mình một xe qua hơn 400 km để về lại Thủ đô, trở lại cuộc sống thường nhật, hình ảnh những đôi tay lấm lem rụt rè cầm miếng bánh, đôi mắt háo hức nhìn chăm chăm chiếc đèn ông sao cứ vẩn vơ mãi trong đầu Quân.

Mang Tết Trung Thu cho những đứa trẻ vùng cao nguyên đá, chúng tôi đổi lấy được nụ cười giòn và tươi như nắng - Ảnh 17.

Lúc biết tin Quân mang bánh, mang đèn lên Hà Giang, có người bảo cậu rằng việc mang quà Trung Thu cho lũ trẻ sợ rằng sẽ tạo thành thói quen, làm mất bản sắc của người vùng cao. Nhưng một người bạn lớn đã từng nói với cậu văn hóa là dòng chảy, sự hội nhập, giao thoa văn hóa giữa các vùng miền, là điều chắc chắn xảy ra. Những điều tốt đẹp, phù hợp sẽ được thời gian và văn hóa giữ lại.

Mang Tết Trung Thu cho những đứa trẻ vùng cao nguyên đá, chúng tôi đổi lấy được nụ cười giòn và tươi như nắng - Ảnh 18.

Trước khi xuất phát về xuôi, Quân có ghé chợ Phó Bảng, cứ nhìn những chiếc đèn màu sắc thấp thoáng trong chiếc gùi của các mẹ, các chị ở chợ Phó Bảng thì thấy rằng Trung Thu đang dần dần xuất hiện trong cuộc sống của người vùng cao rồi. Mà xét cho cùng, Tết Trung Thu cho thiếu nhi có gì mà không tốt đẹp?

Lũ trẻ ở Mã Sồ, ở Sủng Là và nhiều nơi khác có thể vẫn xa lạ với khái niệm Trung Thu, nhưng niềm vui khi được ăn một miếng bánh thơm, cầm chiếc đèn lung linh là có thật. Và Quân tin, nó sẽ ít nhiều trở thành một phần hồi ức rất đẹp của chúng, như những mùa Trung Thu xưa và tiếng trống lân rộn rã đến bây giờ, vẫn còn nguyên vẹn trong Quân.

Mang Tết Trung Thu cho những đứa trẻ vùng cao nguyên đá, chúng tôi đổi lấy được nụ cười giòn và tươi như nắng - Ảnh 19.

Mang Tết Trung Thu cho những đứa trẻ vùng cao nguyên đá, chúng tôi đổi lấy được nụ cười giòn và tươi như nắng - Ảnh 20.

Hà Trần
Quý Nguyễn
Hà Cáo
KingPro
Bi
Theo Trí Thức Trẻ4/10/2017