Vu Lan về, nhắc nhớ ở Sài Gòn có mẹ già lượm ve chai nuôi con tâm thần, người sống cô độc, chỉ ước một bữa no rồi chết - Ảnh 1.

Vu Lan về, nhắc nhớ ở Sài Gòn có mẹ già lượm ve chai nuôi con tâm thần, người sống cô độc, chỉ ước một bữa no rồi chết - Ảnh 2.

Căn nhà chẳng khác gì cái "chuồng heo" nằm sâu trong hẻm 42 đường Hồ Hảo Hớn (phường Cô Giang, quận 1) từ nhiều năm nay là nơi sinh sống của cụ Trương Thị Biết (92 tuổi) cùng cô con gái tâm thần Trương Cẩm Vân (61 tuổi). Ngồi co ro một góc trong căn nhà chật hẹp, cố nhíu đôi mắt mờ, cụ Biết hâm lại nồi thức ăn thừa được hàng xóm cho để Cẩm Vân kịp bữa cơm chiều. Từ ngoài nhà, một người phụ nữ lớn tuổi gầy gò bước vào rồi ngồi hất chân đẩy chiếc võng đung đưa, miệng lẩm bẩm: "Bà bánh sùng ơi, tôi đói, cho tôi ăn đi". Nghe đứa con gái gọi mình như vậy, cụ Biết day mắt nhìn con, buồn bã: "Đừng kêu bà bánh sùng nữa nghen, phải gọi là má, rồi má cho Cẩm Vân tiền mua kẹo, mua vòng đeo tay".

Cụ Trương Thị Biết (91 tuổi) và con gái Cẩm Vân
Cụ Trương Thị Biết (91 tuổi) và con gái Cẩm Vân
Cụ Trương Thị Biết (91 tuổi) và con gái Cẩm Vân
Cụ Trương Thị Biết (91 tuổi) và con gái Cẩm Vân
Cụ Trương Thị Biết (91 tuổi) và con gái Cẩm Vân
Cụ Trương Thị Biết (91 tuổi) và con gái Cẩm Vân
Cụ Trương Thị Biết (91 tuổi) và con gái Cẩm Vân
Cụ Trương Thị Biết (91 tuổi) và con gái Cẩm Vân
Cụ Trương Thị Biết (91 tuổi) và con gái Cẩm Vân
Cụ Trương Thị Biết (91 tuổi) và con gái Cẩm Vân
Cụ Trương Thị Biết (91 tuổi) và con gái Cẩm Vân
Cụ Trương Thị Biết (91 tuổi) và con gái Cẩm Vân

Cẩm Vân là đứa con duy nhất còn sống của cụ Biết sau khi 5 người khác vì bệnh tật mà chết. Dù đã hơn 60 tuổi nhưng Cẩm Vân như đứa trẻ lên ba, suốt ngày đi lang thang ngoài đường, đói bụng lại về nhà xin cơm. Trước kia, lúc còn khỏe, cụ Biết bán bánh sùng, cái tên "bà bánh sùng" mà Cẩm Vân gọi cụ cũng bắt đầu từ đó. Cụ tâm sự: "Nó dở người vậy á nhưng cũng hiếu thảo lắm, ai cho nó đồ ăn gì nó lại hí hửng chạy về khoe với tôi. Nó thương "bà bánh sùng" của nó lắm, vậy mà chẳng bao giờ nó chịu gọi má ơi".

60 năm, cụ vẫn nghe Cẩm Vân kể đi kể lại những câu chuyện không đầu không đuôi rồi ngọng nghịu cười một mình. Mỗi lúc như vậy, cụ chỉ biết nhìn con trìu mến, trong khóe mắt của cụ rưng rưng một điều gì đó. "Có khùng có điên, Cẩm Vân vẫn là con của má, con nhỉ! Cẩm Vân ăn ngon rồi ở nhà để má đi lượm ve chai mua bánh cho con", cụ Biết vừa nói vừa xách cái giỏ cũ mềm để đi nhặt ve chai.

Vu Lan về, nhắc nhớ ở Sài Gòn có mẹ già lượm ve chai nuôi con tâm thần, người sống cô độc, chỉ ước một bữa no rồi chết - Ảnh 4.

Bất kể trời mưa hay nắng, hình ảnh của cụ Biết còng lưng, đi lang thang khắp các con hẻm trên phường Cô Giang để nhặt ve chai đã trở nên quen thuộc với người dân. Một ngày mưu sinh của cụ bắt đầu từ lúc 17h chiều đến tận nửa đêm, cứ lượm nhặt, gom góp được hai ba ngày, có người lại đến mua cho cụ với khoảng 40.000 đồng. Dù vất vả nhưng với cụ Biết, chỉ cần ngày nào cụ còn sống, là ngày đó Cẩm Vân của cụ vẫn còn được ăn no. "Tôi chỉ sợ một ngày nào đó không còn sức khỏe, đổ bệnh rồi chết đi thì không biết con Vân sẽ làm thế nào. Tôi chết rồi, nó biết sống với ai", cụ Biết ngân ngấn nước mắt.

Nhìn tấm di ảnh của chồng, kể lại từng cái tên của 5 đứa con: Phát, Thiện, Tân, Hai, Tài đã mất, cụ Biết xoa đầu Cẩm Vân, khẽ bảo: "Cẩm Vân phải ngoan, đi chơi đâu phải nhớ về nhà với má, đừng bỏ má mà đi nữa nghe hông" rồi bật khóc. Nhìn những dòng người tấp nập đi chùa cầu an cho bố mẹ mùa Vu Lan, cụ Biết mỉm cười nhìn Cẩm Vân rồi ước được con một lần gọi "Má ơi!", chứ "Sống đến ngần tuổi này, cụ đâu còn trông mong gì nữa".

Vu Lan về, nhắc nhớ ở Sài Gòn có mẹ già lượm ve chai nuôi con tâm thần, người sống cô độc, chỉ ước một bữa no rồi chết - Ảnh 5.

Khác với cụ Biết, cụ Mai sau nửa đời đi "ở đợ cho người" để nuôi gia đình, ở cái tuổi gần đất xa trời, cụ chẳng có gì trong tay khi đứa con trai duy nhất của cụ vì bạo bệnh mà mất, người con dâu cùng hai đứa cháu nội cũng chẳng bao giờ ghé thăm.

Ngồi trên chiếc giường xếp cũ kỹ, èo uột nằm sát con hẻm nhỏ số 98 đường Lý Thái Tổ (phường 2, quận 3), cụ Nguyễn Thị Mai (89 tuổi) đưa đôi mắt hướng ra bên kia đường, nơi dòng người tấp nập chen chúc nhau đi làm. Đã nhiều hơn một lần, cụ Mai ước được mình có thể đi lại được để tìm gặp hai đứa cháu nội của mình. Giờ thì: "Bà có đi được nữa đâu, chục năm nay sống thui thủi một mình trong cái hẻm này, nhờ mọi người thương tình cho cơm ăn ngày ba bữa. Đôi lúc chỉ muốn chết đi để bớt khổ", cụ Mai nghẹn ngào.

Cụ Nguyễn Thị Mai (89 tuổi) sống một mình cô độc trong hẻm 98 Lý Thái Tổ
Cụ Nguyễn Thị Mai (89 tuổi) sống một mình cô độc trong hẻm 98 Lý Thái Tổ
Cụ Nguyễn Thị Mai (89 tuổi) sống một mình cô độc trong hẻm 98 Lý Thái Tổ
Cụ Nguyễn Thị Mai (89 tuổi) sống một mình cô độc trong hẻm 98 Lý Thái Tổ
Cụ Nguyễn Thị Mai (89 tuổi) sống một mình cô độc trong hẻm 98 Lý Thái Tổ
Cụ Nguyễn Thị Mai (89 tuổi) sống một mình cô độc trong hẻm 98 Lý Thái Tổ
Cụ Nguyễn Thị Mai (89 tuổi) sống một mình cô độc trong hẻm 98 Lý Thái Tổ
Cụ Nguyễn Thị Mai (89 tuổi) sống một mình cô độc trong hẻm 98 Lý Thái Tổ
Cụ Nguyễn Thị Mai (89 tuổi) sống một mình cô độc trong hẻm 98 Lý Thái Tổ
Cụ Nguyễn Thị Mai (89 tuổi) sống một mình cô độc trong hẻm 98 Lý Thái Tổ
Cụ Nguyễn Thị Mai (89 tuổi) sống một mình cô độc trong hẻm 98 Lý Thái Tổ
Cụ Nguyễn Thị Mai (89 tuổi) sống một mình cô độc trong hẻm 98 Lý Thái Tổ

Theo cụ Mai, sau khi rời Huế vào Sài Gòn, không một người thân thích, một mình cụ Mai phải đi hết chỗ này đến chỗ khác để kiếm việc làm. May mắn một bà chủ tốt bụng nhận cụ vào giúp việc nhà. Cứ ngỡ rằng cuộc sống của cụ sẽ tốt hơn khi lấy chồng và sinh được một bé trai kháu khỉnh. Nhưng khi con trai chưa đầy một tuổi, người chồng cũng bỏ lại hai mẹ con cụ Mai mà ra đi.

Nhẫn nhục, chịu đựng suốt một đời, ở đợ từ nhỏ nuôi cha mẹ đau yếu, làm vợ, làm mẹ trong cảnh túng quẫn, cơ hàn, khi đứa con trai lớn lên rồi lập gia đình, tưởng đâu cụ sẽ được hưởng chút niềm vui còn sót lại nơi tuổi già, quây quần bên con cháu. Nào ngờ, một cơn tai biến đã cướp mất người con duy nhất của cụ, để lại hai đứa cháu nội cùng người vợ trẻ bên cạnh cụ.

Sau biến cố ấy, người con dâu đành đoạn ôm hai con bỏ đi tìm hạnh phúc mới, một mình cụ Mai lại lủi thủi đêm ngày. "Trước bà bán vé số, cứ đi dò hỏi người ta xem con mình, cháu mình nó ở đâu mà không thấy. Bà không cần nó nuôi bà, chỉ cần được gặp con, gặp cháu là vui lắm rồi, thế mà…", cụ Mai bật khóc.

"Thấy người ta có con, có cháu, bà cũng ước con cháu bà có thể bên cạnh mình. Nhưng mà chờ đợi hoài mười mấy năm trời vẫn không thấy. Bà ở lại cái hẻm này cũng vì muốn một lần nào đó, hai đứa cháu nội sẽ đến tìm bà. Không biết bà còn sống để đợi được bao nhiêu ngày nữa", cụ Mai ứa nước mắt.

Sống côi cút một mình trong hẻm nhỏ, nhiều lúc cụ Mai chỉ muốn chết đi vì không muốn làm phiền đến bà con hàng xóm. Không có tiền lo cơm ngày ba bữa, lại bệnh tật, đôi mắt gần như không thấy đường, chân không đi được, cụ Mai hoàn toàn nhờ vào sự giúp đỡ của những người dưng.

Vu Lan về, nhắc nhớ ở Sài Gòn có mẹ già lượm ve chai nuôi con tâm thần, người sống cô độc, chỉ ước một bữa no rồi chết - Ảnh 7.

"Mọi người ở đây tốt lắm, có người mua cho bà cơm, người cho tiền, người phụ đẩy xe lăn cho bà", cụ Mai xúc động nói.

Mấy tháng trở lại đây, sức khỏe của cụ Mai ngày một yếu đi, muốn đi đâu, làm việc gì cụ cũng phải nhờ sự trợ giúp của mọi người. Trong ký ức của cụ, hai đứa cháu nội vẫn còn là nỗi đau lớn nhất mà có lẽ, cụ chỉ ước một lần được gặp lại rồi nhắm mắt. Nắm lấy đôi bàn tay co rúm, cụ Mai nhìn tôi rưng rưng nước mắt: "Bà ở đây buồn lắm, nếu rảnh hãy ghé đến trò chuyện với bà, bà cảm ơn con".

Vu Lan về, nhắc nhớ ở Sài Gòn có mẹ già lượm ve chai nuôi con tâm thần, người sống cô độc, chỉ ước một bữa no rồi chết - Ảnh 8.

Cũng sống một đời đơn độc như cụ Mai, ngoại Liên (75 tuổi) chỉ biết bầu bạn với lũ chó, mèo dưới căn nhà xiêu vẹo (62 Đinh Công Tráng, phường Tân Định, quận 1) suốt bao năm nay. Không gia đình, con cái, lúc còn trẻ cũng như khi tuổi đã xế chiều, ngoại Liên vẫn lủi thủi một mình, buồn buồn thì ngoại nói chuyện với con chó, con mèo. Người dân ở đây gọi ngoại là "bà già gục đầu", bởi vì suốt nhiều năm dài ngủ ngồi, cái cổ của ngoại bị tật vẹo sang một bên, nhìn rất kỳ quái.

Ngồi gục xuống trên chiếc ghế dựa, chốc chốc ngoại Liên đưa tay lấy một ít thức ăn có sẵn bỏ vào chuồng cho lũ chó mèo. Tụi nó là những con vật bị bỏ rơi, được ngoại đem về nuôi nấng rồi ở luôn với ngoại nhiều năm nay. Chỉ vào con mèo trắng mập bên cạnh, ngoại Liên nheo con mắt lờ mờ, cười hiền hậu kể: "Con mèo này bà lượm ở ngoài đường, lúc đó nó nhỏ xíu hà, mà bây giờ to đùng. Coi vậy chứ ham ăn lắm, bà ăn gì nó cũng xin, riết rồi giờ thiếu nó không được".

Cụ Kim Liên (75 tuổi) cụ bà quẹo cổ, ngủ ngồi
Cụ Kim Liên (75 tuổi) cụ bà quẹo cổ, ngủ ngồi
Cụ Kim Liên (75 tuổi) cụ bà quẹo cổ, ngủ ngồi
Cụ Kim Liên (75 tuổi) cụ bà quẹo cổ, ngủ ngồi
Cụ Kim Liên (75 tuổi) cụ bà quẹo cổ, ngủ ngồi
Cụ Kim Liên (75 tuổi) cụ bà quẹo cổ, ngủ ngồi
Cụ Kim Liên (75 tuổi) cụ bà quẹo cổ, ngủ ngồi
Cụ Kim Liên (75 tuổi) cụ bà quẹo cổ, ngủ ngồi
Cụ Kim Liên (75 tuổi) cụ bà quẹo cổ, ngủ ngồi
Cụ Kim Liên (75 tuổi) cụ bà quẹo cổ, ngủ ngồi

Người ta cho ngoại cơm thì tụi nó (lũ chó mèo) cũng có cơm ăn, cứ thế mấy bà con nương nhau mà sống. Vì ngoại hình của ngoại Liên khiến không ít người giật mình khi gặp nên ngoại cũng ngại tiếp xúc với mọi người. Mỗi ngày, ngoại Liên nhốt mình trong căn nhà chật chội chất đầy đồ đạc, cánh cửa nhà khép hờ để ngoại khi nào buồn thì nhìn ra bên ngoài.

Vu Lan về, nhắc nhớ ở Sài Gòn có mẹ già lượm ve chai nuôi con tâm thần, người sống cô độc, chỉ ước một bữa no rồi chết - Ảnh 10.

Ngoại Liên kể vì hồi trẻ dành nhiều thời gian cho việc học rồi ngoại đi du học bên Mỹ nên không có thời gian yêu đương. Đến khi quá lứa lỡ thì, ngoại trở về Việt Nam sinh sống thì gặp biến cố nên công việc không ổn định, rồi từ đó những người thân của ngoại cũng ít tới lui. Nhắc lại chuyện gia đình, ngoại Liên buồn bã nói: "Giờ bà sống một mình quen rồi, có bà con đó nhưng mình không có tiền, họ đến đây làm gì. Nhiều lúc bà buồn vì không con cái, nhưng mỗi người một số phận, bà đâu thể nào làm trái được".

Mấy tuần nay, trời Sài Gòn đổ mưa, lũ chó mèo trong căn nhà xập xệ của ngoại nhiều lần bị ông trời dọa cho sợ hãi, kêu ầm ĩ. Cứ mỗi lần nghe thấy tiếng kêu của chó mèo, bất kể trời sáng hay tối, ngoại cố nhíu đôi mắt lờ mờ để xem tụi nó có được an toàn không. Bởi ngoại sợ những người xấu, thấy ngoại già cả mà đến bắt chó mèo của ngoại. Chuyện là vài năm trước, có kẻ gian đã vào nhà, lấy hết đồ đạc, bắt mất chó mèo của ngoại nên giờ ngoại lại sợ một lần nữa điều đó sẽ xảy ra.

Nhưng đó chỉ là một chuyện bé tý, ngoại Liên vẫn tin ở đời có rất nhiều người tốt khi những người hàng xóm tốt bụng, mỗi ngày vẫn đem cơm đến cho ngoại cùng với lũ chó mèo.

"Ở đây nhiều người giúp đỡ bà lắm, họ đem đồ tới cho nhiều lắm rồi. Bà không cần nữa đâu, ghé thăm bà là vui rồi", ngoại Liên cười nói.

Có lẽ, một bữa cơm ngon hay chỗ ở đàng hoàng chẳng còn quan trọng với ngoại nữa. Ngoại chỉ ước, những ngày cuối đời, ngoại được nói chuyện nhiều hơn, không phải chỉ với con chó, con mèo mà với mọi người để bớt buồn tủi.

Vu Lan về, nhắc nhớ ở Sài Gòn có mẹ già lượm ve chai nuôi con tâm thần, người sống cô độc, chỉ ước một bữa no rồi chết - Ảnh 11.

Đó là ước mong cuối đời của hai chị em cụ bà Nguyễn Thị Trắng (86 tuổi), Nguyễn Thị Mai (85 tuổi) cùng người con gái Lê Thị Thanh Xuân (62 tuổi, con gái cụ Trắng).

Cây dù mục nát nằm nép dưới góc công viên gần chân cầu Nguyễn Văn Cừ (12/1 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Cầu Kho, quận 1) từ nhiều năm nay đã trở thành mái nhà che mưa, che nắng cho 3 người nhà cụ Trắng sau hơn 50 năm lưu lạc ở mảnh đất Sài Gòn.

Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, sau khi rời quê nghèo Đồng Tháp, cụ Trắng dẫn theo cụ Mai và đứa con gái nhỏ đi làm thuê tại chợ Nancy cũ (quận 5), lấy vỉa hè, xó chợ làm nơi trú ngụ sau mỗi ngày mưu sinh. Năm 2009, khu chợ Nancy bị giải tỏa, cả 3 người nhà cụ Trắng không có việc làm, không nhà cửa đành xin người dân dựng lều tạm gần chân cầu để ở.

cụ Mai và người con gái Lê Thị Thanh Xuân (62 tuổi)
cụ Mai và người con gái Lê Thị Thanh Xuân (62 tuổi)
Cụ Nguyễn Thị Trắng (86 tuổi) ở Cầu Kho
Cụ Nguyễn Thị Trắng (86 tuổi) ở Cầu Kho
cụ Mai
cụ Mai
Cụ Nguyễn Thị Trắng (86 tuổi) ở Cầu Kho
Cụ Nguyễn Thị Trắng (86 tuổi) ở Cầu Kho
Cụ Nguyễn Thị Trắng (86 tuổi) ở Cầu Kho
Cụ Nguyễn Thị Trắng (86 tuổi) ở Cầu Kho

Hằng ngày, bà Xuân phải dậy từ rất sớm để phụ bưng bê đồ đạc, ai kêu gì làm nấy rồi tranh thủ đi chạy xe ôm, đưa đồ cho người ta. Hôm nào may mắn kiếm được dăm bảy chục, bà Xuân mua ít thức ăn về nấu cho mẹ và dì. Còn hôm nào không có việc làm, tô cơm trắng chan xì dầu đã trở thành thông lệ.

"Mình còn mẹ, còn dì mà không lo được một bữa cơm đàng hoàng. Nhiều lúc cô trách bản thân mình không chăm sóc tốt cho mẹ, để mẹ phải sống khổ sở, thiếu ăn thiếu mặc nhưng biết làm gì bây giờ, cô chỉ có đôi bàn tay trắng, không một đồng vốn bên cạnh thì biết tính sao", bà Xuân nghẹn lời.

Cuộc sống cứ thế trôi qua, cái nghèo cái khổ cứ đeo bám gia đình bà Xuân như một nỗi ám ảnh kinh hoàng. Dè dặt, tiện tặn từng đồng để nuôi mẹ và dì, bà Xuân chỉ ước một ngày, cả gia đình có được một bữa no. "Có lúc mẹ thèm thịt, dành dụm lắm mới dám mua về cho mẹ miếng thịt mỡ. Nhìn mẹ ăn mà cô chỉ biết đứng khóc, giá mà cô có công ăn việc làm ổn định thì bà đâu khổ như thế này", bà Xuân bật khóc.

Vu Lan về, nhắc nhớ ở Sài Gòn có mẹ già lượm ve chai nuôi con tâm thần, người sống cô độc, chỉ ước một bữa no rồi chết - Ảnh 13.

Nắm lấy bàn tay của con gái, cụ Trắng ngấn nước mắt khi giờ đây, đi gần hết cuộc đời, cụ chẳng có tài sản gì đáng giá, đứa con gái duy nhất của cụ cũng vì chăm sóc cụ mà không lập gia đình. Nhiều lúc nghĩ quẩn, cụ chỉ muốn chết đi để bà Xuân bớt khổ.

"Ước gì, cô mua được miếng thịt nạc cho mẹ và dì, không còn ăn thịt mỡ nữa thì tốt biết mấy", câu nói của bà Xuân như gói trọn mong ước của bà dành cho người mẹ của mình.

Dẫu không lo được cơm ngon, áo đẹp cho cụ Trắng, cụ Mai nhưng tình yêu thương, sự kính trọng, hi sinh của bà Xuân dành cho mẹ, cho dì mãi là một câu chuyện ý nghĩa trong mùa Vu Lan báo hiếu. Hi vọng rằng, một cuộc sống mới sẽ sớm đến với gia đình bà Xuân để ước mong có được một bữa cơm đủ đầy trở thành hiện thực.

Văn Tiên
Hồng Anh
Theo Trí Thức Trẻ