Trấn Đinh Tập - Nơi sản xuất váy cưới lớn nhất Trung Quốc

Trung Hạ,
Chia sẻ

Trấn Đinh Tập là nơi sản xuất đồ cưới lớn nhất Trung Quốc.

Trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 1/10 ở Trung Quốc vừa qua, hơn 150.000 cặp đôi đã tổ chức đám cưới. Trong đó, số lượng nhiều nhất lên tới 52.112 cặp vào ngày 3/10.

Sự bùng nổ của đám cưới được thể hiện trực tiếp qua nhu cầu váy cưới. Ít ai biết được rằng hầu hết những chiếc váy này có thể đến từ cùng một nơi: Trấn Đinh Tập ở thành phố Lục An (An Huy, Trung Quốc).

Trấn đồ cưới Trung Quốc: Mang tiếng là thánh địa may váy cưới lớn nhất nhưng lại núp bóng sau 'tổ nghề' - Ảnh 1.

Năm 2021, giá trị sản lượng hàng năm của váy cưới Đinh Tập đạt hơn 2,4 tỷ NDT (gần 8,2 nghìn tỷ đồng), với 15.000 nhân công và hơn 600 cửa hàng váy cưới trong trấn. Doanh số bán hàng trực tuyến hàng năm hơn 1 tỷ NDT (hơn 3,4 nghìn tỷ đồng) với các sản phẩm được tiêu thụ cả nội địa Trung Quốc và quốc tế.

Học nghề nơi khác và trở về quê hương

Ngay từ những năm 1980, khi người dân Đinh Tập vẫn sinh sống bằng nông nghiệp, Hổ Khâu (Tô Châu) cách đó 600km đã có những cửa hàng đồ cưới đầu tiên. Chỉ trong vài năm, Hổ Khâu có gần 1.000 cửa hàng đồ cưới, tổng gia công áo cưới chiếm khoảng 70% trên toàn quốc, từng trở thành khu vực sản xuất và kinh doanh áo cưới lớn nhất Trung Quốc.

Sự nổi lên của ngành công nghiệp đồ cưới ở Hổ Khâu đã thu hút lượng lớn lao động nhập cư, trong đó có nhiều người đến từ Đinh Tập.

Thời gian đầu, vì không có máy móc kỹ thuật nên họ chỉ có thể làm công việc may vá trong xưởng áo cưới. Sau một thời gian, họ nhận thấy nguồn vốn kinh doanh áo cưới không cao, có thể tự làm chủ.

Trấn đồ cưới Trung Quốc: Mang tiếng là thánh địa may váy cưới lớn nhất nhưng lại núp bóng sau 'tổ nghề' - Ảnh 2.

Thời điểm đó, khách hàng không có yêu cầu đặc biệt về kiểu dáng váy cưới. Cửa hàng thường chỉ cần một vài máy may, vài công nhân, thuê mặt bằng để sản xuất và bán.

Do đó, một số người Đinh Tập có tầm nhìn xa đã bắt đầu kinh doanh riêng. Vào thời kỳ cao điểm, người Đinh Tập đã mở hơn 1.800 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh váy cưới ở Tô Châu, sử dụng gần 20.000 nhân công.

Người dân Đinh Tập bắt đầu kinh doanh ở Hổ Khâu, đã thúc đẩy nền kinh tế nơi đây phát triển mạnh mẽ.

Năm 2011, chính quyền Đinh Tập đã đưa ra chính sách xúc tiến đầu tư để thu hút “phượng hoàng làm tổ”, thúc đẩy nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ quay về quê hương hoạt động. Tuy nhiên, hiệu quả không đáng kể. 

Người Đinh Tập ở Tô Châu không muốn trở về quê nhà lập nghiệp. Một là điều kiện kinh tế của Tô Châu phát triển tốt hơn, hai là họ đã đến Tô Châu nhiều năm, hiểu rõ về thị trường và chính sách nơi đây. Do đó, họ không muốn mạo hiểm nơi tuy quen mà lạ ở trấn Đinh Tập.

Cho đến khoảng năm 2018, đô thị đồng bằng sông Trường Giang đối mặt với việc nâng cấp và chuyển đổi, khuyến khích phát triển công nghiệp và công nghệ cao. Tô Châu bắt đầu loại bỏ các ngành sử dụng nhiều lao động như váy cưới Hổ Khâu. 

Đồng thời, Tô Châu bắt đầu siết chặt an ninh trên diện rộng do các vụ hỏa hoạn liên tiếp xảy ra ở các khu nhà cho thuê tập thể. Theo đó, con đường tập trung nhiều cửa hàng đồ cưới ở Hổ Khâu trở thành khu vực trọng điểm vào tầm ngắm.

Trấn đồ cưới Trung Quốc: Mang tiếng là thánh địa may váy cưới lớn nhất nhưng lại núp bóng sau 'tổ nghề' - Ảnh 3.

Kể từ năm 2000, một số lượng lớn người kinh doanh áo cưới đã vào khu phố này, đặc biệt là sau khi thương mại điện tử hưng thịnh, có rất nhiều xưởng may mọc lên xen lẫn trong khu dân cư. Để thuận tiện cho hậu cần và phân phối, hầu hết những đống vải, áo cưới thành phẩm này được chất ngổn ngang ven đường, một khi hỏa hoạn xảy ra thì hậu quả sẽ rất thảm khốc.

Vì vậy, vào tháng 5/2018, chính quyền đã nghiêm khắc chấn chỉnh con đường đồ cưới Hổ Khâu, yêu cầu các xưởng may di dời ngay lập tức nếu không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, đồng thời người dân Đinh Tập ở đó cũng bị cưỡng chế di dời.

Chớp lấy cơ hội, chính quyền Đinh Tập đã tiếp quản các doanh nghiệp này với các chính sách ưu đãi. Thế là ngành công nghiệp đồ cưới Tô Châu bắt đầu chuyển giao cho Đinh Tập với quy mô lớn.

Hiện tại, có hơn 400 cơ sở đồ cưới ở trấn Đinh Tập, hơn 100 công ty phụ kiện đồ cưới như kết cườm, vải, vá, thêu cùng với hơn 20 công ty chuyển phát nhanh và hậu cần. Sản lượng chuyển phát nhanh hàng ngày đạt ngưỡng 20.000 chiếc, 600 công ty thương mại điện tử đồ cưới có mạng lưới bán hàng rộng khắp trong và ngoài nước, với giá trị sản lượng hàng năm hơn 2 tỷ NDT. Trấn Đinh Tập trở thành “thánh địa sản xuất đồ cưới” nổi tiếng.

"Thánh địa sản xuất" nhưng lại bị phụ thuộc quá nhiều

Trấn đồ cưới Trung Quốc: Mang tiếng là thánh địa may váy cưới lớn nhất nhưng lại núp bóng sau 'tổ nghề' - Ảnh 4.

Mặc dù ngành công nghiệp đồ cưới Đinh Tập đang phát triển rất mạnh, nhưng mức độ phổ biến của váy cưới Đinh Tập vẫn kém xa Hổ Khâu.

Điều này là do “thành phố đồ cưới” Hổ Khâu không chỉ có lịch sử lâu đời mà còn có sự tin tưởng và sức ảnh hưởng của người nổi tiếng.

Năm 2008, Hứa Ngưỡng Thiên kiếm được khoản tiền khổng lồ đầu tiên bằng việc bán váy cưới Hổ Khâu ra nước ngoài. Ông thành lập nên đế chế thời trang online phát triển nhanh nhất thế giới - Shein.

Vài năm sau, Hoàng Tranh, người sáng lập Pinduoduo, thành lập JJ'S House cũng trở thành công ty thương mại điện tử lớn bán đồ cưới Hổ Khâu ở nước ngoài.

Mặt khác, váy cưới Đinh Tập mặc dù theo đà phát triển rất mạnh, nhưng xét về kinh nghiệm thời gian và độ nổi tiếng thì rõ ràng đứng sau Hổ Khâu.

Tất nhiên, quan trọng hơn, có những vấn đề trong chính ngành công nghiệp áo cưới Đinh Tập.

Jiemian News đưa tin giá bán sỉ váy cưới Đinh Tập trong khoảng 1.500-2.000 NDT (5-6,8 triệu đồng). Khi chúng được gửi đến sảnh cưới ở SOHO Bắc Kinh (cụm 3 tòa cao ốc phức hợp), giá trực tiếp tăng gấp đôi: Giá thuê từ 3.000-5.000 NDT/ngày (hơn 10-17 triệu đồng), giá mua còn cao hơn nhiều lần.

Cũng giống như các hãng váy cưới Hổ Khâu trước đây, trong lĩnh vực sản xuất váy cưới Đinh Tập, mặc dù một số công ty đang nỗ lực trong lĩnh vực váy cưới cao cấp nhưng phần lớn vẫn tập trung vào gia công bình dân, chủ yếu kiếm được lợi nhuận thông qua số lượng.

Trấn đồ cưới Trung Quốc: Mang tiếng là thánh địa may váy cưới lớn nhất nhưng lại núp bóng sau 'tổ nghề' - Ảnh 5.

Ngoài ra, có một vấn đề đáng lưu tâm với áo cưới Đinh Tập: phụ thuộc quá nhiều vào các yếu tố bên ngoài.

Nhìn chung, mặc dù các cụm công nghiệp như áo khoác lông, quần dài thu chủ yếu là bán sỉ nhưng phần lớn là hàng tự sản xuất và bán trực tiếp cho người tiêu dùng trung cấp. Váy cưới Đinh Tập là một ngoại lệ. Sau khi được may ở trấn Đinh Tập, váy cưới được gửi đến Hổ Khâu bằng đường chuyển phát nhanh để bán. Ngay cả khi nó được bán ra thị trường nước ngoài, hầu hết công đoạn này được thực hiện thông qua các thương lái ở Quảng Châu, Tô Châu và những nơi khác.

Về vấn đề này, một người dân địa phương từng cho biết Tô Châu, với tư cách là trung tâm bán váy cưới lớn nhất cả nước, chiếm 70% thị phần trong nước, nhưng khoảng 60% váy cưới mà hãng bán ra được sản xuất ở Đinh Tập.

Trấn đồ cưới Trung Quốc: Mang tiếng là thánh địa may váy cưới lớn nhất nhưng lại núp bóng sau 'tổ nghề' - Ảnh 6.

Một mặt, sự phụ thuộc bị động dễ khiến Đinh Tập “may váy cưới cho người, không phải cho chính mình”, khó lòng đứng vững nếu không có đại lý thu mua. Điều này không có lợi cho việc mở rộng sự nổi tiếng của ngành công nghiệp áo cưới địa phương.

Bạn phải biết rằng áo cưới cũng giống như ngành thời trang, nếu phải qua quá nhiều khâu trung gian thì chi phí tăng cao. Đồng thời, nhà sản xuất khó lòng tiếp cận được thị hiếu và xu hướng thẩm mỹ của khách hàng để điều chỉnh kịp thời.

Ví dụ, vì trước đây đám cưới được tổ chức trong khách sạn, cô dâu cần bước trên thảm đỏ dài, vì vậy cần phải có một chiếc váy cưới lớn có đuôi để tạo hiệu ứng hình ảnh. Tuy nhiên, sau khi dịch bệnh bùng phát, nhiều cặp đôi chọn cách tổ chức buổi tiệc đơn giản hoặc chuyển sang tiệc cưới “cây nhà lá vườn”. 

Nếu các nhà sản xuất không nắm bắt được xu hướng này, có thể dẫn đến doanh số bán hàng giảm mạnh, làm tăng nguy cơ tồn kho.

Trấn Đinh Tập - Nơi sản xuất váy cưới lớn nhất Trung Quốc - Ảnh 8.

Nguồn: Thepaper

Chia sẻ