Từ quản lý bị giáng xuống làm nhân viên khi nhảy việc, nàng công sở đăng đàn hỏi: Nên đi hay ở?

Louis,
Chia sẻ

Đối với dân công sở mà nói, năng lực là thứ cần thời gian để chứng minh chứ không chỉ một vài ba câu trong quá trình phỏng vấn mà chứng minh được.

Đối với dân công sở, nhảy việc là chuyện quá đỗi bình thường, miễn tần suất nằm trong giới hạn chấp nhận được. Mỗi lần nhảy việc, người ta có xu hướng tìm những công việc có lương cũng như vị trí ngang bằng với công việc cũ hoặc thậm chí là cao hơn. Khá ít người chịu làm công việc với chế độ phúc lợi cũng như vị trí thấp hơn ở công ty cũ.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng lý tưởng như chúng ta muốn. Có không ít tình huống, khi chuyển sang công ty mới, ứng viên phải bắt đầu lại mọi thứ từ đầu. Đơn cử, vừa mới đây, trong một hội nhóm quy tụ đông đảo thành viên là dân văn phòng trên mạng xã hội, một cô nàng đã có dịp chia sẻ câu chuyện bị “giáng cấp” khi nhảy việc của bản thân mình. Cụ thể, cô viết:

Từ quản lý bị giáng xuống làm nhân viên khi nhảy việc, nàng công sở đăng đàn hỏi: Nên đi hay ở? - Ảnh 1.

“Quản lý cấp trung xuống làm nhân viên có nên không?

Mình làm PR - Marketing, đã được 7 năm, cũng nhảy việc qua 4-5 công ty, trong đó có 2 công ty gọi là nền tảng để đưa mình từ 1 fresher lên cấp senior và từ senior lên manager. Mỗi công ty mình làm được 2 năm. Do có một vài lý do về chế độ nên mình chuyển sang công ty khác. 

Công ty mới (mình mới chuyển sang sau Tết âm lịch) là về lĩnh vực đầu tư tài chính, chứng khoán. Mình chưa có chút kinh nghiệm nào về ngành này; vì thế, dù tuyển dụng là vị trí leader nhưng khi phỏng vấn, sếp có đề xuất mình bắt đầu ở vị trí chuyên viên trước. Sau 6 tháng sẽ chuyển lên leader khi đã có kết quả công việc. 

Mình rất tự tin đáp ứng vì các công ty trước của mình cũng là những ngành nghề khác nhau, có ngành cực kỳ đặc thù như kỹ thuật nhưng mình vẫn nắm bắt được rất nhanh, chỉ mất 1 - 2 tuần đầu để tìm hiểu là có được kế hoạch mới với nhiều đột phá.

Từ quản lý bị giáng xuống làm nhân viên khi nhảy việc, nàng công sở đăng đàn hỏi: Nên đi hay ở? - Ảnh 2.

Nhưng sang đây gần 1 tháng rồi mà mình vẫn cực kỳ khớp, cảm giác chưa hiểu gì về ngành tài chính này cả, insight của nhà đầu tư, USP cho sản phẩm của công ty vẫn không định hình được để xây dựng tổng thể. 

Hơn nữa trong nhóm mình phụ trách lại có 1 bạn chuyên viên đã làm được 2 năm, chuyên môn cũng khá cứng và các hoạt động chính bạn ấy đang nắm, mình không can thiệp vào được. Mình đang không tìm thấy cách để tạo nên kết quả chứng minh năng lực. 

Thời gian 6 tháng chưa thấy đường hướng khả quan gì cả. Mình không biết có nên tiếp tục hay không? Đang mùa tuyển dụng nên các công ty và headhunt bắt đầu gọi liên tục. Thực sự băn khoăn quá!”.

Từ quản lý bị giáng xuống làm nhân viên khi nhảy việc, nàng công sở đăng đàn hỏi: Nên đi hay ở? - Ảnh 3.

Ngay sau khi vừa được đăng tải cách đây không lâu, câu chuyện của nàng công sở nhanh chóng thu hút được sự chú ý của đông đảo người dùng mạng. Rất nhiều ý kiến đóng góp cũng như bình luận bày tỏ quan điểm cá nhân về trường hợp này cũng đã được để lại bên dưới:

“Về phần mình thì mình không câu nệ những câu chuyện liên quan đến chức vụ hay vị trí. Ưu tiên của mình là công việc tốt, đúng chuyên môn, văn hóa công ty năng động, cởi mở, chế độ phúc lợi đầy đủ”.

“Mình cũng đang là leader bị chuyển xuống làm nhân viên khi chuyển việc đây. Mình cảm thấy vấn đề này vẫn bình thường. Mình giỏi mảng này nhưng chưa chắc giỏi mảng kia nên cần học hỏi thêm. Còn thực sự bạn có năng lực thì ở đâu rồi cũng sẽ toả sáng”.

“Có sao đâu bạn ơi. Thật tình là cái title ai muốn cho bao nhiêu thì cho à. Quan trọng năng lực của bạn đến đâu, bạn làm được những công việc gì và lương phạm các thứ ra sao thôi”.

Từ quản lý bị giáng xuống làm nhân viên khi nhảy việc, nàng công sở đăng đàn hỏi: Nên đi hay ở? - Ảnh 4.

Năng lực là thứ cần những hành động thực tiễn để có thể chứng minh chứ không đơn thuần một vài ba câu trong quá trình phỏng vấn hoặc một hai tuần làm việc đầu tiên là có thể chứng minh được. 

Do đó, nếu muốn ngồi đúng vị trí mình muốn, trước tiên hãy chứng minh bản thân đủ năng lực để có thể đảm đương công việc của vị trí đó trước. Chẳng công ty nào tiếc vị trí cũng như tiền bạc đối với người có tài và tạo ra giá trị cả. Vì lẽ đó, cứ hết mình để chứng minh, chị em nhé.

Từ quản lý bị giáng xuống làm nhân viên khi nhảy việc, nàng công sở đăng đàn hỏi: Nên đi hay ở? - Ảnh 5.

 

Chia sẻ