“Trò chơi” dành cho ông nội 70 và dòng nhật ký giấu kín cay đắng về nỗi cô đơn của người già

Quang Vũ,
Chia sẻ

Cả nhà dường như không nhận ra dù cha, ông 70 tuổi vẫn đang ở trong ngôi nhà và vẫn sống cùng con cháu, nhưng dường như ông đã tự lùi xa dần thế giới thực từ lâu…

Trò chơi đố tên dành cho ông già 70

- Bố, con tên là gì?

- À… ừm… vợ thằng Hà nhỉ?

- Sao con là con gái bố mà bố không nhớ, lại nhớ tên con rể nhỉ?

- Ông ơi, thế cháu tên là gì?

- Chịu, giờ ông không nhớ nổi nữa…

Cả nhà cười vang sau màn thử thách trí nhớ của ông. Tất cả đều nghĩ "ông già rồi". Mẩu chuyện này diễn ra tại nhà ông Văn Hùng (70 tuổi, Đông Anh, Hà Nội) chuyện tưởng vui nhưng lại ẩn chứa nhiều điều sâu kín trong đó đến thế.

“Trò chơi” dành cho ông nội 70 và dòng nhật ký giấu kín cay đắng về nỗi cô đơn của người già - Ảnh 1.

Cả nhà chỉ biết cười vang sau màn thử thách trí nhớ của ông mà không biết ông bối rối đến thế nào.

Không chỉ quên tên hầu hết mọi người, ông còn quên nhiều thứ khác. Tính ông cẩn thận nên đồ đạc trong nhà hay mang đi cất. Loáng một cái anh Khang (con trai cả sống cùng ông) vừa để chiếc kính ở bàn mà đã không thấy đâu. Biết bố đã cất nó đi nhưng ông lại nhất định không nhận, anh phát cáu: "Bố đã hay quên rồi thì đồ của ai bố cứ để ở yên đó. Sao lại cứ làm cho người khác khổ sở theo thế không biết". 

Vài năm trước đây, con cháu ở quê lên thăm, ông cứ rối rít đi tìm bà vì ông chỉ nhớ mang máng người đó là ai, mối quan hệ như thế nào. Chính vì thế, cứ có khách đến chơi nhà là ông rất sợ, phải lo đi tìm bà bằng được. Bà trở thành đôi mắt, thành người phát ngôn, thành nhà ngoại giao của ông.

Đến khi bà mất đi mới thực sự mang lại cho ông sự khủng hoảng lớn. Cảm giác ông mất đi người phiên dịch để giúp mọi câu chuyện và thông tin trao đổi được dễ dàng hơn. Đặc biệt, cứ đến những ngày lễ như ngày Tết, trong khi con cháu nói cười vui vẻ thì ông lại thu mình như cái bóng. 

“Trò chơi” dành cho ông nội 70 và dòng nhật ký giấu kín cay đắng về nỗi cô đơn của người già - Ảnh 2.

Con cháu bận rộn nên chỉ quan tâm xem ông ăn uống thế nào, sức khỏe ra sao chứ mặc định trong đầu là ông "mắc bệnh người già" và lẫn rồi nên không có thời gian để ngồi lại cùng nói những câu chuyện không đầu không cuối. Cả nhà không nhận ra dù vẫn đang ở trong ngôi nhà cùng con cháu, nhưng dường như ông đang rất lạc lõng và thu mình lại. Ông sợ tiếng cười vô tình của con cháu, sợ những cuộc giao tiếp đầy… bối rối.

Cuốn nhật ký ông nội giấu trong góc tủ

Đến một ngày ông Hùng bị ốm bất ngờ phải nhập viện, cháu nội sắp đồ cho ông để mang vào viện thì bắt gặp 1 cuốn sổ ông giấu kỹ trong góc tủ. Khi đọc những dòng chữ trong đó chàng trai 17 tuổi giật mình nhận ra cả nhà đã "vô tình" với ông từ lâu, mà không biết những khó khăn và sự u uẩn trong lòng ông.

Ngày… tháng… năm…

Cháu ở quê đến chơi mà mình không nhận ra đó là ai. Có cảm giác não đã đặc lại như 1 chiếc bánh bao. Mọi cuộc giao tiếp lúc này đều trở nên buồn tẻ. Lũ trẻ cười nói còn mình ngồi 1 góc nhà cảm giác thật buồn.

“Trò chơi” dành cho ông nội 70 và dòng nhật ký giấu kín cay đắng về nỗi cô đơn của người già - Ảnh 3.

Ngày… tháng… năm…

Vừa cất chiếc đèn pin vào chiếc tủ màu đỏ, góc trên cùng bên phải.

Ngày… tháng… năm…

Nhờ thằng Sơn tìm giúp bức ảnh ông bà mà nó lại nói rằng: "Con đến chịu ông". Phải tự nhắc mình đồ để đâu phải ghi ngay vào cho đỡ…

Ngày… tháng… năm…

Mình đã đến mức không nhớ được đường về nhà ư, mất trí nhớ đến thế này sao? May mà cậu xe ôm đã nhanh nhảu xem địa chỉ trên cuốn sổ khám bệnh nên đã chở về nhà.

Phải bảo thằng Khang, cái Hương làm cho chiếc thẻ ghi địa chỉ, số điện thoại chúng nó để nếu lạc chúng nó còn tìm được.

Tôi vô dụng quá bà ơi. Hay bà về mang tôi theo luôn đi cho rồi, chứ sống thế này…

“Trò chơi” dành cho ông nội 70 và dòng nhật ký giấu kín cay đắng về nỗi cô đơn của người già - Ảnh 4.

Sống cùng con cháu nhưng nỗi cô đơn khiến ông muốn… đi với bà.

Ngày… tháng… năm…

Hôm nay chúng nó lại chơi trò đoán tên lần nữa, không trách con cháu nhưng mình sợ trò chơi đó. Sắp Tết rồi, chúng nó về quây quần đông vui thật nhưng thế nào chúng cũng lại trêu ông, bắt ông đoán tên. Làm sao mà nhớ chính xác tên từng đứa đây, trò chơi này không vui chút nào. Giá như chúng hiểu… 

Đứa cháu chết lặng với những dòng chữ ông viết, cạnh cuốn sổ còn chiếc thẻ có dây đeo ghi: "Nguyễn Văn Hùng, thôn.. xóm.. huyện… số điện thoại…". Hóa ra lâu nay cả gia đình đã quá vô tâm với ông.

Suy giảm trí nhớ ở người già, cần lắm sự thấu hiểu và kiên nhẫn

Biểu hiện hay quên của ông Hùng thực ra có tên gọi là suy giảm trí nhớ ở người già. Tuổi càng cao, cơ thể sẽ càng bị lão hóa nhanh chóng, từ các cơ quan trong cơ thể cho tới não bộ khiến tình trạng rối loạn trí não về ghi nhớ, tập trung, tư duy. Tại Việt Nam, thống kê của Hội bệnh Alzheimer và rối loạn thần kinh nhận thức cho thấy có khoảng 500.000 người cao tuổi mắc sa sút trí tuệ, chiếm khoảng 4,8-5%.

Suy giảm trí nhớ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi một cách rõ ràng. Không chỉ thường xuyên quên các từ đơn giản, khó giao tiếp, lâu dần họ trở nên tự ti và càng cảm thấy cô đơn hơn.

“Trò chơi” dành cho ông nội 70 và dòng nhật ký giấu kín cay đắng về nỗi cô đơn của người già - Ảnh 5.

Đừng vội cáu kỉnh mỗi khi ông bà, cha mẹ nhầm lẫn lung tung mà hãy giúp họ minh mẫn hơn nhờ những sản phẩm bổ sung sức khỏe trí não.

Trong cuộc sống, có rất nhiều câu chuyện như ông Hùng. Dù là với cụ ông hay cụ bà thì điều quan trọng vẫn là con cháu cùng người thân cần có sự quan tâm kịp thời bằng cách không để người già cảm thấy đơn độc trong "chuyến tàu cuối". 

Ngoài sự kiên nhẫn lắng nghe, đừng vội cáu kỉnh mỗi khi người già trong nhà nhầm lẫn lung tung. Hãy giúp ông bà, cha mẹ khỏe mạnh, minh mẫn hơn nhờ những sản phẩm bổ sung sức khỏe trí não. Đây là những việc vô cùng thiết thực và hữu ích mà bất kì ai cũng có thể làm được.

“Trò chơi” dành cho ông nội 70 và dòng nhật ký giấu kín cay đắng về nỗi cô đơn của người già - Ảnh 6.

Người cao tuổi thường gặp những vấn đề về sức khoẻ tâm trí như: thay đổi tâm lý, hay phiền muộn, lo âu, suy giảm trí nhớ, khó giao tiếp... khiến họ cảm thấy cô đơn ngay cả khi sống cùng con cháu.

Thấu hiểu điều này, Vitatree đồng hành cùng tuyến nội dung "Sống trẻ - Quà tặng cháu con" mong muốn chia sẻ những lo lắng về sức khỏe tâm trí của người cao tuổi và cùng người trẻ chăm sóc ông bà, cha mẹ.

Vitatree là thương hiệu từ Úc với những sản phẩm chăm sóc, hỗ trợ sức khỏe được người dùng Việt đón nhận, điển hình là TPBVSK Vitatree Ginkgo Plus 6000 bổ sung Q10 giải pháp hỗ trợ trí nhớ và sức tập trung chiết xuất bạch quả thiên nhiên.

Vitatree là món quà sức khỏe chất lượng cao từ Úc, hỗ trợ sức khỏe tâm trí cho người cao tuổi; là cách để chăm sóc ông bà, cha mẹ thiết thực; là bạn đồng hành để người già cảm thấy tâm trí an yên, thêm gắn kết với gia đình.

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Công Ty TNHH B. Pure Việt Nam, Số 34, phố Hàm Long, Phường Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Chia sẻ