Từ thiện có nên là văn hóa doanh nghiệp ?

A.D,
Chia sẻ

Doanh nghiệp chỉ có thể phát triển bền vững và mạnh mẽ trong môi trường kinh doanh lành mạnh, đi đôi với chất lượng cuộc sống của người dân sống gần nơi doanh nghiệp hoạt động.

Doanh nghiệp có những chương trình hỗ trợ từ thiện chiến lược sẽ giúp cộng đồng giải quyết tận gốc vấn đề về xã hội và môi trường và cũng góp phần tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh cho chính doanh nghiệp đó. Nhiều doanh nghiệp đã và đang coi từ thiện, an sinh xã hội là một phần không thể thiếu song song với các chỉ tiêu trong kinh doanh, nhiều trong số đó thậm chí còn coi đó là một phần không thể thiếu của văn hóa Doanh nghiệp.

Doanh nghiệp làm từ thiện – trăm hoa đua nở

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Quỹ Châu Á (TAF) phối hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng (CECODES) và Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI) với 500 doanh nghiệp tại Việt Nam cho thấy, hiện nay có đến 96% doanh nghiệp làm từ thiện khi doanh thu đạt 100 - 300 tỷ, 25 % doanh nghiệp có doanh thu từ 10-50 tỷ cũng tham gia các hoạt động từ thiện, an sinh xã hội. Các doanh nghiệp cũng như một số doanh nhân hoạt động từ thiện chủ yếu ở ba lĩnh vực: giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn, cứu trợ thiên tai, xóa đói giảm nghèo... Một con số khá bất ngờ là 58% xác định họ làm từ thiện không vì mục đích kinh doanh nào, chỉ 15% doanh nghiệp Việt Nam cho rằng họ làm từ thiện với mục đích nâng cao "danh tiếng",2% trong số đó cho rằng các hoạt động nhân đạo nhằm mục đích bù lại các tác động xấu đến doanh nghiệp. Như vậy có thể thấy hoạt động từ thiện, an sinh xã hội tại nước ta đang phát triển cả về chất, lượng và mục đích.

Dù là một tổ chức phi lợi nhuận, hay một doanh nghiệp kinh doanh điển hình, thì các hoạt động an sinh xã hội, các chương trình từ thiện sẽ là những nhân tố giúp doanh nghiệp xây dựng một văn hóa lành mạnh, giúp kết nối các thành viên trong doanh nghiệp ngày càng gắn bó và bền chặt. Bên cạnh đó, điều này cũng giúp doanh nghiệp nâng cao hình ảnh, uy tín của thương hiệu.

SHB với văn hóa “Chia sẻ yêu thương”

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ trong vòng 10 năm trở lại đây, SHB đã dành hơn 150 tỷ để thực hiện gần 200 chương chình từ thiện , an sinh xã hội lớn nhỏ, trực tiếp và gián tiếp. Trung bình mỗi năm SHB thực hiện khoảng 15 chương trình, số tiền chi cho hoạt động an sinh xã hội mỗi năm thường ở con số 6 - 10 tỷ đồng. Con số này còn gấp 5 lần vào năm 2016 khi SHB đã dành gần 30 tỷ cho 21 chương trình từ thiện, phát triển cộng đồng. Gần nhất, trong 03 tháng đầu năm 2018, trong chuỗi hoạt động “SHB – Chia sẻ yêu thương”, SHB đã dành gần 5 tỷ đồng (bao gồm hiện vật và tiền mặt) để chăm lo tết cho trẻ em nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn,nạn nhân chất độc da cam, người già neo đơn. Các cán bộ nhân viên (CBNV) SHB thường tự khảo sát, lên kế hoạch và thực hiện các chương trình chứ không phó thác cho các tổ chức, cá nhân khác như nhiều đơn vị thường làm. Điều này đảm bảo chất lượng mỗi chuyến thiện nguyện, mỗi món quà đến đươc tận tay người cần giúp đỡ.

Từ thiện có nên là văn hóa doanh nghiệp ? - Ảnh 1.
Từ thiện có nên là văn hóa doanh nghiệp ? - Ảnh 2.

Suốt 25 năm xây dựng và phát triển, SHB luôn song hành cùng cộng đồng với nhiều chương trình đầy ý nghĩa

Ở đâu khó, ở đó có SHB, suốt gần 25 năm xây dựng và phát triển, các hoạt động phát triển kinh doanh của SHB luôn song hành cùng với các hoạt động vì cộng đồng. Con số hàng chục nghìn người được hưởng lợi từ các hoạt động an sinh xã hội của SHB cũng chính là thước đo để phản ánh cam kết kết nối thịnh vượng của SHB với xã hội.

Ông Đỗ Quang Hiển – chủ tịch HĐQT SHB từng chia sẻ “SHB luôn luôn kinh doanh, thu lợi nhuận trên cơ sở nền tảng văn hóa, tính nhân văn chứ không kiếm lợi nhuận bằng mọi giá” phải chăng đây chính là chìa khóa thành công của SHBtrong suốt gần 25 năm qua, khi luôn coi hoạt động từ thiện, hành động “Chia sẻ yêu thương” là nghĩa vụ là văn hóa của Doanh nghiệp.

Chia sẻ