BÀI GỐC Những hình ảnh cười ra nước mắt với giá xăng tăng

Những hình ảnh cười ra nước mắt với giá xăng tăng

Cười ra nước mắt với những tranh vẽ, ảnh chế về tăng giá xăng.

1 Chia sẻ

Vàng, xăng tăng cao, chứng khoán giảm mạnh, có phải viễn cảnh về trượt giá, khủng hoảng đang đến gần?

Nguyễn Khánh An,
Chia sẻ

Những ngày đầu năm 2022, nền kinh tế toàn cầu đứng trước những biến động lớn, vàng, xăng lập đỉnh, chứng khoán và bitcoin đảo chiều nhanh chóng, trượt giá diễn ra và liệu thảm họa kinh tế đang đến gần?

Bão giá thép năm 2021 đã khiến nhiều gia đình điêu đứng vì trượt giá, cho đến đầu năm 2022, hàng loạt các biến động của nền kinh tế diễn ra. Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến giá vàng và xăng tăng ngất ngưởng.

Ở chiều ngược lại, chứng khoán sụt giảm, toàn thị trường Tiền số lao dốc, liệu chúng ta có đang đứng trước thảm họa trượt giá với những biến động còn mạnh mẽ hơn cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008?

Nhà thầu xây dựng lỗ nặng vì trượt giá

Đầu năm 2022, giá xăng, giá vàng đều tăng, kéo theo giá vật tư tăng ngất ngưởng. Lãnh đạo một nhà thầu dự án Mai Sơn - QL45 và Phan Thiết - Dầu Giây cho biết, thời điểm nhận thầu dự án là năm 2020. Lúc đó, giá xăng chỉ 15.000đ. Thời điểm hiện tại, giá xăng vọt lên 26.000đ.

Vàng, xăng tăng cao, chứng khoán giảm mạnh, có phải viễn cảnh về trượt giá, khủng hoảng đang đến gần? - Ảnh 1.

Các nhà thầu chịu lỗ nặng do trượt giá vật tư, nhân công, chi phí cầu đường và giá xăng tăng

Xăng tăng, giá dầu mỏ cũng tăng. Nhựa đường trước đó có giá chỉ 11.000đ/ lít, giai đoạn hiện tại đã nhảy vọt lên 14.000 - 15.000đ/ lít. Không chỉ nhà đầu tư dự án này, gần như các nhà thầu đã ký hợp đồng từ 2-3 năm trước đều đang gánh khoản lỗ từ 20-30% vì trượt giá.

Nga tăng lãi suất đồng Rúp gấp đôi vì biến động địa chính trị

Ngày 28/2, sau nhiều diễn biến chính trị tại Ukraine, Nga đang phải chịu nhiều áp lực từ các chính sách trừng phạt kinh tế phương Tây. Để đối phó với những điều này, ngày 28/2, Ngân hàng Trung ương Nga đã tăng gấp đôi lãi suất cơ bản của đồng Rúp, khi mà giá của nó đang thấp kỷ lục trong hàng thập kỷ qua so với đồng USD.

Vàng, xăng tăng cao, chứng khoán giảm mạnh, có phải viễn cảnh về trượt giá, khủng hoảng đang đến gần? - Ảnh 2.

Nga tăng lãi suất đồng Rúp lên gấp đôi trong biến động mới

Động thái này được xây dựng để bù đắp rủi ro trượt giá lẫn lạm phát. Nó cũng phần nào ngăn ngừa được các nguy cơ những nhà đầu tư nước ngoài bán cổ phiếu Nga khiến cả thị trường chứng khoán sụp đổ.

Có thể thấy được, trượt giá đang diễn ra trên toàn cầu, trong khi một số nhà đầu tư vàng và kinh doanh xăng dầu có thể đang phấn khởi với các khoản lợi nhuận ấn tượng, phần lớn còn lại đang phải đối mặt với lạm phát và sự mất giá của đồng tiền, khiến nền kinh tế ngày càng khó khăn hơn.

Trượt giá trong đời sống hàng ngày

Nói xa chả bằng nói gần, trong khoảng 10 năm qua, chắc chắn mỗi người chúng ta đều phải đối mặt và sống chung với trượt giá, nó hiển hiện cụ thể trong đời sống hàng ngày.

Còn nhớ, năm 2008, một đĩa cơm bình dân chỉ có giá 5.000đ. Hiện nay, mức giá của nó đã dao động đến 25.000đ, thậm chí 30.000đ hay cao hơn ở một số khu vực.

Hoặc như, tiền mừng đám cưới những năm 2010, bạn chỉ cần đi 200.000đ đã thấy sang xịn, nhưng thời điểm hiện tại, 500.000đ có vẻ cũng là không quá nhiều.

Trượt giá tăng nhưng điều này không đồng nghĩa với thu nhập tăng tương xứng. Trong 10 năm qua, với một gia đình mà nói, tiền học hành, tiền ăn uống, tiền chi phí sinh hoạt, mọi thứ đều tăng cao và năm nay sẽ cao hơn so với năm ngoái. Trong khi đó, thu nhập của một số người vẫn hầu như là chững lại, và tăng nhỏ giọt.

Tuy nhiên, có một thực tế là dù tiền trượt giá thế nào, giá vàng vẫn tăng đều đặn qua từng năm.

Vàng, xăng tăng cao, chứng khoán giảm mạnh, có phải viễn cảnh về trượt giá, khủng hoảng đang đến gần? - Ảnh 3.

Đồng tiền mất giá ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân

Ví dụ: trong năm 2010, thu nhập của bạn có thể là 2 chỉ vàng, tương đương khoảng 7,2 triệu đồng. Năm 2022, thu nhập của bạn cũng có thể là 2 chỉ vàng, nhưng thời điểm hiện tại nó đã có giá tương đương 13 triệu đồng.

Vì vậy, không khó để thấy được dù tiền trượt giá thế nào, nhưng với nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ, các chị em nội trợ, công sở đầu tư vàng vẫn là lựa chọn số 1. Vàng tăng giá đều theo thời gian và chắc chắn là nó không bao giờ mất giá.

Đầu tuần có những tản mạn về trượt giá, hy vọng sẽ giúp các chị, em có thêm nhiều góc nhìn thoáng hơn về vấn đề thời sự. Hiện nay, Bitcoin và chứng khoán đang lao dốc khiến nhiều nhà đầu tư đứng ngồi không yên, âu đó cũng là quy luật của thị trường và rất khó để đoán được các kịch bản tiếp theo.

Trong những bối cảnh đó, chính chúng ta những người nương nhờ "giấc mơ con đè nát cuộc đời con" có lẽ cũng chỉ cần quan tâm đến những biến động trong đời sống hàng ngày, cân đối nguồn thu chi hợp lý để có cuộc sống ổn định nhất.

Chia sẻ