Từ câu chuyện cô gái quê trở thành nô lệ tình dục "tự nguyện" đến sự phát triển của Internet khiến nạn buôn người càng lớn mạnh

Yu,
Chia sẻ

Nạn buôn người ngày càng lớn mạnh dưới sự phát triển của internet.

Năm 2018, đài BBC của Anh đã thực hiện một bộ phim tài liệu “Bán thân” dựa trên sự việc có thật. Bộ phim nói về một cô gái ngây thơ Anna bị bắt cóc ngay trên đường đi và bị biến thành một nô lệ tình dục. Anna là một thiếu nữ xuất thân từ vùng nông thôn Rumani, cô đến London để làm giúp việc nhà. Mong ước của cô là làm việc có tiền gửi về nhà và có cuộc sống tốt hơn trong tương lai.

Một ngày trong năm 2017, khi Anna từ nơi làm trở về thì một chiếc ô tô bỗng dừng ngay trước mặt cô. Ngay lập tức, một gã đàn ông lạ mặt đã kéo cô lên xe. Điều đáng sợ nhất là bọn chúng biết tất cả về thân thế và cả gia đình Anna, bọn chúng đã dùng những thông tin này đe dọa cô.

Cô được đưa đến một ngôi làng xa lạ ở Bắc Ireland. Một tú bà đã bắt đầu rao bán Anna cho các “khách hàng” trên những trang web khiêu dâm. Cô gái đáng thương đã cố gắng phản kháng nên đã bị buộc “học buổi học đầu tiên”: Cưỡng bức, lạm dụng và thậm chí còn bỏ đói cô. Chúng nhốt cô vào một căn phòng kín, cửa ra vào và cửa sổ đã khóa chặt. Anna không thể không khuất phục.

Từ câu chuyện cô gái quê trở thành nô lệ tình dục "tự nguyện" đến sự phát triển của Internet khiến nạn buôn người càng lớn mạnh - Ảnh 1.

Những cô gái bị bọn buôn người bắt giữ. (Hình ảnh từ phim tài liệu "Bán thân").

Đến một ngày, khi cảnh sát tấn công vào đây, lũ tú bà và côn đồ bỏ trốn ngay tức khắc. Anna đã bật khóc nức nở khi được giải cứu. Tuy nhiên, lúc bấy giờ, cảnh sát lại cho rằng Anna chính là một kẻ buôn người trong tổ chức đó. Vì ngôi nhà được thuê dưới cái tên Anna, thông tin khách hàng cũng là những thông tin cá nhân của cô. Anna không may mắn khi vô tội nhưng không được tự do, cô bị xem như một tội phạm và giam giữ tại đồn cảnh sát. Sau cùng, tú bà đã đưa Anna thoát khỏi tay cảnh sát, cô bị bà ta đưa đi tiếp khách khắp nơi. 

Thoát khỏi sự giam giữ của cảnh sát, cô lại rơi vào tay lũ gian ác. Sau nhiều lần trốn đi bất thành, cô đã gọi điện thoại về Rumani để cầu xin sự giúp đỡ của gia đình nhưng người thân lại bày tỏ sự thất vọng, họ rất tức giận và từ mặt cô. Hóa ra, những kẻ buôn người đã sớm dùng danh nghĩa của Anna để xin tiền từ gia đình, những người trong làng nghĩ rằng cô là một đứa bán thân lấy tiền hút chích. 

Từ câu chuyện cô gái quê trở thành nô lệ tình dục "tự nguyện" đến sự phát triển của Internet khiến nạn buôn người càng lớn mạnh - Ảnh 2.

Anna phải mặc những bộ nội y gợi cảm mỗi ngày. (Hình ảnh từ phim tài liệu "Bán thân").

Công lý, pháp luật đang ở đâu? Cô đã rất tuyệt vọng trong một thời gian dài. Cuối cùng cô đành chấp nhận số phận và sẵn sàng tiếp tục công việc đang làm. Như một món hàng, Anna đăng tải những hình ảnh mặc nhiều bộ đồ lót khác nhau lên internet. Cô đã tiếp nhận 300 người khách trong 13 ngày và kiếm được cho tú bà 30 nghìn euro (hơn 771 triệu VND). Cô thực sự trở thành một nô lệ mất tự do. Ngay cả khi cô có thể tự do đi lại cô cũng không còn muốn trốn chạy nữa.

Câu chuyện của Anna cũng là câu chuyện của rất nhiều phụ nữ bị buôn bán. Khi bị cảnh sát bắt giữ, họ cũng chỉ nói rằng mình tự nguyện, không bị ai bức ép cả. Điều đó biến những hành vi phạm pháp trở thành một ngành nghề tự do ở Châu Âu và miễn là nạn nhân im lặng, không có cách nào buộc tội họ.

Nhưng một khi những khách hàng của Anna phản ánh không tốt, khi tú bà đánh giá cô không còn giá trị, cô sẽ bị ném đến “nghĩa trang của gái điếm già nua” Dubai. Ở đó, các cô gái sẽ bị tra tấn liên tục, khiến toàn thân mang nhiều vết sẹo. Anna quyết định trốn thoát khi thấy một người bạn “đồng nghiệp” của mình đầy thương tích sau khi “đi công tác” trở về. Sau đó, cô khai tất cả với cảnh sát, phơi bày tội ác của những kẻ buôn người. Anna tiếp tục kể chuyện của mình trước Quốc hội Anh. Lời khai của cô đã ít nhiều ảnh hưởng đến việc thông qua Đạo luật buôn bán và khai thác con người. 

Tuy nhiên, sau tất cả, tú bà giam giữ Anna chỉ bị kết án 3 năm tù giam. Anna chỉ là một trong số ít người may mắn thoát khỏi hang hùm. Hiện nay, có gần 5 triệu cô gái đang trở thành nô lệ tình dục và hầu hết trong số đó đã không dám phản kháng, cũng không có sức phản kháng. Ngày nay, buôn người là ngành tội phạm phát triển nhanh nhất thế giới và đã trở thành ngành tội phạm lớn thứ 3 thế giới. 

Tại sao nạn buôn người lại càng ngày càng tràn lan? 

Nguyên nhân chính là vì quốc tế hóa và sự phát triển của internet. Bên dưới hệ thống internet còn có một mạng lưới “deep web” mà chúng ta ít người biết đến. Deep web không thể truy cập bằng các trình duyệt thông thường. Trên đó có đầy đủ các giao dịch phạm pháp như: buôn người, súng ống, ma túy, khiêu dâm, ấu dâm, ám sát,...

Từ câu chuyện cô gái quê trở thành nô lệ tình dục "tự nguyện" đến sự phát triển của Internet khiến nạn buôn người càng lớn mạnh - Ảnh 3.

Quy mô của Deep web.

Jamie Bartlett, một chuyên gia về mạng lưới mạng, đã tìm hiểu deep web trong vòng 4 năm và viết nên cuốn sách “Deep web”. Ông viết: “Trong thế giới ngầm này không có luật pháp, không có giám sát, không có chế độ. Đây là một thế giới tuyệt đối tự do, văn mình, đạo đức và luật pháp của loài người không hề tồn tại”

Deep web đã lột tả trần trụi những điều xấu xa nhất của con người. Internet như một con dao 2 lưỡi, mang lại sự giao tiếp ngày càng nhanh cho toàn thế giới nhưng cũng trở thành “vườn ươm” cho tội phạm quốc tế. Dẫn đến kết quả là hình thành một mạng lưới buôn người toàn cầu.

Liên hợp quốc tuyên bố trong “Báo cáo Nạn buôn người toàn cầu năm 2018” ước tính có khoảng 8 triệu người bị buôn bán trong 1 năm. Phụ nữ trở thành mục tiêu chính của tội phạm buôn người, chiếm 49%. Trong số đó, phụ nữ bị lạm dụng tình dục chiếm 68%. Vì sự nghèo đói ở Đông Nam Á và bất ổn xã hội ở Nam và Đông Âu, những nơi này trở thành khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của nạn buôn người. Phụ nữ bị bóc lột tình dục, nam giới bị cưỡng ép lao động, và một số ít sẽ được sử dụng để cấy ghép nội tạng. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, có đến 7000 quả thận bất hợp pháp mỗi năm, chủ yếu đến từ vùng Trung Đông. 

“Báo cáo Nạn buôn người toàn cầu năm 2018” đã nói rõ, những kẻ buôn người hoạt động trên internet không phải đối mặt với rủi ro pháp luật. Do tính chất đặc biệt của Internet và những kẽ hở trong luật pháp của nhiều quốc gia, rất khó để kìm hãm sự phát triển của tội phạm buôn người. 

Nguồn: Sohu

Chia sẻ