Xúc động ngày đầu tiên đi học của các bé khiếm thị

Chí Toàn - H. Trang,
Chia sẻ

Cứ vào đầu tháng 9, các bé khiếm thị đủ tiêu chuẩn vào học trường Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) lại được đón vào trường.

Trường Nguyễn Đình Chiểu tuyển sinh lớp dự thính cho các bé khiếm thị (không mắc kèm theo các bệnh bẩm sinh khác) trên toàn địa bàn Hà Nội và khu vực phía Bắc ở độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi. Tất cả các bé đều phải qua một năm dự thính, nếu đạt yêu cầu mới được bắt đầu vào lớp 1.

Xúc động ngày đầu tiên đi học của các bé khiếm thị  1
Các bé lớp dự thính được cha mẹ đưa tới trường.

Tại lớp này, các bé được huấn luyện các kỹ năng cần thiết như định hướng di chuyển, giao tiếp bằng tay, tự chăm sóc cá nhân... Sau khi “tốt nghiệp” lớp dự thính, các bé sẽ được nhập học cùng các học sinh bình thường và phải tự túc trong mọi sinh hoạt để có thể hòa nhập cộng đồng.

Xúc động ngày đầu tiên đi học của các bé khiếm thị  2
Cậu bé này rất háo hức khi được đi học.

Xúc động ngày đầu tiên đi học của các bé khiếm thị  3
Cố tìm tên mình trong danh sách lớp.

Xúc động ngày đầu tiên đi học của các bé khiếm thị  4
Rời tay mẹ, cậu lập tức sà vào lòng thầy giáo.

Với các bé lần đầu được nhận vào lớp dự thính, ngày nhập học là một sự thay đổi lớn, tự mình bước vào cuộc sống không ánh sáng mà không còn bàn tay đưa lối của cha mẹ.

Xúc động ngày đầu tiên đi học của các bé khiếm thị  5
Các học sinh và phụ huynh chờ vào lớp.

Bé Gia Linh (Tân Triều, Thanh Trì) mới 6 tuổi, lần đầu được mẹ và bác đưa đi học.

Xúc động ngày đầu tiên đi học của các bé khiếm thị  6
Bé Gia Linh bị khiếm thị bẩm sinh.

Xúc động ngày đầu tiên đi học của các bé khiếm thị  7
Cô bé rất nhút nhát.

Xúc động ngày đầu tiên đi học của các bé khiếm thị  8
Mẹ dẫn Gia Linh đi thăm trường.

Chị Vũ Thị Thảo, mẹ bé chia sẻ: “Gia Linh rất nhút nhát, gặp người lạ, bé ít nói chuyện, chỉ có khi ở nhà mới nói nhiều thôi. Trong năm nay, tôi không cho con ở nội trú tại trường mà sẽ đưa bé đi đi về về. Đường xa, hơi vất vả một chút, nhưng vì con còn bé quá, chưa tự chăm sóc được mình như các bạn khác.

Bé Trần Chính Nguyên, 8 tuổi, thì đầy háo hức khi được đi học. Năm nay, bé cũng bắt đầu vào lớp dự thính.

Xúc động ngày đầu tiên đi học của các bé khiếm thị  9
Bé Nguyên vừa háo hức, vừa hồi hộp khi được đi học.

Xúc động ngày đầu tiên đi học của các bé khiếm thị  10
Anh Thành, cha bé Nguyên, đưa con từ Tây Mỗ, Từ Liêm lên trường rất sớm.

Anh hồ hởi khoe, mình rất mừng khi năm nay con được nhận vào trường. Năm ngoái, bé Nguyên cũng đi tuyển sinh nhưng các giáo viên thấy nhận thức của bé chưa đủ để đi học nên chưa nhận.

Xúc động ngày đầu tiên đi học của các bé khiếm thị  11
Nhiều cảm xúc khác nhau của trẻ và cả cha mẹ lần đầu đưa con đến trường.

Xúc động ngày đầu tiên đi học của các bé khiếm thị  12
Có sự hồn nhiên…

Xúc động ngày đầu tiên đi học của các bé khiếm thị  13
…phụng phịu…

Xúc động ngày đầu tiên đi học của các bé khiếm thị  14
…cả chút lo âu trên gương mặt các bé.

Do trở ngại khiếm thị, việc học tập của các bé vất vả hơn nhiều so với trẻ bình thường. Các bé sẽ bắt đầu và duy trì việc học mà hầu hết chưa hề biết chữ, không thể thấy được những gì thầy, cô viết trên bảng, những tranh ảnh, đồ dùng minh họa... Tất cả những gì đôi mắt cần làm, những ngón tay phải làm thay.
Xúc động ngày đầu tiên đi học của các bé khiếm thị  15
Chưa quen bàn ghế mới, các bé được bố mẹ dìu vào tận nơi.

Xúc động ngày đầu tiên đi học của các bé khiếm thị  16
Có học sinh lớn hơn các bạn, ngượng nghịu vào lớp.

Xúc động ngày đầu tiên đi học của các bé khiếm thị  17
Phụ huynh và học sinh nghe phổ biến nội quy, lịch học.

Xúc động ngày đầu tiên đi học của các bé khiếm thị  18
Con háo hức, mẹ thì lo lắng.

Xúc động ngày đầu tiên đi học của các bé khiếm thị  19
Có lẽ đây là lần đầu các ông bố bà mẹ “buông tay” để con mình tự bước đi.

Xúc động ngày đầu tiên đi học của các bé khiếm thị  20
Xúc động khi thấy con đã là học sinh.

Ngoài học văn hóa, các học sinh khiếm thị còn được học thêm các kỹ năng hòa nhập cộng đồng. Để các em theo kịp các bạn cùng lớp, ngoài giờ học chính quy, các thầy cô giáo thường kèm riêng cho các bé ngoài giờ.

Với một số học sinh nhà xa, không có điều kiện đi về mỗi ngày, trường Nguyễn Đình Chiểu có một khu nội trú để tiện cho các em sinh hoạt, ăn ở ngay trong khuôn viên trường. Một số bé học lớp dự thính cũng được bố mẹ cho ở lớp nội trú này, dù còn rất bé.

Xúc động ngày đầu tiên đi học của các bé khiếm thị  21
Những bạn nhà xa được bố mẹ chuẩn bị đồ dùng cá nhân, chuẩn bị sống “một mình” ở trường.

Xúc động ngày đầu tiên đi học của các bé khiếm thị  22
Tập đi cầu thang…

Xúc động ngày đầu tiên đi học của các bé khiếm thị  23
…men tường về phòng riêng mà không cần người dắt.

Xúc động ngày đầu tiên đi học của các bé khiếm thị  24
Bé hơi sợ một chút, nhưng sẽ quen nhanh thôi.

Xúc động ngày đầu tiên đi học của các bé khiếm thị  25
Cậu bé này bịn rịn mãi, không muốn chia tay mẹ.

Thầy giáo Phạm Đình Thắng, giáo viên phụ trách nội trú cho học sinh khiếm thị tại trường Nguyễn Đình Chiểu, vui vẻ cho biết: “Năm nay có 26 học sinh được nhận vào lớp dự thính, phần lớn là các cháu ở độ 6 – 7 tuổi, các cháu quá tuổi đi học ít hơn. Đó là một điều đáng mừng, tuổi bắt đầu đi học của các cháu càng gần độ tuổi chuẩn (6 tuổi), các cháu càng dễ hòa nhập hơn. Những năm trước, các học sinh của lớp dự thính thường nhỉnh hơn tuổi đi học chung khoảng vài tuổi”.

Xúc động ngày đầu tiên đi học của các bé khiếm thị  26
Thầy giáo Phạm Đình Thắng – giáo viên phụ trách nội trú của trường.

Gắn bó 26 năm ở ngôi trường đặc biệt này, thầy Thắng cho biết, học sinh của trường rất thông minh, ngày càng hòa nhập tốt với môi trường xã hội. Thầy tự hào khoe, một số học sinh của trường khi học lên cấp 3 và đại học đã rất thành đạt. Có người là thủ khoa đại học, hay như em Nguyễn Thị Mai (Sơn Tây, Hà Nội) được học bổng sang Mỹ, đã tốt nghiệp thạc sĩ và đang làm giảng viên ở một trung tâm lớn của Mỹ.   

Chia sẻ