Uống nước muối buổi sáng, uống mật ong buổi tối

HN - Theo TCm,
Chia sẻ

Bệnh nhân bị viêm thận cấp tính, xơ gan... nên tránh nước muối quá đậm để tránh làm tăng gánh nặng cho thận và tim. Bệnh nhân bị bệnh tiểu đường cũng cần chú ý khi dùng mật ong, vì trong mật ong có lượng đường khá cao.

Học y học Trung Quốc tin rằng mật ong có chức năng tăng cường giữ ấm, giữ ẩm, làm giảm đau, giải độc... Ngoài ra, mật ong còn được sử dụng để điều trị suy yếu dạ dày, khó tiêu, ho khan và khô phổi, các bệnh khô đường ruột và táo bón...

Nghiên cứu y tế hiện đại đã chứng minh rằng mật ong có chứa glucose, vitamin, cũng như phốt pho, canxi nên có thể dùng để điều chỉnh rối loạn chức năng hệ thần kinh, và làm gia tăng cảm giác ngon miệng, thúc đẩy giấc ngủ tốt hơn. Vậy nên, mỗi ngày, trước khi đi ngủ, bạn nên uống 10-20 ml mật ong pha với nước ấm. Mật ong còn giúp tăng cường chức năng của lá lách và dạ dày, làm lợi cho máu, làm dịu thần kinh, giúp bạn giữ được bình tĩnh... 
 
Cũng tương tự như vậy, mỗi ngày, sau khi thức dậy, nên uống một chút nước muối pha loãng. Một chút nước muối mỗi sáng rất có lợi cho việc giảm độc cho thận, cải thiện tiêu hóa, tốt cho đường ruột và hấp thụ thức ăn tốt hơn.
 
Một số ý kiến cho rằng, trong suốt một đêm ngủ cơ thể không nhận được một giọt nước, mà còn phải thở hít, tiết mồ hôi và tiểu tiện. Những hoạt động sinh lý ấy đã tiêu hao rất nhiều nước trong cơ thể. Buổi sớm sau khi ngủ dậy, uống nước muối nhạt sẽ tăng thêm sự thoát nước, làm cho miệng càng khô...
 
 
Thế nào mới là đúng?

Thực tế, uống nước muối vào buổi sáng, có đầy đủ tác dụng như đã nói ở trên, đồng thời còn giúp bạn tránh được tình trạng chuột rút cơ bắp, suy cơ, mất phương hướng và ngất xỉu nhất trong những ngày nắng nóng do mồ hôi trên cơ thể bị ra nhiều (lúc ấy, cơ thể sẽ bị mất lượng natri). Và để khắc phục tình trạng mất nước có thể xảy ra, ngoài việc chỉ uống mỗi nước muối, bạn cần uống thêm nhiều nước lọc và các loại nước bổ dưỡng khác để duy trì lượng nước trong cơ thể.

Tuy nhiên, chúng ta nên chú ý khi uống mật ong và nước muối vì chúng có chứa nhiều natri, dẫn đến cao huyết áp. Chú ý nồng độ mặn của nước muối, tốt nhất nên pha nước muối thật nhạt, 100 ml nước và hàm lượng muối với không hơn 0,9 gram.

Bệnh nhân bị viêm thận cấp tính, xơ gan... nên tránh nước muối quá đậm để tránh làm tăng gánh nặng cho thận và tim. Bệnh nhân bị bệnh tiểu đường cũng cần chú ý khi dùng mật ong, vì trong mật ong có lượng đường khá cao.

Ngoài ra, muối và mật ong có thể dùng kết hợp với nhau, bởi vì cả hai có vai trò bổ sung nhau. Mật ong với một hàm lượng kali cao đào giúp thải natri dư thừa trong cơ thể.

Chia sẻ