Có một nơi biến hành trình hiếm muộn gian nan thành niềm hạnh phúc vỡ òa khi “được làm cha mẹ” - Ảnh 1.

Có một nơi biến hành trình hiếm muộn gian nan thành niềm hạnh phúc vỡ òa khi “được làm cha mẹ” - Ảnh 2.

Có một nơi biến hành trình hiếm muộn gian nan thành niềm hạnh phúc vỡ òa khi “được làm cha mẹ” - Ảnh 3.

Gia đình chị Nguyễn Thị Minh và anh Mẫn Xuân Minh

Kết hôn năm 2000, vợ chồng chị Nguyễn Thị Minh (SN 1977) và anh Mẫn Xuân Minh (SN 1973) ở Hiệp Hoà, Bắc Giang đã hiếm muộn gần 20 năm. Trước đó, chị mang thai nhưng lại là mang thai ngoài tử cung đến 2 lần, phải cắt bỏ vòi tử cung. Lại có tiền sử lạc nội mạc tử cung, anh chị càng thêm long đong trên đường tìm con cái. Năm 2008, hai vợ chồng đã làm IVF tại một bệnh viện lớn nhưng không thành công. Muộn phiền đằng đẵng bám theo, anh chị từng có ý định dừng lại, không điều trị tiếp. Sau đó được mọi người động viên, cả hai tìm đến Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội và được chỉ định thực hiện IVF. Kết quả, họ hái được trái ngọt khi chị đã có thai và sinh con vào năm 2019 sau 20 năm mòn mỏi.

Hay như cặp vợ chồng quê ở Bắc Ninh cùng mang gen Thalassemia (tan máu bẩm sinh) khiến cho hành trình tìm con thêm muôn phần vất vả. Chị Nguyễn Thị Minh Nguyệt (SN 1984) cùng chồng là anh Nguyễn Văn Luân (SN 1985) kết hôn năm 2007. Vào năm 2014, cặp đôi có con đầu lòng nhờ thực hiện thụ tinh nhân tạo (IUI) tại một bệnh viện. Thật không may, bé bị Thalassemia, hàng tháng phải vào Viện Huyết Học và Truyền máu Trung Ương để truyền máu. 

Có một nơi biến hành trình hiếm muộn gian nan thành niềm hạnh phúc vỡ òa khi “được làm cha mẹ” - Ảnh 4.

Vợ chồng chị Nguyễn Thị Minh Nguyệt và anh Nguyễn Văn Luân

Đến tháng 6/2018, hai vợ chồng thực hiện IVF tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội. Bệnh viện đã thực hiện kỹ thuật PGT kết hợp xét nghiệm HLA nhằm mục đích tìm sự tương thích giữa phôi xét nghiệm với em bé đã sinh ra, kiểm tra thì có một phôi chuyển được. Kết quả, chị Nguyệt sinh bé gái vào năm 2019. Nhờ sự giúp đỡ của viện Huyết học và truyền máu trung ương, tế bào gốc cuống rốn của em gái được sử dụng để điều trị cho anh trai và đến nay, sức khỏe của anh trai bé đã ổn định. 

Có một nơi biến hành trình hiếm muộn gian nan thành niềm hạnh phúc vỡ òa khi “được làm cha mẹ” - Ảnh 5.

Đó chỉ là 2 trong số rất nhiều ca vô sinh hiếm muộn được chữa trị thành công tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội. Có được thành công ấy, bên cạnh may mắn còn là sự quyết tâm, kiên trì không bỏ cuộc của bệnh nhân, là nỗi lòng đau đáu của người làm bác sĩ.


img
img

Có một nơi biến hành trình hiếm muộn gian nan thành niềm hạnh phúc vỡ òa khi “được làm cha mẹ” - Ảnh 7.

Với nụ cười điềm đạm trên môi, BS Lợi chia sẻ: "Suốt 11 năm hình thành và phát triển, bệnh viện đã hiện thực hóa ước mơ làm cha làm mẹ cho hàng ngàn cặp vợ chồng vô sinh – hiếm muộn với tỷ lệ thành công cao (tương đương tỷ lệ của các trung tâm Hỗ trợ sinh sản lớn trong nước và quốc tế) nhờ các phác đồ điều trị và can thiệp y khoa hiện đại (tỷ lệ thành công trung bình hiện tại từ 60% - 65%). 

Đó là những thành công mà bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội luôn trân trọng, nâng niu, nhắc nhở mình tiến lên phía trước”. 

Có một nơi biến hành trình hiếm muộn gian nan thành niềm hạnh phúc vỡ òa khi “được làm cha mẹ” - Ảnh 8.

Có lẽ vì thế, bệnh viện luôn thành công trong việc điều trị những ca khó liên quan đến vô sinh, hiếm muộn. ThS.BS Đinh Hữu Việt (Trưởng khoa Nam học, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội) - người từng có nhiều kinh nghiệm trong các ca “bắt” tinh trùng của nam giới vô tinh bằng những kỹ thuật tiên tiến hàng đầu cũng đưa ra nhận định: "Hầu hết những ca mà bệnh viện điều trị đều là những ca khó, tâm lý người bệnh cũng rất bế tắc vì trước đó đã thử vô vàn cách. 

Có một nơi biến hành trình hiếm muộn gian nan thành niềm hạnh phúc vỡ òa khi “được làm cha mẹ” - Ảnh 9.

Gia đình anh L.C.Thanh

Điển hình là trường hợp của nam bệnh nhân L.C.Thanh (33 tuổi, Bắc Giang) bị quai bị từ nhỏ. Biết mình không thể có con theo cách tự nhiên, vợ chồng anh hầu như đã "vái tứ phương". Sau rất nhiều năm không có kết quả khả quan, đến năm 2016, anh chị cùng động viên nhau đến bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội để mong có được mụn con. Trải qua lần đầu làm TESE, anh gặp thất bại. Nản chí vô cùng nhưng được các bác sĩ động viên, anh đã quyết tâm thực hiện thêm một lần nữa bằng phẫu thuật vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng - Micro TESE, tìm thấy tinh trùng để thực hiện IVF cùng trứng của vợ. "Một bé gái chào đời khỏe mạnh, chuyển phôi lần hai, gia đình anh Thanh đón thêm 2 thành viên mới vào tháng 4/2021", BS Việt mỉm cười nói.

Một trường hợp khác thành công nhờ phương pháp "tìm" tinh trùng là gia đình anh T.A.Tú (46 tuổi, TP.HCM). Kết hôn năm 2001 nhưng phải đến tận năm 2020 anh chị mới được cảm nhận niềm hạnh phúc khi được làm cha làm mẹ. 19 năm rong ruổi tìm con từ Bắc vào Nam, biết bao bệnh viện anh chị đã đến, biết bao bài thuốc bắc, nam anh chị đã thử mà không có kết quả. Năm 2019, anh chị đến bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội để kiếm tìm "phép màu" thêm một lần nữa. Tại đây, anh được chẩn đoán mắc hội chứng rối loạn di truyền ở nam giới (Klinefelter). Để có con, anh Tú cần được can thiệp bằng phương pháp tìm tinh trùng và thực hiện Thụ tinh trong ống nghiệm cùng trứng của người vợ.

Có một nơi biến hành trình hiếm muộn gian nan thành niềm hạnh phúc vỡ òa khi “được làm cha mẹ” - Ảnh 9.

ThS.BS Đinh Hữu Việt - Trưởng khoa Nam học thăm khám cho bệnh nhân

"Trước đây, khi gặp các trường hợp tương tự, bác sĩ sẽ tư vấn xin tinh trùng để thực hiện hỗ trợ sinh sản nhưng chúng tôi vẫn rất mong muốn có thể tìm thấy những chú "tinh binh" khỏe mạnh từ tinh hoàn của anh dù chỉ là 1% hi vọng mong manh. Thật may, sau khi can thiệp Micro TESE, số lượng tinh trùng được tìm thấy đủ để thực hiện IVF với trứng của người vợ. Đồng thời, người vợ cũng được theo dõi sát sao từ lúc tạo phôi, chuyển phôi đến mang thai. Cho đến tận khi 1 bé trai chào đời khỏe mạnh thì tôi và ê kíp bác sĩ mới có thể thở phào nhẹ nhõm" - bác sĩ Việt chia sẻ thêm.

Bên cạnh đó, bệnh viện cũng rất thành công trong việc điều trị cho những trường hợp hiếm muộn do người vợ như mắc hội chứng buồng trứng đa nang, bất thường tử cung, tắc hai vòi trứng, tiền sử lưu sảy thai nhiều lần, hoặc những cặp vợ chồng hiếm muộn lâu năm, trong đó không thiếu những cặp đôi mong mỏi có con trên 20 năm dài đằng đẵng.

Có một nơi biến hành trình hiếm muộn gian nan thành niềm hạnh phúc vỡ òa khi “được làm cha mẹ” - Ảnh 11.

Bác sĩ Phạm Văn Hưởng - Trưởng khoa Khám bệnh thăm khám cho bệnh nhân

Đem cái tâm của người làm nghề thầy thuốc, Bệnh viện chủ động tổ chức thêm các hoạt động hỗ trợ cộng đồng thiết thực và duy trì đều đặn hàng năm như chương trình Tuần lễ vàng, hỗ trợ thụ tinh trong ống nghiệm miễn phí... 

Giám đốc Bệnh viện chia sẻ rằng có rất nhiều gia đình hiếm muộn đến khám ở bệnh viện. Tuy nhiên khi tìm ra nguyên nhân thì điều kiện kinh tế lại không cho phép họ thực hiện IVF. Bởi vậy, bệnh viện muốn được chia sẻ gánh nặng với các cặp vợ chồng để họ có thể biến giấc mơ được làm bố mẹ trở thành hiện thực. 

"Chúng tôi có tiêu chí lựa chọn để tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm miễn phí cho cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn như bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, được địa phương xác nhận hộ nghèo, đủ điều kiện thực hiện kĩ thuật thụ tinh trong ống nghiệm... Từ năm 2019, mỗi năm chúng tôi bắt đầu hỗ xét duyệt hỗ trợ cho 10 cặp vợ chồng và chương trình được duy trì đều đặn cho đến năm nay. Đặc biệt, trong năm nay, Bệnh viện cũng hỗ trợ miễn phí thêm cho 20 ca nuôi cấy, theo dõi phôi bằng hệ thống tự động – Timelapse, 20 ca sàng lọc phôi mang gen bệnh lý di truyền: Thalassemia, Hemophilia, teo cơ tủy… và một số bệnh lý hiếm khác (không giới hạn số lượng phôi); 20 ca phẫu thuật vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng – Micro TESE cho các gia đình thực hiện IVF" - BS Lợi cho hay.

img
img
img
img

Theo đó, với chương trình Tuần lễ vàng, mỗi năm bệnh viện tạo điều kiện đem đến rất nhiều ưu đãi khám, tư vấn, siêu âm, xét nghiệm; các gói hỗ trợ thụ tinh trong ống nghiệm... Qua từng năm, chương trình Tuần lễ vàng của bệnh viện lại tăng thêm sự hỗ trợ cả về số lượng người được hỗ trợ lẫn giá trị các gói hỗ trợ. 

Bằng việc tổ chức những chương trình giàu ý nghĩa, bệnh viện hy vọng có thể dang tay ôm trọn những cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn gặp hoàn cảnh khó khăn đang khao khát có con có thể ươm mầm và sinh ra những mầm non khỏe mạnh. 

Có một nơi biến hành trình hiếm muộn gian nan thành niềm hạnh phúc vỡ òa khi “được làm cha mẹ” - Ảnh 13.

"Tài giỏi, mát tay lại có tâm với nghề" là những lời mà nhiều người từng khám chữa bệnh tại đây dành cho các bác sĩ của Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội. Ngoài những nỗ lực không ngừng nghỉ để mang lại hiệu quả cao, điều trị ít tốn kém cho bệnh nhân, bệnh viện còn chú trọng đổi mới về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật; Đồng bộ và hiện đại cho các phòng khám, phòng xét nghiệm, phòng mổ, phòng Lab IVF và các khoa phòng chức năng khác.

Bằng tấm lòng và tinh thần trách nhiệm đó, có nhiều cặp đôi, dù ở rất xa, miền núi vẫn muốn gửi gắm hành trình tìm con tại nơi này.

Có một nơi biến hành trình hiếm muộn gian nan thành niềm hạnh phúc vỡ òa khi “được làm cha mẹ” - Ảnh 14.

BSCKI Nguyễn Thị Hồng Nhung - Chuyên khoa Sản phụ khoa thăm khám bệnh nhân nội trú hàng ngày

Là một trong những người đã chọn bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội làm nơi "chọn mặt gửi vàng", hơn nữa lại trực tiếp được trải nghiệm quá trình điều trị từ khi còn ở cơ sở cũ nay được điều trị ở khu mới, chị Trần Thùy Dương (24 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ cảm nhận: "Cơ sở mới của bệnh viện rộng hơn, thoáng đãng hơn so với trước đây. Trang thiết bị hiện đại, thời gian chờ khám cũng giảm so với trước mà chi phí vẫn như vậy nên tôi càng thấy sự lựa chọn của mình thực sự đúng đắn. Về các bác sĩ, nhân viên y tế thì miễn bàn bởi sự nhiệt tình, tâm lý, sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc cho bệnh nhân. Cảm giác thân quen, gần gũi như người nhà vậy".

img
img
img
img
img
img
img

Chia sẻ thêm một loạt thông tin thú vị cho chúng tôi, BS Lợi cho biết từ năm 2021, bệnh viện đã đưa vào hoạt động tòa nhà 9 tầng khang trang trên khuôn viên 1200m2 hướng hồ Vĩnh Hoàng. Với cơ sở vật chất hiện đại đạt chuẩn Quốc tế, đồng bộ cho các phòng khám, phòng xét nghiệm, phòng mổ, Labo hỗ trợ sinh sản… giúp nâng cao trải nghiệm, hướng tới chất lượng dịch vụ hoàn hảo, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của bệnh nhân với mức chi phí điều trị không thay đổi. 

Có một nơi biến hành trình hiếm muộn gian nan thành niềm hạnh phúc vỡ òa khi “được làm cha mẹ” - Ảnh 16.

Sử dụng máy móc trong điều trị, nâng cao dịch vụ, đem đến sự thoải mái nhất cho người bệnh trong khi đảm bảo hiệu quả cao là điều bệnh viện đặc biệt chú ý. Các kỹ thuật mới không thể không kể đến là Micro TESE, hệ thống nuôi cấy, theo dõi phôi tự động - Timelapse, siêu âm 5D cùng nhiều dịch vụ mới…

Đi sâu vào tìm hiểu những trang thiết bị máy móc, kỹ thuật mới, chúng tôi càng được dịp "mở mang tầm mắt".

Có một nơi biến hành trình hiếm muộn gian nan thành niềm hạnh phúc vỡ òa khi “được làm cha mẹ” - Ảnh 17.

Có một nơi biến hành trình hiếm muộn gian nan thành niềm hạnh phúc vỡ òa khi “được làm cha mẹ” - Ảnh 18.

Ths.BS Lê Thị Thu Hiền

Ths.BS. Lê Thị Thu Hiền (PGĐ, Trưởng khoa hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội) cho biết, hệ thống nuôi cấy phôi tự động - Timelapse hiện đang được bệnh viện sử dụng là một trong số những công nghệ hiện đại nhất mà bệnh viện áp dụng. So với phương pháp nuôi cấy phôi truyền thống, hệ thống theo dõi phôi tự động - Timelapse có nhiều ưu điểm vượt trội hơn. 

Hệ thống nuôi cấy, theo dõi phôi tự động Timelapse giúp theo dõi phôi liên tục mà không gián đoạn môi trường nuôi cấy phôi. Timelapse cấu thành từ hệ thống máy ảnh chụp tự động, tủ nuôi phôi và đi kèm một phần mềm đánh giá phôi.

Timelapse cho phép thu thập hình ảnh phôi được ghi nhận tự động trong tủ cấy, phôi đang nuôi cấy trong tủ mà vẫn có hình ảnh đánh giá và toàn bộ sự kiện đều được ghi lại cứ khoảng 10 phút/1 lần. Do đó, thông tin về một phôi được thu thập tối đa khi sử dụng Timelapse. Ngoài ra, có một phần mềm được tích hợp với “Trí tuệ nhân tạo – Artificial Intelligence” để phụ giúp các chuyên viên phôi học có thêm công cụ đánh giá chất lượng phôi, lựa chọn được phôi tối ưu nhất. 

Có một nơi biến hành trình hiếm muộn gian nan thành niềm hạnh phúc vỡ òa khi “được làm cha mẹ” - Ảnh 19.

Hệ thống Timelapse EmbryoScope mà bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đưa vào ứng dụng có 2 ưu điểm lớn:

Thứ nhất, đây là hệ thống nuôi phôi ổn định và có kinh nghiệm nhất từ năm 2008, đã được hoàn chỉnh hệ thống cho đến năm 2020 và chiếm 90% các báo cáo của các chuyên gia về Timelapse. Thạc sĩ Nguyễn Minh Đức (Trưởng Labo Hỗ trợ sinh sản - Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội) giải thích thêm: Điều này đảm bảo phôi được nuôi ở điều kiện tối ưu và kiểm chứng từ các chuyên gia lớn hàng đầu từ Mỹ, Nhật, Úc và châu Âu.

Có một nơi biến hành trình hiếm muộn gian nan thành niềm hạnh phúc vỡ òa khi “được làm cha mẹ” - Ảnh 20.

Ths. Nguyễn Minh Đức - trưởng Labo Hỗ trợ sinh sản thao tác trên hệ thống Timelapse

Thứ hai, hệ thống tích hợp dữ liệu trí tuệ nhân tạo (AI) lớn nhất thế giới dựa trên cơ sở của hơn 100 nghìn phôi với thuật toán hoàn chỉnh từ ngày 1 đến ngày 5. Do đó, kết quả phân tích phôi sẽ nhanh chóng và chính xác hơn.

"Bệnh viện cũng áp dụng kỹ thuật nuôi phôi dài ngày với xu hướng nuôi phôi ngày 5, vì nhận thấy hiệu quả vượt trội của nó so với việc nuôi phôi ngày 2 hoặc 3. Nghiên cứu cho thấy, từ tỷ lệ làm tổ, tỷ lệ có thai, tỷ lệ thai trên 10 tuần, tỷ lệ em bé chào đời của nuôi phôi ngày 5 so với ngày 2,3 đều cao hơn hẳn. Ngoài ra, chuyển phôi ngày 5 cũng giúp hạn chế khả năng đa thai"- Thạc sỹ Nguyễn Minh Đức (Trưởng Labo hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội) chia sẻ thêm.

Như vậy là phương pháp này giúp nâng cao chất lượng phôi, tăng tỷ lệ có thai cho những vợ chồng đang ngày đêm mong ngóng con. Không những thế còn giúp nâng cao trải nghiệm cho bố mẹ khi có thể "quan sát" quá trình hình thành mầm sống của con mình thông qua hình ảnh được truyền tải trực tiếp từ hệ thống này. Chỉ nghe thôi, tôi đã thấy trong lòng bật lên những rung cảm rất lạ.

img
img
img
img

Có một nơi biến hành trình hiếm muộn gian nan thành niềm hạnh phúc vỡ òa khi “được làm cha mẹ” - Ảnh 22.

Nếu như trước đây, đàn ông vô tinh đồng nghĩa với cơ hội có con vô cùng hiếm thì đến nay, y học đã giúp họ "bắt" tinh trùng ngoạn mục. Chúng tôi được mở mang tầm mắt khi gặp chuyên gia về lĩnh vực này.

Ths.BS Đinh Hữu Việt (Trưởng khoa Nam học, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội) chia sẻ, đối với những trường hợp vô tinh do tắc ống dẫn tinh thì dùng kỹ thuật chọc hút tinh trùng từ mào tinh qua da hay còn gọi là kỹ thuật PESA. Kỹ thuật này có thể chọc qua da và thường sẽ lấy được tinh trùng rất nhiều vì quá trình sinh tinh diễn ra bình thường, chỉ có ống dẫn tinh bị tắc. Kỹ thuật thứ 2 là MESA, cũng là chọc hút tinh trùng từ mào tinh nhưng sau khi đưa mào tinh ra ngoài. 

img
img

Ths.Bs Đinh Hữu Việt thực hiện phẫu thuật Micro TESE trên bệnh nhân vô tinh

Kỹ thuật thứ 3 sâu hơn là TESE, có vai trò phân mô tinh hoàn để tìm tinh trùng. Điều đáng nói là kỹ thuật Micro TESE dành cho các trường hợp tinh hoàn tổn thương quá nặng do quai bị, tinh hoàn bị teo nhỏ, khả năng sinh tinh kém. Áp dụng kỹ thuật này giống như việc chúng ta phóng đại tinh hoàn từ bé như quả quất thành quả bưởi. Sau đó, bác sĩ sẽ khéo léo rạch, bóc từng múi bưởi ra rồi xem trong đó có những tép bưởi nào tốt, tương đương với những ống sinh tinh tốt. Micro TESE chính là biện pháp can thiệp sâu vào tinh hoàn để tìm từng con tinh trùng. Nhờ kĩ thuật này mà nhiều cặp vợ chồng tưởng như vô vọng trong hành trình tìm kiếm con yêu đã được thực hiện thiên chức làm cha làm mẹ.

img
img

Thụ tinh trong ống nghiệm bằng kĩ thuật ICSI - Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn

Nghe bác sĩ giải thích, chúng tôi thực sự khâm phục tài năng cũng như sự tận tâm, tỉ mỉ của người thực hiện. Bác sĩ lúc này cần phải biết nâng niu từng mẫu mô để tìm từng tinh trùng một. Có như vậy mới đảm bảo tinh trùng thu được từ Micro TESE được dùng làm thụ tinh trong ống nghiệm và cho kết quả có con tương đương với thụ tinh trong ống nghiệm bằng tinh trùng trong tinh dịch.

Có một nơi biến hành trình hiếm muộn gian nan thành niềm hạnh phúc vỡ òa khi “được làm cha mẹ” - Ảnh 25.

Đến ngày con yêu được chuyển vào trong cơ thể mẹ, siêu âm đều đặn là chuyện mẹ bầu nào cũng nên duy trì. Nhưng vì sao siêu âm 5D tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội lại được nhiều người quan tâm? Tôi nghĩ có lẽ bởi sự trợ giúp của công nghệ AI đã tạo nên sự khác biệt rất lớn.

Có một nơi biến hành trình hiếm muộn gian nan thành niềm hạnh phúc vỡ òa khi “được làm cha mẹ” - Ảnh 26.

Ths.BS. Hoàng Văn Khanh thực hiện siêu âm 5D cho mẹ bầu

ThS.BS Hoàng Văn Khanh (chuyên khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội) chia sẻ: "Siêu âm 5D với sự hỗ trợ của công nghệ AI giúp chẩn đoán bất thường thai tốt hơn và sớm hơn, giảm đáng kể thời gian khảo sát, giúp cho các mẹ bầu thỏai mái hơn". Nếu trải qua bầu bí rồi, có lẽ bạn sẽ vô cùng thấm thía ở các tuần thai lớn, việc thời gian siêu âm kéo dài sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu và mệt mỏi. Thế nhưng với hệ thống siêu âm 5D của GE Heathcare, cụ thể 2 hệ thống máy là Voluson E6BT20 và E10BT20 - 2 hệ thống siêu âm 5D cao cấp nhất thế giới hiện nay, tôi tin rằng mẹ bầu sẽ cảm thấy an tâm tuyệt đối, cho một thai kỳ nhẹ nhõm với nụ cười luôn hạnh phúc trên môi.

Có một nơi biến hành trình hiếm muộn gian nan thành niềm hạnh phúc vỡ òa khi “được làm cha mẹ” - Ảnh 28.

Nhìn bệnh nhân đến khám và điều trị, BS Nguyễn Khắc Lợi không ngần ngại bộc bạch những lời tâm sự gan ruột: Niềm vui lớn nhất của những người thầy thuốc như chúng tôi thật sự không gì hơn là thấy nụ cười vui tươi, tinh thần phấn khởi của bệnh nhân khi đến khám cho đến khi ra về".

Điều mong muốn nhất của mọi bệnh viện chính là đáp ứng nhu cầu, mong muốn của bệnh nhân. Là người đứng đầu bệnh viện, tôi mong sao tất cả những người đến đây khám, chữa, hỗ trợ sinh sản đều đạt được kết quả thành công 100%. Nếu chẳng may bệnh nhân khi ra viện lại bị sẩy thai, lại có giọt nước mắt rơi, lại cảm thấy tủi thân, đau khổ thì bản thân mỗi người thầy thuốc chúng tôi đều không yên tâm, tự cảm thấy se lòng lại.

Bởi vì người ta đến đây với bao nhiêu hi vọng, tốn bao công sức, tiền bạc để mong mỏi có đứa con, để kiếm tìm hạnh phúc gia đình, vậy mà không thành thì đau đớn lắm. Bệnh nhân đến đây điều trị thành công, chúng tôi cũng mát lòng mát dạ. Khi ra về, bệnh nhân nói lời cảm ơn người thầy thuốc, dù là nói ra hay thầm cảm ơn đi chăng nữa nhưng nhìn những hình ảnh cuộc sống gia đình gửi lại cho bệnh viện, nhìn thấy các cháu khỏe mạnh, tươi vui, những nụ cười hạnh phúc trên đôi môi người cha, người mẹ, nụ cười hồn nhiên của những thiên thần nhỏ... cuộc sống như vậy thật sự ý nghĩa.

img
img
img
img
img
img
img
img
img


Tiểu Nguyễn
Quý Nguyễn
Bi