Trường Maple Bear nơi cô giáo nhốt học sinh trong tủ quần áo có mức học phí 200 triệu đồng/năm

Tào Nga,
Chia sẻ

Để được ghi danh vào Trường Mầm non Canada Maple Bear với cơ sở vật chất hiện đại, chương trình học quốc tế... cha mẹ phải chịu đầu tư khoản tiền khoảng 200 triệu đồng/năm.

Vụ học sinh lớp 1 trường Gateway tử vong do bị bỏ quên trên xe đưa đón của trường chưa được làm sáng tỏ thì phụ huynh lại phẫn nộ khi học sinh tại trường mầm non Canada Maple Bear bị cô giáo nhốt trong tủ quần áo (cơ sở Maple Bear Westlake Point, 24 Quảng Bá, Hà Nội).

Muốn cho con theo học tại trường, phụ huynh sẽ phải đóng một khoản phí nhập học 6,3 triệu đồng/năm; phí bảo hiểm tai nạn 950.000 đồng/năm.

Ngoài ra, cha mẹ sẽ phải đóng các khoản tiền khác như tiền ăn 23 triệu đồng/năm; tiền xe buýt đưa đón 20-30 triệu đồng/năm; học phí chương trình học Toàn cầu là 169 triệu đồng/năm; chương trình học Hội nhập là 136 triệu đồng/năm và chương trình Liên kết là 91 triệu đồng/năm. Tổng chi phí lên tới 200 triệu đồng/năm (trung bình mỗi tháng là 20 triệu đồng).

map2_bgjw

Trường mầm non Canada Maple Bear (cơ sở Maple Bear Westlake Point, 24 Quảng Bá, Hà Nội)

Theo thông tin chia sẻ từ trường, Maple Bear Việt Nam thuộc tổ chức giáo dục toàn cầu Maple Bear có trụ sở tại Vancouver, Canada. Hiện có hơn 300 trường mầm non và tiểu học hoạt động tại 17 quốc gia trên thế giới bao gồm: Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ, Ma-rốc, Ấn Độ, Trung Quốc, Bangladesh, Brazil, Hàn...

Tại Việt Nam, Maple Bear có tất cả 13 cơ sở ở Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng. Trong đó, tại Hà Nội có 9 cơ sở.

Trường mầm non Maple Bear đầu tiên ở Việt Nam được mở tại tòa nhà Vincom 2, Hà Nội vào tháng 9/2009. Trường được thành lập bởi CitySmart, công ty đã có mặt trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam từ năm 2004.

Chương trình mầm non Maple Bear được xây dựng bởi các chuyên gia giáo dục Canada trên nền tảng vững chắc về mọi khía cạnh phát triển của trẻ trong độ tuổi mầm non: trí tuệ, sáng tạo, tình cảm, xã hội và thể chất, bé học tập hiệu quả hơn. Trường bắt đầu nhận học sinh từ 18 tháng.

Tùy theo độ tuổi, Maple Bear sẽ phân bổ số lượng giáo viên và sĩ số mỗi lớp. Ví dụ như nhóm 18 tháng - 2 tuổi sẽ có khoảng 20 học sinh và 4 cô giáo phụ trách.

Annotation 2019-08-19 102124

image005_5

Theo website trường giới thiệu, tầm nhìn của Maple Bear là kết hợp tốt nhất các hoạt động giáo dục của Canada – một hệ thống lấy trẻ làm trung tâm – để mang lại giáo dục mầm non Canada cho trẻ em trên toàn thế giới.

Để đảm bảo rằng các tiêu chuẩn giáo dục cao của Maple Bear được duy trì, Maple Bear Toàn Cầu tiến hành các chuyến thăm Kiểm định Chất lượng tại mỗi trường một hoặc hai lần mỗi năm với các nhà giáo dục có trình độ cao và các quản trị viên đến từ Canada. Các giáo viên trường được định kỳ tham gia tập huấn, cập nhật và đánh giá chất lượng giảng dạy về phương pháp giáo dục mầm non.

Tại Maple Bear, ngôn ngữ giảng dạy là 100% tiếng Anh, do giáo viên bản ngữ nước ngoài thực hiện và trợ giảng là giáo viên Việt Nam. Do tin tưởng trường có chất lượng đào tạo quốc tế nên việc cô giáo nhốt học sinh trong tủ quần áo càng khiến các bậc phụ huynh bàng hoàng.

MB-Brasil-2

Tại Maple Bear, ngôn ngữ giảng dạy là 100% tiếng Anh, do giáo viên bản ngữ nước ngoài thực hiện và trợ giảng là giáo viên Việt Nam.

Ngay sau khi xảy ra sự việc, bà Nguyễn Thị Thu Hải - Đại diện trường mầm non Maple Bear đã phát đi thông báo và lời xin lỗi về hành vi sai trái của cô giáo tại cơ sở Maple Bear Westlake Point trong việc kỷ luật học sinh.

"Chúng tôi rất đau lòng khi nhận được video clip về việc cô giáo của lớp Panda Bears có hành vi hoàn toàn sai trái, phi sư phạm trong thực hiện kỷ luật học sinh tại cơ sở Maple Bear Westlake Point... Vì nó không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần của cháu, các học sinh còn lại, phụ huynh mà còn đi ngược tinh thần giáo dục coi học sinh là trung tâm, suốt 10 năm qua của chúng tôi...".

Nhà trường khẳng định, ngay lập tức lãnh đạo đã họp và xử lý kỷ luật cô giáo ở mức cao nhất là sa thải. Cụ thể, hai cô giáo bị chấm dứt hợp đồng lao động gồm cô giáo thực hiện hành động kỷ luật học sinh và cả cô giáo chủ nhiệm.

Chia sẻ