Vụ iFan bị hàng chục nghìn người tố lừa 15.000 tỷ: Rất khó lấy lại tiền vì không hợp đồng, không căn cứ pháp lý!

NGỌC THẮNG,
Chia sẻ

Theo chuyên gia kinh tế và luật sư, hàng ngàn người dân "đổ" tiền vào dự án iFan rất khó để có cơ hội lấy lại số tiền đã đầu tư. Bởi trong việc này, người dân và người trong dự án chỉ giao dịch qua mạng, không có căn cứ pháp lý nào để chứng minh giao dịch trên.

Không hợp đồng, không có căn cứ pháp lý thì rất khó lấy lại tiền

Vụ việc hàng chục ngàn người lên tiếng tố cáo dự án iFan của Công ty Modern Tech lừa đảo 15.000 tỷ đồng đang gây xôn xao dư luận.

Vụ iFan bị hàng chục nghìn người tố lừa 15.000 tỷ: Rất khó lấy lại tiền vì không hợp đồng, không căn cứ pháp lý! - Ảnh 1.

Vụ việc dự án iFan bị dân tố lừa đảo 15.000 tỷ đồng đang gây rúng động dư luận.

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với chúng tôi, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh – nguyên Viện trưởng viện quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, việc cần làm nhất hiện nay là những người đã đầu tư tiền vào dự án này cần nhanh chóng trình báo cơ quan công an và an ninh để họ khẩn trương vào cuộc xử lý.

Phân tích thêm về vụ việc này, ông Doanh cho biết, đây là vụ việc khó khăn để lấy lại tiền, bởi việc người dân đầu tư vào dự án này không có một căn cứ gì, không có hợp đồng, lời hứa không có tính ràng buộc tất cả chỉ trao đổi qua mạng.

Vụ iFan bị hàng chục nghìn người tố lừa 15.000 tỷ: Rất khó lấy lại tiền vì không hợp đồng, không căn cứ pháp lý! - Ảnh 2.

Rất nhiều người dân đang mong muốn nhận lại số tiền đã đầu tư vào iFan.

"Bây giờ giải pháp tốt nhất là trình báo công an, tìm cách truy tìm ra thủ phạm, những người đã nhận tiền mình.

Một lưu ý rằng, cái tiền ảo này là tiền kỹ thuật số, cho đến nay chưa có khung pháp lý để kiểm soát, giám sát kể cả trên thế giới. Chính vì vậy nó biến động rất thất thường", ông Doanh chia sẻ.

Vụ iFan bị hàng chục nghìn người tố lừa 15.000 tỷ: Rất khó lấy lại tiền vì không hợp đồng, không căn cứ pháp lý! - Ảnh 3.

Lê Ngọc Tuấn, người kêu gọi nhiều nhà đầu tư tham gia dự án iFan, bị nhiều người lên tiếng tố cáo lừa đảo.

Khả năng người nhận tiền đã tẩu tán tài sản

Trong khi đó, trao đổi với chúng tôi, luật sư Nguyễn Anh Thơm (đoàn luật sư thành phố Hà Nội) cho rằng, trong trường hợp này nếu đúng người dân bị lừa đảo thì những người trong dự án iFan sẽ bị khép vào tội lợi dùng mạng internet để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Khi đó những người này sẽ bị truy tố và xử lý hình sự theo quy định pháp luật.

Bàn sâu hơn về việc này, ông Thơm cho biết, việc đầu tiên cần làm là người dân thu thập những giao dịch, bằng chức chứng minh dự án iFan lừa đảo chiếm đoạt tiền của mình rồi sau đó trình báo cơ quan công an, an ninh mạng để đơn vị này vào cuộc.

"Người dân phải thu thập được những lần giao dịch qua mạng với ai, số tiền bao nhiêu để tố cáo công an, an ninh mạng. Nhưng xét lại thì việc đòi lại tiền cũng rất khó, bởi lượng người tham gia dự án này quá lớn, không biết đầu tư cho ai, không biết mặt người mà mình đầu tư và khả năng những người nhận tiền đã tậu tán tài sản", ông Thơm chia sẻ.

Tiến Sỹ Lê Đăng Doanh cho rằng, việc người dân bị các đối tượng lừa đảo theo hình thức đa cấp và tiền ảo đã xảy ra rất nhiều, không phải hình thức mới.

Tuy nhiên rất nhiều người dân vẫn trở thành nạn nhân là bởi các đối tượng lừa đảo đã đánh vào lòng tham của mỗi người.

Vụ iFan bị hàng chục nghìn người tố lừa 15.000 tỷ: Rất khó lấy lại tiền vì không hợp đồng, không căn cứ pháp lý! - Ảnh 4.

Ông Doanh cho rằng vì lòng tham nên người dân bị lừa đảo.

"Tôi cho rằng, trong vụ việc này người dân đã quá dễ dãi khi bỏ tiền đầu tư. Khi thấy lời hứa của họ với một lãi suất cao, đáng ngờ, lẽ ra họ phải cảnh giác nhưng lại quá dễ tin vì ai cũng muốn nhanh giàu", ông Doanh chia sẻ.

Trước đó, sáng 8/4, hàng chục người đã tập trung tại Toà nhà Vietcomreal 68 Nguyễn Huệ, TP.HCM, nơi đặt trụ sở của Modern Tech, đơn vị đứng ra ký kết với iFan tại Việt Nam để đòi công ty này trả lại tiền cho nhà đầu tư.

Người dân mang theo băng rôn, biểu ngữ tố cáo các nhân vật bị cho là lừa đảo, đồng thời kêu cứu các cơ quan chức năng.

Theo nội dung tố cáo, có khoảng 32 nghìn nạn nhân của iFan bị lừa số tiền lên đến 15.000 tỷ đồng.

Người dân tố cáo, đội ngũ sáng lập iFan gồn 7 người Việt Nam, để tạo niềm tin cho nhà đầu tư, nhóm người này đã truyền thông cho dự án đến từ Singapore, Pincoin đến từ Dubai. Modenrn Tech tổ chức các sự kiện tại TP.HCM và Hà Nội nhằm huy động vốn từ chủ đầu tư.

Nhóm phát triển iFan kêu gọi nhà nhà đầu tư mua các đồng tiền ảo iFan. Giống như một loại cổ phiếu có giá trị, nhưng thay vì phát hành cổ phiếu, Modern Tech lại phát hành ra đồng tiền số này để huy động vốn nhằm tránh việc kiểm tra từ Ủy ban chứng khoán nhà nước.

Theo các nhà đầu tư, nhóm sáng lập đã hứa hẹn với nhà đầu tư sẽ trả mức lãi suất đầu tư ít nhất là 48%/tháng và thời gian hoàn vốn lâu nhất là 4 tháng. Ngoài ra, khi nhà đầu tư giới thiệu thêm được người khác vào hệ thống thì sẽ nhận được thêm 8% số tiền người mới tham gia vào hệ thống.

Chia sẻ