BÀI GỐC Vừa nhìn thấy bạn trai tôi, con gái khóc thét lên và đòi đuổi anh ra khỏi nhà, khi biết lý do tôi vô cùng phẫn nộ với chị dâu

Vừa nhìn thấy bạn trai tôi, con gái khóc thét lên và đòi đuổi anh ra khỏi nhà, khi biết lý do tôi vô cùng phẫn nộ với chị dâu

Bạn tôi đến chơi nhà mà con gái lao ra đánh và đuổi anh ấy khiến cho tôi không hiểu chuyện gì đang xảy ra với con bé nữa. Khi anh ra về, tôi dỗ dành mãi con nói mới chịu nói sự thật khiến tôi sốc thật sự.

1 Chia sẻ

"Tư duy tập thể" là gì mà khiến những buổi làm việc nhóm đi vào lối mòn, kém hiệu quả?

AMT,
Chia sẻ

Mục đích của làm việc nhóm là tìm ra một giải pháp tốt nhất cho công việc, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc mỗi cá nhân cần phải dè chừng hay ái ngại khi đưa ra quan điểm, suy nghĩ của mình.

Cụm từ "tư duy tập thể" lần đầu tiên xuất hiện và được sử dụng vào năm 1972 bởi nhà tâm lý xã hội học Irving L. Janis. Theo ông miêu tả: "Đây là hiện tượng tâm lý xảy ra khi các thành viên trong một nhóm làm việc cố gắng bằng mọi cách để đạt được sự đồng thuận và nhanh chóng tìm ra một giải pháp cho vấn đề."

Những người tư duy tập thể có xu hướng gạt bỏ, che giấu quan điểm của mình và chấp nhận quan điểm của người khác. Trong một vài trường hợp, những thành viên không đồng tình với quyết định của số đông có xu hướng giữ im lặng hoặc thái độ trung lập để tránh xung đột hoặc cãi vã.

Hiểu rõ hơn về "tư duy tập thể"

Hãy nhớ lại lần gần nhất bạn làm việc nhóm, có thể là với đồng nghiệp hoặc với bạn học chẳng hạn. Giả như, có ai đó đưa ra một ý tưởng mà bạn cho rằng nó khá nghèo nàn và chẳng mấy thú vị. Tuy nhiên, các thành viên khác trong nhóm lại có vẻ đồng tình với ý tưởng này và bắt đầu tiến trình tư duy, xây dựng các công đoạn làm việc theo đó.

Tư duy tập thể - "Thủ phạm" khiến những buổi làm việc nhóm đi vào lối mòn, kém hiệu quả mà dân công sở nhất định phải biết - Ảnh 1.

Khi ấy, trong đầu bạn đã bật ra một ý tưởng mà bạn tin chắc nó hợp lý hơn nhiều. Vậy quyết định khi đó của bạn là gì? Bày tỏ, diễn tả quan điểm của mình bất chấp các thành viên khác có vẻ đã đồng thuận với người trước đó, hay sẽ giấu nhẹm suy nghĩ của mình và hòa vào "đám đông" - ở đây là các thành viên khác?

Nếu bạn lựa chọn vế thứ 2, khi đó, bạn đã rơi vào "tư duy tập thể". Nhưng tại sao điều này lại xảy ra một cách phổ biến? Theo Janis, những người tư duy tập thể có xu hướng lo sợ rằng quan điểm của họ sẽ bị phản đối, không được lắng nghe hoặc sẽ phá vỡ sự hòa hợp của các thành viên trong nhóm, là "mồi lửa" cho một cuộc tranh luận.

Janis cũng chỉ ra rằng tư duy tập thể có xu hướng xảy ra nhiều nhất trong những nhóm làm việc mà mối quan hệ ngoài đời của hầu hết các thành viên trong đó đều thân thiết, gắn bó. Trong hoàn cảnh này, những người kém thân hơn, hoặc người mới sẽ dễ rơi vào cái bẫy "tư duy tập thể".

Thêm vào đó, Janis cũng cho rằng tư duy tập thể làm hạn chế tính sáng tạo và khả năng suy nghĩ độc lập của các thành viên, từ đó dễ dẫn đến các quyết định sai lầm và giải pháp kém hiệu quả.

8 biểu hiện cụ thể của "tư duy tập thể"

Tư duy tập thể dễ bị nhầm lẫn với việc tôn trọng, chân thành lắng nghe quan điểm của người làm việc cùng mình.

Tư duy tập thể - "Thủ phạm" khiến những buổi làm việc nhóm đi vào lối mòn, kém hiệu quả mà dân công sở nhất định phải biết - Ảnh 2.

Chính vì thế, Janis đã chỉ ra 8 biểu hiện cụ thể của "tư duy tập thể" và khẳng định rằng việc cho đồng nghiệp cơ hội để nói lên quan điểm của họ không phải là một gạch đầu dòng trong 8 điều này.

1. Ảo tưởng sức mạnh: Nhóm trưởng hoặc phần đông thành viên khiến cho các thành viên khác lạc quan, liều lĩnh quá mức về thực trạng của nhóm hoặc giải pháp họ đã tìm ra.

2. Niềm tin tuyệt đối: Điều này khiến các thành viên xem nhẹ tính đúng sai của vấn đề và hậu quả của những hành động mà mình và cả nhóm có thể gây ra.

3. Biện hộ: Các thành viên cố gắng cân nhắc các giải pháp một cách phiến diện, cố gắng đào sâu vào mặt tích cực để lờ đi những rủi ro, nguy cơ tiềm ẩn của giải pháp đó.

4. Suy nghĩ rập khuôn: Các thành viên có xu hướng ác cảm, bác bỏ quan điểm hoặc góp ý của những người khác/nhóm khác ngay cả khi những đóng góp đó có ích đi nữa.

5. Tự kiểm tra: Khi đưa ra quan điểm trong một buổi làm việc nhóm, mỗi người đều phải phân tích những mặt lợi - hại của quan điểm bản thân đóng góp. Thông thường, "tự kiểm tra" là dấu hiệu một người cố tình không nêu ra những mặt có hại của vấn đề.

6. "Người gác cổng": Đây là những thành viên có khả năng/cố gắng che giấu những thông tin gây bất đồng trong nhóm, khiến cho mọi người không có đủ dữ liệu cần thiết để đưa ra quan điểm riêng của mình.

7. Ảo giác đồng thuận: Đây là hiện tượng các thành viên tránh việc đào sâu tư duy, làm cho mọi người tin rằng tất cả đều đã thống nhất với nhau.

8. Gây áp lực trực tiếp: Những người dám chất vấn ngược lại tập thể sẽ bị coi là không trung thành hoặc phản bội.

5 giải pháp hạn chế các tác hại của "tư duy tập thể"

Có một vài bước mà các nhóm làm việc có thể cân nhắc để giảm thiểu tác hại của "tư duy tập thể". Vai trò của người trưởng nhóm trong trường hợp này chiếm phần lớn trong việc hạn chế "tư duy tập thể".

Tư duy tập thể - "Thủ phạm" khiến những buổi làm việc nhóm đi vào lối mòn, kém hiệu quả mà dân công sở nhất định phải biết - Ảnh 3.

Trưởng nhóm có thể chia các thành viên trong nhóm thành những nhóm nhỏ, đặt câu hỏi ngược lại/phản biện các ý kiến được đưa ra, tạo cơ hội cho các thành viên nói lên quan điểm của họ.

Dưới đây là 5 giải pháp cụ thể khác mà Janis gợi ý:

1. Trưởng nhóm nên tránh nêu lên quan điểm và mong muốn của riêng mình. Hãy để các thành viên bày tỏ quan điểm của họ trước.

2. Đề cử một hoặc vài người đóng vai trò phản biện lại các ý kiến đã được nêu ra.

3. Thảo luận các ý kiến trong nhóm với người ngoài để có được những quan điểm khách quan nhất.

4. Khuyến khích các thành viên có tư duy phản biện, không nên hạn chế bất đồng quan điểm.

5. Trong nhiều trường hợp, trưởng nhóm nên hạn chế sự có mặt của mình để tránh ảnh hưởng đến quá trình tư duy của các thành viên trong nhóm.

Theo Irving L. Janis: "Niềm tin vững chắc của các thành viên vào tính đúng đắn của nhóm và những thành kiến sai lệch về đối thủ khiến họ thiếu đi sự cân bằng giữa lợi ích và các giá trị khác, nhất là khi các thành viên bắt đầu lạm dụng bạo lực để giải quyết vấn đề."

Tư duy tập thể - "Thủ phạm" khiến những buổi làm việc nhóm đi vào lối mòn, kém hiệu quả mà dân công sở nhất định phải biết - Ảnh 4.

Niềm tin "chúng ta là một tập thể tốt" khiến họ xem sự đồng thuận của tập thể như một tiêu chí để phán xét tính đúng sai và hiệu quả của các giải pháp. Đồng thời, suy nghĩ "những gì chúng ta làm đều vì mục đích tốt đẹp cả" càng khiến các thành viên cảm thấy quyết định đã đưa ra là đúng đắn. Những thành kiến tiêu cực về đối thủ càng củng cố thêm suy nghĩ ấy lẫn niềm tự hào về những mục tiêu cao cả của tập thể.

Chính vì những lẽ đó, "tư duy tập thể" là hiện tượng mà mọi người nên tránh, đặc biệt là dân công sở và những người thường xuyên phải làm việc nhóm. Sự thật này cũng chỉ ra rằng vai trò, tầm nhìn và nhãn quan sống của trưởng nhóm là điều vô cùng quan trọng.

Cuối cùng, Janis đưa ra lời khuyên rằng trong trường hợp bạn cảm thấy mình không được lắng nghe, ý kiến đóng góp luôn bị bác bỏ với những lý do không cụ thể, hoặc không được giải thích thỏa đáng, hãy chủ động tìm cho mình một nhóm làm việc mới phù hợp hơn. Nếu điều này kéo dài, bạn có thể cảm thấy căng thẳng, tệ hơn là ngày càng tự ti vào năng lực của bản thân và khả năng sáng tạo cũng khó có thể phát triển.

Theo verywellmind.com

Tư duy tập thể - "Thủ phạm" khiến những buổi làm việc nhóm đi vào lối mòn, kém hiệu quả mà dân công sở nhất định phải biết - Ảnh 5.

Chia sẻ