Triệu phú tự thân: Muốn tiết kiệm nhiều tiền hơn, bạn không cần phải từ bỏ "hiệu ứng latte", thay vào đó hãy làm điều này

Hồng Nhung,
Chia sẻ

Việc tiết kiệm đôi khi sẽ chậm hơn nếu bạn đang áp dụng sai cách.

Hiệu ứng latte là gì?

Hiệu ứng Latte lần đầu được giới thiệu bởi David Bach, một doanh nhân và sáng lập của FinishRich.com. Hiệu ứng này có nội dung vô cùng đơn giản: “Một lượng tiền nhỏ chi tiêu thường xuyên hàng ngày sẽ tốn kém hơn rất nhiều so với những gì ta tưởng tượng.” 

Đầu tiên, ta cần phải biết “Hiệu ứng latte” không liên quan đến cốc cà phê latte. Nó nói về những chi tiêu thông thường mà chúng ta phải gặp hàng ngày. 

Triệu phú tự thân: Muốn tiết kiệm nhiều tiền hơn, bạn không cần phải từ bỏ "hiệu ứng latte", thay vào đó hãy làm điều này  - Ảnh 1.

Muốn tiết kiệm nhiều hơn, hãy làm điều này

Ramit Sethi, một triệu phú tự thân và là tác giả của cuốn sách bán chạy nhất của New York Times “I Will Teach You To Be Rich” (tạm dịch: Tôi sẽ dạy bạn làm giàu) cho biết: Muốn tiết kiệm và sinh lời nhiều, bạn không nhất thiết phải từ bỏ "hiệu ứng latte". Thay vào đó bạn hãy làm những điều này:

Tập trung vào tỷ lệ tiết kiệm của bạn

Theo Sethi, bạn nên đặt câu hỏi quan trọng: Tỷ lệ tiết kiệm của tôi nên là bao nhiêu? Con số này sẽ dẫn đến tỷ lệ phần trăm thu nhập hàng tháng của bạn có thể dành cho tương lai.

Sethi nói: "Sự khác biệt giữa việc tiết kiệm 6% thu nhập của bạn so với 7% là hoàn toàn khác nhau. Chỉ cần bạn đặt mục tiêu tiết kiệm đúng đắn thì con số đó sẽ khiến bạn hài lòng. Hãy bắt đầu bằng cách tiết kiệm những gì bạn có thể, chẳng hạn như 5%, sau đó tăng tỷ lệ tiết kiệm của bạn thêm 1% mỗi năm. Số tiền đó sẽ trở thành khoản tiết kiệm tốt trong thời gian dài".

Triệu phú tự thân: Muốn tiết kiệm nhiều tiền hơn, bạn không cần phải từ bỏ "hiệu ứng latte", thay vào đó hãy làm điều này  - Ảnh 2.

Tạo một "kế hoạch chi tiêu có ý thức"

Thay vì dựa vào ngân sách để quản lý tiền, Sethi khuyên bạn nên tạo một “kế hoạch chi tiêu có ý thức”. Với kế hoạch này, bạn cần theo dõi bốn con số: 

- Chi phí cố định: Chẳng hạn như tiền thuê nhà, ăn uống, xăng xe,... hoặc các khoản vay.

- Tiết kiệm: Bao gồm quỹ khẩn cấp và tiền cho các kỳ nghỉ

- Đầu tư: Khoản nghỉ hưu, mua vàng, mua đất,...

- Khoản chi tiêu mà bạn cảm thấy không có lỗi: Chẳng hạn như đặt đồ ăn hoặc mua sắm

Phân bổ số tiền của bạn theo thứ tự này đảm bảo rằng trách nhiệm tài chính sẽ được quan tâm đầu tiên. Sau đó, bạn có thể tiêu số tiền còn lại của mình một cách “không có lỗi”, Sethi nói.

Sam Palmer, người đứng đầu bộ phận tư vấn và lập kế hoạch tài sản tại JP Morgan Wealth Management, nói với CNBC Make It rằng: Việc theo dõi tiền của bạn đang đi đâu là một bước quan trọng trong việc tạo ra kế hoạch xây dựng sự giàu có lâu dài.

Mỗi người đều có ý tưởng và kế hoạch tạo ra sự giàu có. Đó là lý do vì sao việc lập một kế hoạch dựa trên các mục tiêu tài chính cá nhân lại quan trọng như thế. Và hãy nhớ một điều rằng, kế hoạch này nên linh hoạt. Khi cuộc sống và những ưu tiên của bạn thay đổi, các mục tiêu tài chính mà bạn muốn đạt được cũng thay đổi theo.

Theo cnbc

Chia sẻ