Tranh cãi nảy lửa xung quanh khuyến cáo hoãn mang thai vì virus Zika

Vân Anh,
Chia sẻ

Việc các nước Mỹ Latin bị ảnh hưởng bởi virus Zika kêu gọi phụ nữ nên kiểm soát sinh đẻ đã gây nhiều tranh cãi.

Nhiều quốc gia tại khu châu Mỹ Latin đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ virus Zika, một loại virus được cho là có liên quan đến đột biến đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh, khiến các bé phát triển chậm hơn so với dự kiến.

Mặc dù mối liên quan giữa virus Zika và bệnh đầu nhỏ chưa được chứng minh khoa học, tuy nhiên nhiều quốc gia vẫn ra khuyến cáo phụ nữ không nên mang thai để tránh những tác động không mong muốn đến thế hệ tương lai.

El Salvador là quốc gia còn khuyến cáo phụ nữ nên hoãn mang thai cho đến năm 2018.

Tuy nhiên, những người ủng hộ quyền sinh sản của phụ nữ đã lên án những khuyến cáo trên là vô trách nhiệm.
 
Virus Zika gây bệnh đầu nhỏ bùng phát khiến nhiều quốc gia khuyến cáo phụ nữ không nên mang thai.

Một cuộc tranh luận mới đây tại Cao ủy Liên Hợp Quốc về nhân quyền đã thống nhất trong lúc virus Zika đã biến tướng nguy hiểm thì quyền sinh sản của phụ nữ lại càng phải đặc biệt tôn trọng. 

Rõ ràng, việc quản lý sự lây lan virus Zika đang là một thách thức lớn đối với các chính phủ ở châu Mỹ Latinh” – Ông Zeid Ra’as Al Hussein cho biết. “Trong khi bạo lực tình dục đang tràn lan, các dịch sức khỏe sinh sản không được coi trọng thì việc tư vấn phụ nữ và trẻ em đừng mang thai sẽ không thể nào ngăn chặn được cuộc khủng hoảng”.

Về quy định pháp luật, nhiều nước châu Mỹ Latinh đã cấm tuyệt đối việc phá thai hoặc chỉ cho phép phá thai khi người mẹ gặp nguy hiểm đến tính mạng. Chính điều này dẫn đến việc nhiều phụ nữ mắc virus Zika khi muốn phá thai đã gặp rất nhiều trở ngại, cả về pháp lý lẫn tâm lý của bác sĩ.


Việc khuyến cáo không cho phụ nữ mang thai bị đánh giá là thiếu trách nhiệm, can thiệp vào quyền sinh đẻ của phụ nữ.

Quy định về phá thai tại các quốc gia Nam Mỹ

Tại Brazil, việc nạo phá thai chỉ được phép khi người phụ nữ mang thai do hiếp dâm, thai nhi bị khuyết tật não (một dạng bệnh nặng hơn đầu nhỏ) hoặc khi người mẹ gặp nguy hiểm. Mặc dù nhiều nhà nhân quyền đã cố gắng để mở rộng những trường hợp phá thai hợp pháp tuy nhiên vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Columbia là quốc gia có số lượng thai nhi mắc bệnh đầu nhỏ cao thứ hai chỉ sau Brazil, cũng không cho phép phá thai trừ trường hợp thai nhi dị tật. Khoảng 99% ca phá thai là làm chui.


Nhiều quốc gia có quy định khắt khe với việc phá thai.

El Salvador là một trong những nước đầu tiên khuyến cáo phụ nữ không nên mang thai. Tuy nhiên, quy định về sinh đẻ tại quốc gia này cũng rất chặt chẽ. Phụ nữ có thể bị phạt 40 năm tù nếu cố ý phá thai, ngay cả khi nguy hiểm đến tính mạng.

Nguồn Independent
 
Chia sẻ