Từng sống hoang phí, cô nàng tiết kiệm thêm 5 triệu/tháng chỉ nhờ thay đổi 1 thói quen

Nguyệt,
Chia sẻ

Giữa kinh tế khó khăn, cặp đôi này đã cố gắng sống tiết kiệm, giảm tiêu xài hoang phí.

Không cần phải giải thích nhiều thì ai cũng hiểu tầm quan trọng của lối sống tiết kiệm. Một quỹ tiết kiệm đủ lớn giúp bạn giảm thiểu áp lực về tài chính và dự phòng cho các trường hợp biến cố trong tương lai. Đặc biệt giữa thời buổi kinh tế khó khăn, nhiều gia đình càng cố gắng chi tiêu chắt bóp, cắt giảm nhu cầu không cần thiết để phòng ngừa những bất trắc có thể xảy đến.

Gia đình 4 người chỉ tiêu 15 triệu/tháng

Mới đây, trong hội nhóm chia sẻ về kinh nghiệm quản lý tài chính và đầu tư, bài đăng của một cô vợ về bảng chi tiêu hàng tháng trong gia đình đã nhận về nhiều chú ý. Gia đình cô có 4 người (gồm 2 vợ chồng, 2 con nhỏ), với tổng thu nhập 20 triệu đồng/tháng. Hàng tháng, cặp đôi dành khoảng 15 triệu đồng cho chi phí cố định, 5 triệu đồng để dự phòng chi cho những việc lớn và phát sinh.

Dưới đây là bảng chi tiêu trung bình trong 1 tháng của của cặp đôi:

- Tiền thuê nhà: 4,2 triệu đồng.

- Tiền học cho 2 bé, bao gồm cả tiền ăn bán trú: 4,6 triệu đồng. Cô vợ chia sẻ thêm, hiện tại hai con đều được mẹ cho học thêm ở nhà để tiết kiệm.

- Tiền ăn sáng và mua sữa cho 2 con: 1,5 triệu đồng.

- Tiền mua đồ ăn vặt cho con: 500 ngàn đồng.

- Tiền ăn tối và mua gia vị, ga,...: 3 triệu đồng.

- Tiền mua hoá mỹ phẩm, thuốc,... và xăng xe: 200 ngàn đồng.

Từng sống hoang phí, cô nàng tiết kiệm thêm 5 triệu/tháng chỉ nhờ thay đổi 1 thói quen- Ảnh 1.

Bài đăng của cô vợ nhận được nhiều quan tâm

Chị vợ chia sẻ thêm, trước đây cô nàng đã từng có thời gian sống tiêu hoang. Nhưng giờ kinh tế khó khăn, thu nhập giảm nên cô đã cố gắng chi tiêu theo lối sống tiết kiệm. Cô vợ còn chia sẻ thêm về bí quyết để có khoản tiền dự phòng hàng tháng: "Em lấy lương xong toàn cất trước 1 khoản. Còn bao nhiêu thì em chia ra từng khoản cho đủ ạ".

Sau khi liệt kê bảng thu - chị hiện có, cô vợ còn băn khoăn không biết gia đình có thể chi tiêu tiết kiệm hơn được không. Tuy nhiên trong phần bình luận của bài đăng, ngoài những lời khen về cách vun vén quá khéo của cặp đôi này thì nhiều người khuyên họ không nên tìm cách chắt bóp nữa vì có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Một số bình luận bên dưới bài đăng:

- "Nhà bạn để dành được 25% thu nhập như vậy là ok rồi nè bạn".

- "Quá giỏi nha bạn. Mình toàn âm".

- "Nhà bạn này chi tiêu khéo quá. Mình kiếm được lương 20 triệu đồng/tháng, đang sống một mình mà tháng nào cũng hết tiền".

- "Nhà mình cũng có 2 vợ chồng, 2 con nhỏ mà tháng nào cũng tiêu hết sạch 30 triệu. Chán quá. Không biết bao giờ mới sống tiết kiệm được đây".

- "Mình thấy bạn chi tiêu như hiện tại là khéo lắm rồi. Có co thêm thì chỉ khiến cuộc sống khổ đi thôi".

Từng sống hoang phí, cô nàng tiết kiệm thêm 5 triệu/tháng chỉ nhờ thay đổi 1 thói quen- Ảnh 2.

Cô vợ chia sẻ mẹo để sống tiết kiệm là cất ngay 1 khoản để dành ngay khi vừa nhận lương (Ảnh minh hoạ)

Mẹo giúp bạn tiết kiệm tiền dễ hơn

Muốn thì sẽ tìm cơ hội, không muốn sẽ tìm lý do - Nhiều người hay than thở tiết kiệm tiền thật khó khăn, nhưng thực tế, có số đông khác lại chấp nhận tuân thủ kỷ luật nhằm gia tăng số tiền tích trữ hàng tháng.

Theo CNBC, dưới đây là 4 mẹo mà các nhà hoạch định tài chính khuyên để quá trình tiết kiệm diễn ra dễ dàng hơn.

1/ Tự đông hoá khoản tiết kiệm

Vào ngày bạn được trả lương, bạn hãy tự động chuyển khoản một số tiền từ tài khoản thường vào tài khoản tiết kiệm. Hầu hết ngân hàng cho phép bạn làm điều này thông qua trang web hoặc ứng dụng của họ. Do đã được lên lịch tự động, bạn không cần phải suy nghĩ, đắn đo về việc tháng này nên tiết kiệm bao nhiêu, hoặc trì hoãn việc trích tiền cho tiết kiệm. 

Bằng cách tự động trích tiền hàng tháng, bạn đang ưu tiên cho mục tiêu tiết kiệm trước tiên. Sau đó, bạn sẽ không có cảm giác "tội lỗi" nếu sử dụng hết số tiền lương còn lại.

2. Quy đổi số tiền mua sắm ra số giờ làm việc

Đây là thủ thuật tác động trực tiếp đến tâm lý của bạn. Bằng cách đó, mỗi khoản chi tiêu đều được bạn quy đổi sang nỗ lực và thời gian lao động của mình. 

Để làm được điều này, trước tiên bạn cần biết mình kiếm được bao nhiêu tiền mỗi giờ. Giả sử bạn thường kiếm được 50.000 đồng mỗi giờ và muốn mua một chiếc áo 300.000 đồng. Khhi mua hàng, bạn phải đặt câu hỏi liệu chiếc áo trên có xứng đáng với 6 giờ làm việc không. Hoặc bạn có thể tư duy theo kiểu, bản thân có sẵn sàng làm thêm 6 tiếng để đổi lấy chiếc áo đó không.

Bạn vẫn có thể muốn mua sắm. Nhưng quyết định mua sắm sẽ được bạn cân nhắc kỹ lưỡng hơn sau khi quy đổi giá thành với nỗ lực làm việc, để xem mua đồ này có thực sự xứng đáng với chi phí mà bạn cần bỏ ra hay không.

3. Tối giản chi tiêu

Các chuyên gia tài chính khuyên nên tối giản chi tiêu bằng cách không tiêu xài vào bất kỳ thứ gì khác ngoài những nhu cầu thiết yếu. Cách làm này phù hợp với những người thường xuyên chi tiêu quá tay hoặc gặp khó khăn với thói quen mua sắm bốc đồng. Nó kém hiệu quả hơn đối với những người vốn đã có thói quen tiết kiệm. 

Tối giản chi tiêu sẽ khó khăn nếu bạn phải làm hàng ngày. Tuy nhiên, chúng sẽ mang lại hiệu quả và dễ thực hiện hơn nếu bạn cắt giảm mua sắm theo từng thời điểm cụ thể, chẳng hạn theo tuần, theo tháng hoặc vào một ngày cụ thể trong tuần.

Bằng cách tối giản chi tiêu, điều lợi nhất là bạn có thể tiết kiệm được tiền. Đồng thời, chúng cũng giúp bạn chống lại cám dỗ tiêu dùng hàng ngày, có ý thức hơn trong việc quản lý tài chính cá nhân.

4. Đặt 24 giờ trước các giao dịch lớn

Để hạn chế mua sắm bốc đồng, các nhà lập kế hoạch tài chính thường khuyên nên đợi ít nhất 24 hoặc 48 giờ trước khi thực hiện các giao dịch mua sắm lớn. Việc trì hoãn trên sẽ giúp bạn có nhiều thời gian hơn để suy nghĩ liệu món đồ đó có thực sự đáng giá hay không.

Cách làm này đặc biệt có lợi với mua sắm trực tuyến, dành cho những cú đêm thích chốt đơn vào giữa đêm, để rồi hôm sau phải hối hận vì bản thân đã tiêu xài hoang phí.

Chia sẻ