Trong khi chị em công sở Việt đòi được ngủ trưa, đồng nghiệp Nhật Bản cũng sục sôi vì thứ quyền lợi không ngờ

Louis,
Chia sẻ

Câu chuyện bắt nguồn từ việc một chương trình truyền hình Nhật Bản phanh phui ra những doanh nghiệp đặt lệnh cấm ngớ ngẩn đối với các nhân viên nữ.

Vừa mới đây, cư dân mạng Việt, đặc biệt là những chị em làm việc trong môi trường công sở đã có dịp sục sôi với câu chuyện đòi quyền ngủ trưa trong văn phòng. Cụ thể, giấc ngủ trưa đối với chị em là vô cùng quan trọng, bởi nó góp phần giải tỏa áp lực trong công việc, tái tạo lại nguồn năng lượng tích cực, mang đến một buổi chiều năng suất và thư thái.

Câu chuyện này nhanh chóng nhận được sự chú ý cũng như đồng thuận của đông đảo chị em công sở bởi tính đúng đắn và cấp thiết của nó. Trong khi chị em công sở Việt đứng lên đòi quyền ngủ trưa thì ở một diễn biến khác, những người đồng nghiệp ở Nhật cũng nắm tay nhau hòa chung tiếng nói để được đeo kính ở nơi làm việc.

Trong khi chị em công sở Việt đòi được ngủ trưa, những đồng nghiệp Nhật Bản cũng sục sôi vì thứ quyền lợi không ngờ - Ảnh 1.

Câu chuyện bắt nguồn từ việc một chương trình truyền hình Nhật Bản phanh phui ra những doanh nghiệp đặt lệnh cấm đeo kính đối với các nhân viên nữ. Tất nhiên, không để tình trạng này được phép manh nha cũng như kéo dài, chị em công sở Nhật đã cùng nhau đứng lên để xóa bỏ tiêu chuẩn phi lý và cứng nhắc này.

Cụ thể, một cuộc vận động sử dụng hashtag "cấm đeo kính" đã nổ ra trên Twitter, biến nó trở thành một trong những cụm từ được sử dụng nhiều nhất trên mạng xã hội.

Trong khi chị em công sở Việt đòi được ngủ trưa, những đồng nghiệp Nhật Bản cũng sục sôi vì thứ quyền lợi không ngờ - Ảnh 2.

Làn sóng này nhanh chóng nhận được sự ủng hộ đông đảo của người dùng mạng xã hội nước này. Một người dùng Twitter cho biết: "Đây là những quy tắc đã lỗi thời". Còn một người khác cho hay, những lý do mà các nhà tuyển dụng đưa ra để biện minh cho việc cấm đoán này là rất ngu ngốc. Một người phụ nữ làm phục vụ trong các nhà hàng cũng chia sẻ rằng cô ấy thường xuyên bị sếp nói không nên đeo kính bởi vì nó không hợp với bộ kimono truyền thống của cô ấy và khiến cho cô ấy trở nên xấu đi.

Ở một diễn biến khác, ông Kanae Doi, giám đốc tại Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Nhật Bản cho hay: "Nếu các quy tắc chỉ nhằm vào phụ nữ đeo kính thì đây chính là một sự phân biệt giới tính".

Trong khi chị em công sở Việt đòi được ngủ trưa, những đồng nghiệp Nhật Bản cũng sục sôi vì thứ quyền lợi không ngờ - Ảnh 3.

Đây không phải là lần đầu chị em công sở Nhật bày tỏ sự bức xúc của mình một cách mạnh mẽ đến vậy. Đầu năm nay, một trào lưu mang tên #KuToo được khởi xướng bởi một nữ diễn viên đã nổ ra một cách rầm rộ không kém. Theo đó, các doanh nghiệp Nhật Bản được yêu cầu ngừng việc bắt nhân viên phải đi giày cao gót mỗi ngày. Hơn 21000 người đã ký tự nguyện vào một bản kiến nghị trực tuyến.

Đáp lại với những yêu cầu khắt khe và nghiêm ngặt về trang phục này, một bộ trưởng Nhật Bản đã nói rằng nó vô cùng cần thiết để bảo đảm một môi trường làm việc chuyên nghiệp và chỉn chu. Được biết, Nhật Bản đứng thứ 110 trên 149 trong bảng xếp hạng khoảng cách giới tính toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới.

Trong khi chị em công sở Việt đòi được ngủ trưa, những đồng nghiệp Nhật Bản cũng sục sôi vì thứ quyền lợi không ngờ - Ảnh 4.

Qua đó mới thấy, những vấn đề tồn đọng nơi công sở luôn luôn thường trực và không phân biệt quốc gia hay vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, cũng thật đáng mừng khi chị em đã dũng cảm đứng lên để đòi những quyền lợi hợp pháp cũng như công bằng cho bản thân mình và đồng nghiệp.

Chia sẻ