Ý nghĩa sâu xa đến thâm thúy ẩn chứa đằng sau tên niên hiệu mới của Nhật Bản cùng quy trình tuyển chọn kỹ lưỡng đến từng chi tiết

Diệu Linh,
Chia sẻ

Nhiều người chắc chắn sẽ bất ngờ việc chọn tên niên hiệu của Nhật Bản cực kỳ nghiêm ngặt và ý nghĩa đằng sau cực kỳ sâu xa.

Quá trình chọn niên hiệu cực kỳ kỹ lưỡng

Hôm nay ngày 1/4/2019, Nhật Bản chính thức công bố niên hiệu mới. Theo đó, niên hiệu mới là "Reiwa" (Lệnh Hòa). "Rei" có nghĩa là "tốt", "đẹp" hoặc "trật tự", "quy tắc", còn "Wa" có ý nghĩa "hòa bình" hoặc hòa hợp". Niên hiệu mới này có hiệu lực từ ngày 1/5/2019.

Trước khi niên hiệu "Reiwa" được công bố, thông tin này được giữ bí mật nghiêm ngặt. Phát biểu trước báo giới, chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga bày tỏ: "Chúng tôi hi vọng (tên niên hiệu) sẽ được người dân chấp nhận rộng rãi và bén rễ sâu sắc như một phần cuộc sống hằng ngày của người dân".

Theo tờ Japan Times, theo luật Niên Hiệu 1979, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chỉ định một hội đồng chuyên gia về văn học cổ điển Trung Quốc và Nhật Bản đưa ra đề cử 2-5 tên niên hiệu để lựa chọn. Các tên được đưa ra phải đáp ứng tiêu chí nghiêm ngặt, dễ đọc và dễ viết nhưng không được sử dụng phổ biến hoặc trước đây đã từng là tên niên đại.

Ý nghĩa sâu xa đến thâm thúy ẩn chứa đằng sau tên niên hiệu mới của Nhật Bản cùng quy trình tuyển chọn kỹ lưỡng đến từng chi tiết - Ảnh 1.

Chánh văn phòng nội các Nhật Bản công bố niên hiệu "Reiwa".

Quá trình chọn tên niên đại bắt đầu từ giữa tháng 3/2019 khi Chánh văn phòng nội các Nhật Bản đề nghị một số học giả giấu tên đề cử 2-5 tên niên đại. Các tên được trình bày tại một cuộc họp kín. 

Cuộc họp này có sự tham gia của 9 chuyên gia ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có nhà khoa học đoạt giải Nobel Shinya Yamanaka và tiểu thuyết gia Mariko Hayashi. Các chuyên gia sẽ trình bày quan điểm của họ và rút bớt tên trước khi nội các phê duyệt lựa chọn cuối cùng.

Dưới sự trị vì của Nhật Hoàng Akihito, Nhật Bản có niên hiệu là "Heisei" có nghĩa là "đạt được hòa bình". Đây là lần đầu tiên không có chiến tranh trong lịch sử hiện đại của Nhật Bản nhưng cũng trải qua những năm kinh tế giảm phát và thiên tai xảy ra ở Nhật.

Heisei dịch ra là "Bình Thành". "Bình Thành" từng được nhắc đến trong Sử Ký Tư Mã Thiên và Kinh Thư. Trong Sử Ký Tư Mã Thiên có nhắc đến "Nội bình ngoại thành", còn trong Kinh thư có câu "Địa bình thiên thành". Niên hiệu Bình Thành có hiệu lực từ ngày Nhật Hoàng Akihito đăng quang vào ngày 7/1/1989.

Ý nghĩa sâu xa đến thâm thúy ẩn chứa đằng sau tên niên hiệu mới của Nhật Bản cùng quy trình tuyển chọn kỹ lưỡng đến từng chi tiết - Ảnh 2.

Niên hiệu "Heisei" được công bố năm 1989 khi Nhật Hoàng Akihito kế vị.

Trước đó, niên hiệu Showa (Chiêu Hòa) được dùng dưới thời trị vì của Nhật Hoàng Naruhito. Niên hiệu này được sử dụng từ 25/12/1926 đến 7/1/1989. Showa là "thời kỳ hòa bình/hòa bình giác ngộ" hoặc "thời kỳ Nhật Bản rực rỡ".

Trong khi đó, dưới thời Nhật Hoàng Yoshihito, Nhật Bản có niên đại là Taisho. Taisho có nghĩa là "công bằng tuyệt vời".

Từ tháng 9/1868 đến tháng 7/1912 là thời kỳ trị vì của Hoàng đế Mutsuhito. Nhật Bản có niên hiệu là Meiji. Meiji có nghĩa là "Quy tắc giác ngộ" hay "Chính phủ giác ngộ".

Niên hiệu của Nhật được áp dụng từ năm 645 sau Công nguyên dưới thời Hoàng đế Kotoku. Niên hiệu đầu tiên được dùng ở Nhật Bản là  "Taika". Niên hiệu này được lấy từ tên cuộc cải cách Taika nhằm đánh dấu những thay đổi về chính trị và cơ cấu. Tuy nhiên, việc đặt niên hiệu ở Nhật bị gián đoạn cho đến cuối thế kỷ thứ 7 được thực hiện từ năm 701 dưới triều đại của Hoàng đến Monu cho đến nay.

Ý nghĩa đằng sau gửi gắm qua niên hiệu mới "Reiwa"

Tên "Reiwa" được lấy từ tập thơ có từ thế kỷ thứ 7 "Vạn Diệp Tập". Trong phát biểu của Thủ tướng Shinzo Abe sau khi Chánh văn phòng nội các Yoshihide Suga công bố niên hiệu mới, ông cho hay: "Niên hiệu đại diện cho văn hóa của đất nước chúng ta được sinh ra và được nuôi dưỡng bởi trái tim tốt đẹp của mọi người nương tựa vào nhau".

Thủ tướng Nhật Bản cũng cho hay, cái tên "Reiwa" được chọn "với hi vọng Nhật Bản là quốc gia nơi mọi người có thể thực hiện mong muốn của mình cho tương lai và đạt được thành công như hoa mận nở sau rét đậm".

Không phải lạ mà ông Abe nhắc đến hoa mận, bởi trong tập "Vạn Diệp Tập" có nhiều đề tài song trong đó có những bài thơ đề cập đến thiên nhiên tươi đẹp của Nhật Bản, các thắng cảnh như núi Phú Sĩ, hồ Omi, cánh đồng hoa Murasaka, hoa mận trong tuyết trắng, lá phong đỏ thắm mùa thu.

"Vạn Diệp Tập" là tập thơ lâu đời nhất ở Nhật Bản. Tập thơ tượng trưng cho nền văn hóa phong phú và truyền thống lâu đời của Nhật Bản. Tập thơ quy tụ tác giả đông đảo lên đến 400 nhà thơ.

Theo tờ Mainichi, trong "Vạn Diệp Tập", "rei" xuất hiện trong cụm từ "reigetsu" có nghĩa "tháng tốt lành", "wa" xuất phát từ cụm "kaze yawaragu" có ý là gió "dịu dàng".

Niên hiệu Reiwa được công bố là bước đầu tiên trong quá trình Nhật Hoàng Akihito, 85 tuổi chuẩn bị thoái vị. Vị Nhật Hoàng kế tiếp sẽ là Thái tử Naruhito, 59 tuổi, đăng quang ngày 1/5/2019. Lễ đăng quang sẽ có sự tham gia của lãnh đạo hơn 150 quốc gia trên thế giới.

Nguồn: Tổng hợp

Chia sẻ