TS Vật lý: "Chưa có cơ quan chính thức nào đứng ra xác nhận các chỉ số đo môi trường là đúng"

Minh Ngọc,
Chia sẻ

Những ngày gần đây, người dân đặc biệt quan tâm vấn đề chất lượng không khí và một số ứng dụng theo dõi được cài đặt ngay trên điện thoại. Nhưng liệu các ứng dụng có cho kết quả thực sự đúng?

Các phương tiện đại chúng rầm rộ đưa tin về vấn đề không khí, môi trường đang bị ô nhiễm nghiêm trọng đã khiến nhiều người hoang mang, rủ nhau đi mua máy lọc không khí nhằm bảo vệ sức khỏe tức thời.

Tuy nhiên, khi kiểm tra các nguồn thông tin cung cấp chỉ số ô nhiễm không khí thì nhiều người lại không khỏi băn khoăn vì kết quả thu được không hề giống nhau.

Không khí Hà Nội ô nhiễm nghiêm trọng

Không khí Hà Nội ô nhiễm nghiêm trọng

Là người nghiên cứu trực tiếp đến việc đo đạc chất lượng ô nhiễm không khí, TS Vật lý Nguyễn Văn Khải (chuyên gia vật lý, người được mệnh danh là ông già Ozone) cho rằng việc đo đạc chỉ số chất lượng không khí mà các tổ chức công bố không thực sự phản ánh chính xác và kết quả trên cũng không thể lấy làm căn cứ nói Hà Nội ô nhiễm nhất thế giới bởi việc đo đạc ô nhiễm còn phụ thuộc vào nhiều thứ.

"Bản thân tôi đọc trong tất cả các báo cáo về việc đo chất lượng không khí thì không thấy người ta đề cập đến nhiệt độ thời điểm quan trắc, mà cái này là yếu tố tác động rất lớn đến chỉ số đo ô nhiễm...", TS ông Khải chia sẻ.

Ông nói thêm: "Theo dõi trong những ngày qua, tôi thấy người dân đang rất hoang mang bởi chẳng có một cơ quan tổ chức nhà nước nào chính thức đứng ra để xác nhận hay công bố các chỉ số đo trên là đúng hay sai và đặc biệt kết quả đo lại lộn tùng phèo... càng làm người dân thêm lo lắng".

TS Vật lý Nguyễn Văn Khải cho rằng kết quả đo không khí chưa đồng nhất

TS Vật lý Nguyễn Văn Khải cho rằng kết quả đo không khí chưa đồng nhất

Một ví dụ cụ thể của TS Khải: "Thiết bị đo nếu anh để ngoài trời lúc 25 độ C đo sẽ khác lúc 35 độ C. Bên cạnh đó, vị trí đo đạc cũng cho ra các chỉ số khác nhau, ai chỉnh đầu đo, đầu đo đo được bao nhiêu mét? Chất lượng thế nào? Có đầu đo đo được 1m, đo được 5km...".

Hoặc: "Ví dụ tôi đang ở trong nhà thì không khí trong lành nhưng ngay ngoài ngõ nhà tôi có người đổ cát, xây dựng, đốt than tổ ong thì chắc chắn nó phải ô nhiễm hơn... Bên cạnh đó, kết quả đo ở nhà máy Rạng Đông vừa rồi mà các cơ quan chức năng công bố cũng cho thấy không khí không thực sự đáng lo ngại trong khi ô nhiễm không khí ở Hà Nội được cảnh báo ở mức độ đỏ từ lâu... Vậy phải chăng đã có sự tác động của con người đến máy đo...", ông Khải nói.

Một trong số các giải pháp ông Khải cho rằng, hiệu quả là đề cao vai trò bảo vệ môi trường của người dân. Trao quyền cho người dân để họ tự bảo vệ môi trường sống của mình.

Một trong số các giải pháp ông Khải cho rằng, hiệu quả là đề cao vai trò bảo vệ môi trường của người dân. Trao quyền cho người dân để họ tự bảo vệ môi trường sống của mình.

TS Vật lý: "Chưa có cơ quan chính thức nào đứng ra xác nhận các chỉ số đo môi trường là đúng" - Ảnh 4.

TS Vật lý: "Chưa có cơ quan chính thức nào đứng ra xác nhận các chỉ số đo môi trường là đúng" - Ảnh 5.

Môi trường ô nhiễm cũng từ ý thức người dân

TS Khải cũng cho rằng, các cơ quan chuyên môn, đơn vị chức năng nên đứng ra tổ chức một hội nghị thực chất để bàn về vấn đề liên quan đến ô nhiễm không khí và đề ra các giải pháp.

Bên cạnh đó, hệ thống chính quyền cũng cần vào cuộc quyết liệt, học hỏi giải pháp của các nước khác để không khí Hà Nội đỡ ô nhiễm. "Không phải mua máy lọc khí là tốt mà để không khí trong lành thì cần sự chung tay của cả cộng đồng, cả hệ thống chính trị", TS Khải kết luận.

"Ngoài ra, cơ quan chức năng, Bộ TN&MT cần phải có một quy chuẩn đo ô nhiễm không khí và công bố rõ ràng để người dân được biết", TS. Khải nói thêm.

Chia sẻ