Xô xát tại bệnh viện, 2 bảo vệ bị cắn sâu vào tay và phải điều trị phơi nhiễm viêm gan B

Hoàng Lê,
Chia sẻ

Vụ ẩu đả khiến 6 người phải cấp cứu, hai bảo vệ làm nhiệm vụ tại Bệnh viện Nhân dân 115 đã phải điều trị phơi nhiễm viêm gan siêu vi B, trong đó có một người lên cơn sốt.

Liên quan đến sự việc hai đối tượng lạ mặt xô xát với các bảo vệ dịch vụ tại Bệnh viện Nhân dân 115 khiến nhiều người phải nhập viện cấp cứu, tối 26/4 phía bệnh viện đã có thông tin chính thức.

Bị cắn sâu đến phơi nhiễm viêm gan B

Theo bệnh viện, sự việc trên xảy ra vào ngày 24/4 giữa hai đối tượng bên ngoài và 5 bảo vệ đang làm nhiệm vụ tại đây. Khi bị khống chế, một đối tượng đã cắn vào tay bảo vệ, ngặm chặt miệng trong thời gian khoảng 2 phút. Ngoài ra, ông cùng con trai còn xô xát với các bảo vệ khác.

Hậu quả mà các đối tượng gây ra là 3 bảo vệ bị chấn thương sọ não, chấn thương hàm mặt, mắt gồm Vũ Duy Cán, Nguyễn Phú Lợi, Y Thương M Lô.

Ngoài ra anh Y Đêm M Lô và Nguyễn Văn Cường phải điều trị phơi nhiễm viêm gan tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới. Bảo vệ Cường cho biết anh đã lên cơn sốt sau khi bị ông Hưng cắn (đối tượng này được xác định bị nhiễm Viêm gan siêu vi B).

Xô xát tại bệnh viện, 2 bảo vệ bị cắn sâu vào cổ tay và phải điều trị phơi nhiễm viêm gan B - Ảnh 1.

Tay người bảo vệ bị cắn sâu trong 2 phút.

Điều trị phơi nhiễm viêm gan B thế nào?

Theo bác sĩ, các cơ chế gây phơi nhiễm tổn thương qua da (Với HIV, Viêm Gan B, Viêm Gan C...) thường gặp là:

Khi thao tác trên bệnh nhân hay thao tác trên kim/vật sắc nhọn;

Thao tác với các dụng cụ hay bệnh phẩm;

Va chạm với người hay vật bén nhọn khác;

Liên quan đến việc xử lý rác;

Tiếp xúc vật sắc nhọn ở những vị trí không an toàn.

Ngay sau khi xảy ra phơi nhiễm với máu, người dân cần rửa ngay vết thương (hay chỗ kim đâm) bằng xà phòng và nước. Dội sạch các vết bắn vào mũi, miệng, mắt hoặc da với nước sạch, nước muối.

Không nên dùng thuốc có tính chất ăn da như thuốc tẩy.

Xô xát tại bệnh viện, 2 bảo vệ bị cắn sâu vào cổ tay và phải điều trị phơi nhiễm viêm gan B - Ảnh 2.

Chủng ngừa là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh viêm gan siêu vi B.

Với viêm gan siêu vi B, chủng ngừa là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh.

Nếu chưa được chủng ngừa, nên chủng ngừa sau phơi nhiễm bất kể tình trạng nhiễm viêm gan siêu vi B của người bệnh nguồn.

"Globulin miễn dịch viêm gan siêu vi B (HBIG) có hiệu quả ngăn ngừa nhiễm bệnh sau khi bị phơi nhiễm.

Trị liệu sau phơi nhiễm nên bắt đầu càng sớm càng tốt sau khi bị phơi nhiễm, tốt nhất là trong vòng 24 giờ, và không trể hơn 7 ngày" - bác sĩ từ Bệnh viện Chợ Rẫy hướng dẫn.


Chia sẻ