Vật lộn với chứng ngủ rũ mãn tính, gần 10 năm sau nữ tiếp viên hàng không mới tìm ra lối thoát cho mình

Nhung Mai,
Chia sẻ

Mắc chứng ngủ rũ mãn tính đã giúp người phụ nữ này có thể nhanh chóng chìm vào giấc ngủ và làm việc hiệu quả hơn.

Alyssa Walker, 27 tuổi, là một tiếp viên hàng không đang phải sống chung với chứng ngủ rũ mãn tính. Vào thời trung học, cô là người vô cùng năng động, tham gia nhiều câu lạc bộ, từ điền kinh, bóng rổ cho tới khiêu vũ. “Do đó, tôi chẳng cảm thấy lạ hay lo lắng khi cảm thấy mệt mỏi sau khi ngồi hơn 20 phút. Tuy nhiên, lúc trở thành sinh viên năm nhất đại học, tôi bắt đầu gặp khó khăn vì không thể đến lớp đúng giờ. Tôi thức dậy nhưng lại nhanh chóng chìm vào giấc ngủ”, Alyssa nói.

Alyssa thậm chí không thể về thăm bố mẹ thường xuyên vì sợ ngủ gật trong khi lái xe. Cô cũng dễ cáu gắt, tức giận vì những điều ngớ ngẩn như ngoài trời quá nóng hoặc căng thẳng kéo dài bởi những vấn đề nhỏ nhặt, chẳng hạn như bài tập ở trường. Alyssa kể lại: “Càng căng thẳng thì tôi càng buồn ngủ. Vào đầu năm thứ hai, thời gian ngủ của tôi còn nhiều hơn thời gian thức. Học kỳ đó, tôi trượt tất cả các môn và mất cả việc làm thêm”.

Tìm kiếm câu trả lời

Chia sẻ của nữ tiếp viên hàng không khi phải vật lộn với chứng ngủ rũ mãn tính gần 10 năm tính tới nay - Ảnh 1.

Chứng ngủ rũ là tình trạng sức khỏe ảnh hưởng tới hệ thần kinh, gây buồn ngủ cực độ vào ban ngày và khó ngủ vào ban đêm.

Alyssa kể: Tôi quyết định nghiên cứu về những tình trạng rối loạn giấc ngủ và nói với bác sĩ rằng có điều gì đó không ổn. Sau đó, một bác sĩ chuyên khoa về giấc ngủ chẩn đoán tôi mắc chứng ngủ rũ vào năm 2013, khi tôi ở tuổi 20. Trước khi tới văn phòng bác sĩ, tôi nghĩ mình chỉ bị buồn ngủ quá mức vào ban ngày. Hóa ra, tôi gặp phải cả 5 triệu chứng liên quan đến tình trạng này. Ngoài hiện tượng buồn ngủ, tôi còn bị ảo giác, gián đoạn giấc ngủ, tê liệt khi ngủ và khó ngủ. Nguyên nhân là do tất cả các cơ đột nhiên mất đi độ căng cứng, trở nên “mềm nhũn” trong khi thức, từ đó khiến cơ thể mất khả năng kiểm soát cơ.

Chứng ngủ rũ được chia thành hai loại. Loại 1 gây tê liệt nhất thời và loại 2 không gây tê liệt nhất thời. Tình trạng của tôi thuộc loại 1, có lẽ là do di truyền từ đằng nội. Người bác đã qua đời từ trước khi tôi được sinh ra cũng gặp phải hiện tượng tê liệt khi ngủ.

Kiểm soát chứng ngủ rũ

Chia sẻ của nữ tiếp viên hàng không khi phải vật lộn với chứng ngủ rũ mãn tính gần 10 năm tính tới nay - Ảnh 2.

Mặc dù chứng ngủ rũ không thể chữa được, người mắc có thể sử dụng thuốc và thay đổi lối sống để cải thiện các triệu chứng do tình trạng này gây ra.

Hội chứng này có tính di truyền nên tôi lo lắng vì một ngày nào đó con mình cũng sẽ gặp phải tình trạng tương tự. Tôi cũng trăn trở vì không thể trở thành một người mẹ tốt vì sức khỏe không cho phép. Khi những suy nghĩ này xuất hiện, tôi tự nhắc nhở bản thân về tất cả những mục tiêu đã thực hiện được bất chấp chứng ngủ rũ. Làm mẹ là điều không mấy dễ dàng nhưng tôi tự tin mình có thể làm được.

Tôi bắt đầu học cách kiểm soát các triệu chứng. Bác sĩ kê hai loại thuốc, một loại giúp tôi ngủ được vào ban đêm và loại khác để có thể tỉnh táo vào ban ngày. Dù vậy, thuốc không thể giải quyết được mọi thứ. Tôi phải duy trì một số thói quen sống nhất định để có được cuộc sống bình thường.

Ví dụ, ngồi trong thời gian dài sẽ tạo cảm giác mệt mỏi nên tôi thường xuyên vận động vừa để cải thiện tâm trạng vừa thúc đẩy năng lượng. Trong những năm qua, tôi đã giảm khẩu phần ăn và hạn chế đường, carb, đồ chiên rán để tránh dẫn tới buồn ngủ. Từ hai năm trước, tôi bắt đầu ăn chay trường để cải thiện sức khỏe của mình. Việc làm này thực sự đã giúp kiểm soát hiệu quả các triệu chứng của chứng ngủ rũ.

Sống chung với chứng ngủ rũ

Chia sẻ của nữ tiếp viên hàng không khi phải vật lộn với chứng ngủ rũ mãn tính gần 10 năm tính tới nay - Ảnh 3.

Chứng ngủ rũ mãn tính không thể cản trở sự nghiệp tiếp viên hàng không của Alyssa.

Tôi nghĩ mình là người vô cùng may mắn vì có thể sống chung với hội chứng này. Khi mới trở thành tiếp viên hàng không, tôi đã rất lo lắng. Tôi sợ mình sẽ không hoàn thành tốt công việc, không thể thích ứng được với các chuyến bay dài và múi giờ khác nhau. Tuy nhiên sau một thời gian, tôi nhận ra có thể đi vào giấc ngủ một cách nhanh chóng thực sự rất hữu ích đối với người làm trong ngành hàng không như tôi.

Ví dụ, phải đi ngủ lúc 8 giờ tối và bắt đầu công việc lúc 4:30 sáng thực sự là thách thức với rất nhiều người. Thuốc cũng đóng một vai trò rất lớn giúp tôi ngủ và tỉnh táo khi cần thiết. Nhìn chung, những chuyên bay dài vẫn là thử thách nhưng tôi có xu hướng tỉnh táo hơn khi hoạt động nhiều hơn. Tôi tiếp tục làm việc và tin mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, hội chứng ngủ rũ là một dạng rối loạn giấc ngủ mãn tính. Đó là là một hội chứng rất khó phát hiện và có thể mất tới 10 năm để có thể chẩn đoán được. Người ta ước tính rằng khoảng 50% những người mắc phải hội chứng này không hề nhận ra mình bị bệnh.

Đặc trưng của hội chứng này là buồn ngủ ban ngày quá nhiều, ngay cả khi đã ngủ đủ giấc vào ban đêm.

Hội chứng ngủ rũ xảy ra ở cả nam và nữ giới như nhau, ảnh hưởng đến khoảng 1/2.000 người. Nhiều người có các triệu chứng chứng ngủ rũ trong nhiều năm trước khi được chẩn đoán chính xác.

Những người bị chứng ngủ rũ thường cảm thấy khó khăn để ở tỉnh táo trong thời gian dài của thời gian, bất kể trường hợp nào. Chứng ngủ rũ có thể gây ra sự gián đoạn nghiêm trọng trong thói quen hàng ngày.

Hiện nay không có thuốc chữa chứng ngủ rũ, nhưng các phương pháp điều trị hành vi có thể cải thiện triệu chứng để có thể mang lại cuộc sống bình thường và hiệu quả.

(Nguồn: Pre)

Chia sẻ