Đi uống cà phê ở phố đường tàu Phùng Hưng: Sự nhếch nhác đằng sau những tấm ảnh đẹp, nguy hiểm cận kề chỉ vài chục cm!

Lynk, ảnh: Cú Vọ, clip: Cấn Hưng,
Chia sẻ

Những ngày gần đây, khách khứa từ khắp nơi kéo đến đường tàu Phùng Hưng vì tò mò, vì "đua trend", hoặc vì muốn nếm thử cảm giác mạnh khi tay bưng cốc cafe còn chân thì xoắn lên chạy tàu.

- Chụp cho em đẹp vào, nhìn thấy cả đoạn đường tàu xa xa ấy.

- Đứng đây quay clip nhé! (Nhưng mà bẩn quá). Không sao, mỗi đoạn này nở hoa đẹp thôi.

- Chụp nhanh không tí tàu nó đến bây giờ.

Đó là những đoạn đối thoại quen thuộc kèm theo tiếng í ới rộn ràng của các bạn trẻ trên đoạn đường tàu gần đầu phố Phùng Hưng giao Trần Phú, cách khu cafe đường tàu nổi tiếng chỉ vài chục mét. Địa điểm này đã tồn tại từ rất lâu rồi, nhưng khoảng vài tháng gần đây, nó bỗng nổi lên ầm ầm, trở thành nơi nhất định phải check in khi vi vu quanh Hà Nội.

Trải nghiệm phố đường tàu Phùng Hưng: Sự nhếch nhác phía sau đống ảnh long lanh, khi nguy hiểm biến thành "món ăn tinh thần" hấp dẫn - Ảnh 1.

Sự thật "trần trụi" đằng sau những pô ảnh long lanh gây bão mạng

Thật ngạc nhiên là dù không phải cuối tuần, đoạn đường ray "sống ảo" ở Phùng Hưng vẫn có khá đông bạn trẻ kéo đến chụp hình. Những cô gái mặc váy dài thướt tha, trang điểm nhẹ nhàng xinh xắn, những chàng trai ăn mặc phong cách, tạo dáng khá cool dọc đường ray, thậm chí còn có cả mấy anh vác đàn guitar đứng ven đường hát hò ầm ĩ, quay clip vui như hội.

Rất đông bạn trẻ và du khách tìm đến đoạn đường tàu Phùng Hưng vì những tấm hình quảng cáo đẹp như mơ trên mạng, không check in ở đây coi như... chưa ghé Hà Nội.

Trời đã sang thu nên nắng không gay gắt như mùa hè, tầm 4-5h chiều là mát mẻ nhất nên ai cũng chọn giờ này để tới chụp ảnh. Nếu đi xe máy hoặc xe đạp thì gửi ngay dưới vỉa hè gần khu café, chỉ 5.000-10.000 đồng/ vé ở lại chơi đến 8-9h tối vô tư.

Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi khi bắt đầu đặt chân đến "lãnh địa sống ảo" đình đám ấy chính là… ngơ ngác. Ảnh trên mạng được share khắp nơi chiếc nào cũng xanh mướt, cây cối rậm rì, thậm chí còn có mấy cái cổng phủ hoa lá đẹp như đường hầm ở xứ nào đó bên trời Âu. Tuy nhiên, thực tế thì… khác xa toàn tập!

Cây ở 2 bên đường tàu mọc cũng dày, nhưng không phủ kín mướt mát như ảnh mạng. Mấy cánh cổng dây leo thì thực chất là… dây điện vắt ngang, không đến mức lãng mạn như nhiều người ví von là cổng cưới.

Trải nghiệm phố đường tàu Phùng Hưng: Sự nhếch nhác phía sau đống ảnh long lanh, khi nguy hiểm biến thành "món ăn tinh thần" hấp dẫn - Ảnh 4.

Khung cảnh nên thơ như phim khiến dân tình phát sốt được chụp ở đường tàu Phùng Hưng.


Trải nghiệm phố đường tàu Phùng Hưng: Sự nhếch nhác phía sau đống ảnh long lanh, khi nguy hiểm biến thành "món ăn tinh thần" hấp dẫn - Ảnh 5.

Thế nhưng, cảnh tượng thực thì...

Trải nghiệm phố đường tàu Phùng Hưng: Sự nhếch nhác phía sau đống ảnh long lanh, khi nguy hiểm biến thành "món ăn tinh thần" hấp dẫn - Ảnh 6.

Trải nghiệm phố đường tàu Phùng Hưng: Sự nhếch nhác phía sau đống ảnh long lanh, khi nguy hiểm biến thành "món ăn tinh thần" hấp dẫn - Ảnh 7.

... trông đìu hiu và màu không hề tưng bừng như trên mạng, dù trời vẫn có nắng.

"Thảm họa" nhất phải kể đến hiện trường dưới đường ray. Vì toàn đá sỏi to nên việc di chuyển không dễ dàng lắm, rất nhiều rác thải sinh hoạt, nhựa, giấy bẩn, đồ ăn thừa, vật liệu xây dựng vứt bừa bãi, và cả… những đống phân sẽ khiến bạn giật mình hoảng hốt. Mùi xú uế bốc lên tuy không đến mức nồng nặc, song kiểu gì bạn cũng phải bịt mũi chạy qua 1 số đoạn.

Toàn cảnh trải nghiệm thực tế về địa điểm hot nhất Hà Nội hiện tại - phố đường tàu Phùng Hưng.

Hành lang mé bên đường Phùng Hưng toàn cây lá và có lan can chắn, phía còn lại là khu dân cư với những bức tường cũ nát vẽ đầy hình graffiti, rào sắt gỉ nát. Nếu muốn chụp hình thì bạn phải chọn chỗ đứng thật cẩn thận, tránh dẫm phải rác, sắt vụn hoặc bị ngã. Bối cảnh đường tàu cũng không thực sự đẹp, xét tổng thể thì khá xấu và lộn xộn, muốn chụp được bức hình ổn thì phải căn ke góc khá vất vả. Cảnh truyền thống nhất được nhiều người chọn nhất là đứng giữa đường tàu rồi phóng ra xa phía sau, nhưng phải chớp được lúc vắng, chứ đông người bon chen như hôm nay thì chịu.

Chuột hoang ở đây cũng khá to, gần bằng con mèo nhé các cô nàng, thi thoảng chúng sẽ chạy sượt qua khi bạn đang tạo dáng, và tiếng la hét không phải điều lạ lùng với người dân sống cạnh đường tàu (!)

Trải nghiệm phố đường tàu Phùng Hưng: Sự nhếch nhác phía sau đống ảnh long lanh, khi nguy hiểm biến thành "món ăn tinh thần" hấp dẫn - Ảnh 9.

Ảnh gốc như thế này thì chắc phải sửa gãy tay mới đủ độ "ảo" như poster phim.

Chỉ bấy nhiêu đó thôi cũng đủ để chúng tôi vỡ mộng về đoạn đường tàu sống ảo đang nổi đình đám. Mục sở thị tận nơi rồi, phải khẳng định thêm lần nữa là sức mạnh photoshop thật khủng khiếp, có thể biến một nơi trông hoang dại bẩn thỉu trở nên lung linh như thiên đường! Các bạn trẻ cũng hi sinh vì nghệ thuật ghê gớm, sẵn sàng chịu bẩn để ngồi xuống đường ray, bất chấp khung cảnh bừa bộn xung quanh, mùi khai bay theo chiều gió, và vô số thứ bẩn thỉu không ai biết rõ là gì.

Trải nghiệm phố đường tàu Phùng Hưng: Sự nhếch nhác phía sau đống ảnh long lanh, khi nguy hiểm biến thành "món ăn tinh thần" hấp dẫn - Ảnh 11.

Trải nghiệm phố đường tàu Phùng Hưng: Sự nhếch nhác phía sau đống ảnh long lanh, khi nguy hiểm biến thành "món ăn tinh thần" hấp dẫn - Ảnh 12.

Vẫn rất nhiều bạn trẻ bất chấp xấu, bẩn, nguy hiểm để có vài pô ảnh để đời.

Điểm cộng duy nhất ở đây có lẽ là bức tường hoa màu đỏ và vàng, bung nở rực rỡ ở ngay đầu khi vừa bước chân tới khúc đường ray sống ảo. Chúng tôi không biết là hoa gì, chỉ trầm trồ vì nó thực sự rất đẹp và lãng mạn, đan ken vào nhau như tấm mành to đùng, chọn chỗ này làm background thì chụp cam thường điện thoại cũng đủ "xịn".

Trải nghiệm phố đường tàu Phùng Hưng: Sự nhếch nhác phía sau đống ảnh long lanh, khi nguy hiểm biến thành "món ăn tinh thần" hấp dẫn - Ảnh 13.

Trải nghiệm phố đường tàu Phùng Hưng: Sự nhếch nhác phía sau đống ảnh long lanh, khi nguy hiểm biến thành "món ăn tinh thần" hấp dẫn - Ảnh 14.

Bức tường hoa lá khổng lồ màu đỏ hồng, nơi duy nhất trông "ra hồn" suốt đoạn đường cả trăm mét.

Đi chừng nửa cây số về phía gần Hàng Mã, ngó nghiêng cẩn thận để trải nghiệm hết tất cả những thứ "nổi bật" ở đây, chúng tôi thấy cảnh vật cũng không có gì đặc biệt hơn, chỉ toàn cây dại và đường ray đen sì ảm đạm kéo dài bất tận. Trời nhập nhoạng, chúng tôi quyết định quay lại khu café ven đường tàu để tiếp tục hành trình khám phá.

Trải nghiệm phố đường tàu Phùng Hưng: Sự nhếch nhác phía sau đống ảnh long lanh, khi nguy hiểm biến thành "món ăn tinh thần" hấp dẫn - Ảnh 16.

Trải nghiệm phố đường tàu Phùng Hưng: Sự nhếch nhác phía sau đống ảnh long lanh, khi nguy hiểm biến thành "món ăn tinh thần" hấp dẫn - Ảnh 17.

Đi xa hơn, qua đoạn cây cối rậm rạp thì đến khu dân cư có vẻ sạch sẽ hơn một chút, không có ai qua lại.

Đoạn nối giữa khúc đường ray sống ảo với phố café là khu dân sinh, khá ngắn, chỉ cỡ 40-50 mét. Những căn nhà 2-3 tầng cũ kỹ, xiêu vẹo, toàn mùi ẩm mốc. Đi ngang qua một cái rào thấp tẹt, chúng tôi tò mò khi thấy đám đông xúm lại chụp hình gì đó. Ló đầu vào xem, các bạn đoán được không? Một đàn cún con khoảng 8 bé xinh vô cùng! Đám nhóc đen trắng lũn chũn ấy đang tranh nhau ti mẹ, đến là yêu.

Đàn cún sống cạnh những thanh bê tông và đá sỏi.

Cuộc sống thường nhật ở đây cái gì cũng gắn với đường tàu.

Cạnh đó là một hàng đồng nát. Mấy người phụ nữ cần mẫn nhặt vỏ lon, xếp giấy vụn, giục nhau làm nhanh trước khi trời tối. Đối diện ngay bên kia, cách có 2 thanh ray là từng nhóm cụ ông cụ bà ngồi hóng mát, rửa bát, nhặt rau, cơm nước buổi chiều bên những chiếc bếp than tổ ong oi khói. Cảnh tượng thật thanh bình giản dị, đối lập hẳn với khu café ồn ào náo nhiệt phía trước.

Khoảng 7h là khu vực "sống ảo" lúc chiều sẽ vắng như chùa bà Đanh, màu đen u ám hun hút của đường tàu sẽ biến không khí ở đó trông như phim kinh dị, không ai dám đi vào.

Đoạn đường ray "sống ảo" chìm vào bóng tối, im lìm, chẳng thấy vẻ thơ mộng đâu nữa.

Đường tàu hỏa không rào chắn, chủ lẫn khách tự nhiên sinh hoạt vui chơi như "sân nhà"

Mới buổi chiều, khu café còn thưa khách, giờ đã đông nghịt người. Từ lúc các travel blogger nước ngoài ghé thăm, rồi review bằng những bức ảnh thú vị về một nơi vừa uống nước ăn bánh mì Việt Nam vừa chạy tàu hỏa trong cơn vội vã, khách du lịch đổ xô đến ngày một đông. Ai cũng tò mò về địa điểm độc đáo này, nghĩ đó là một nét văn hóa đặc biệt ở Hà Nội nhất định phải thử.

Khu cafe sát bên ray tàu nhộn nhịp đông vui.

Anthony, một anh chàng râu ria cao lớn người Pháp không cho tôi chụp ảnh, bảo rằng: "Tôi mới đến đây hôm qua, bạn tôi từng đến đây uống bia rồi, anh ấy nói buổi tối ở đây rất thú vị, và tôi sẽ được nếm thử cảm giác mạnh như nhảy bungee vậy. Tôi đang chờ xem tàu đến, mọi người bảo phải 7h tối mới có chuyến đầu tiên".

Những tấm biển nhắc nhở an toàn, cảnh báo nguy hiểm gắn đầy quanh đường ray, nhưng có vẻ chẳng ai chú ý đến. Bàn ghế bé tẹo kê đầy dọc đường ray, nhìn từ trên tầng 2 một quán café bất kỳ ở giữa phố, sẽ thấy quang cảnh thú vị như làng của người tí hon vậy!

Biển cảnh báo treo cho có chứ không ai bận tâm.

Tiếng trò chuyện náo nhiệt, mùi nước hoa, kem chống nắng trộn với mùi thức ăn, bánh mì thịt, phở, café… tổng thể cũng có vẻ hơi mệt mỏi. Chúng tôi kiếm một chỗ ngồi trên tầng 2 của một tiệm ít khách để chờ tàu chạy qua. Chẳng hiểu người ở đâu kéo đến đây đông thế! Khắp đường tàu chỉ toàn người, đứng ngồi lố nhố, bon chen chụp ảnh bằng được.

Bất chấp tất cả để chứng minh "Tôi đã đến phố đường tàu Phùng Hưng".

Trải nghiệm phố đường tàu Phùng Hưng: Sự nhếch nhác phía sau đống ảnh long lanh, khi nguy hiểm biến thành "món ăn tinh thần" hấp dẫn - Ảnh 22.

Một shop lưu niệm tạm bợ đặt ngay cạnh cột mốc sát đường ray.

Vài chị người Hàn xinh xắn còn mặc hẳn áo dài Việt Nam để chụp, tối rồi nhưng các chị vẫn nhiệt tình đội nón lá, dựa lưng vào cánh cửa cũ ven đường cho đúng chuẩn Hà Nội. Mấy anh chị Tây nhí nhố tạo dáng kỳ cục khắp nơi, có anh còn xắn tay tập yoga luôn trên ray tàu, bất chấp ánh nhìn soi mói từ đám đông.

Khách đến chơi phố đã chọn chỗ đẹp để ngắm tàu hỏa chạy qua.

Trải nghiệm phố đường tàu Phùng Hưng: Sự nhếch nhác phía sau đống ảnh long lanh, khi nguy hiểm biến thành "món ăn tinh thần" hấp dẫn - Ảnh 24.

"Công cụ" đảm bảo an toàn duy nhất ở đây là... bảng giờ tàu chạy.

Nhìn bảng giờ tàu chạy, chỉ còn khoảng 4-5 phút nữa là chuyến đầu tiên 19h10 sẽ tới. Đang gắp nốt mấy cọng phở xào nguội ngắt ăn cho đỡ đói sau cung đường hơi ghê buổi chiều, chúng tôi giật bắn cả mình suýt rơi đũa khi tiếng còi "hoét hoét" vang lên.

Vừa kịp đứng dậy ló đầu ra lan can, toàn bộ đống bàn ghế "dã chiến" vỉa hè cạnh đường ray đã được các hàng quán dẹp nhanh như chớp!

Trải nghiệm phố đường tàu Phùng Hưng: Sự nhếch nhác phía sau đống ảnh long lanh, khi nguy hiểm biến thành "món ăn tinh thần" hấp dẫn - Ảnh 25.

Trải nghiệm phố đường tàu Phùng Hưng: Sự nhếch nhác phía sau đống ảnh long lanh, khi nguy hiểm biến thành "món ăn tinh thần" hấp dẫn - Ảnh 26.

Cảnh chạy tàu náo nhiệt như lễ hội!

Sự tồn tại lâu năm của nhịp sống nơi đây và hoạt động kinh doanh du lịch đã biến việc "chạy tàu" thành thói quen, đến khách Tây và đám chó cảnh còn ngơ ngác chưa kịp hiểu gì đã bị đẩy hết sang lề 2 bên, với khoảng cách được các chủ quán khuyến cáo cẩn thận.

Ở đây không có nhân viên đường sắt, mà một số chủ quán sẽ tự đứng ra làm người thông báo khi tàu sắp tới. Họ sẽ đảm bảo không còn ai ngả ngốn giữa những thanh sắt, nhưng thực tế thì nhiều du khách vẫn cố chấp chụp ảnh "trước giờ G", thậm chí có người liều lĩnh đứng sát ray tàu để chộp được khoảnh khắc đầu tàu lao đến rồi... chạy vào bờ thật nhanh. Nhỡ vấp thì đúng là...

Các chủ quán chính là "lơ tàu hỏa", thông báo dẹp đường khi "hung thần" sắp tới.

Khi mối hiểm nguy rình rập ngay cạnh lại là "món ăn tinh thần" phấn khích

Hàng trăm người hồi hộp nhìn, nhớn nhác hỏi nhau tàu đến từ hướng nào? Âm thanh rầm rập càng lúc càng gần. Một bé gái bất ngờ chạy ngang đường, người phụ nữ trẻ vội lao ra bế thốc lên, nhưng không ai tỏ ra lo sợ, chỉ góp một cái liếc nhìn rồi thôi. Đúng lúc ánh đèn lóe sáng từ phía đoạn đường ray sống ảo. Đám đông hú hét ầm ĩ. Tàu đến rồi!

Trải nghiệm phố đường tàu Phùng Hưng: Sự nhếch nhác phía sau đống ảnh long lanh, khi nguy hiểm biến thành "món ăn tinh thần" hấp dẫn - Ảnh 28.

Tàu đến vui như Tết!

Tôi bỗng liên tưởng đến truyện "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam. Điểm khác biệt duy nhất là truyện có mỗi chị em Liên - An ngóng tàu, còn ở đây, chắc phải hơn 200 người chen chúc trong 2 chục quán café chỉ để ngắm cục sắt nặng chục tấn vèo qua cỡ 15-20 giây.

Vô số điện thoại, máy ảnh dí vào cùng 1 góc, biểu cảm của những khách du lịch nước ngoài thật phong phú. Còn tôi thì… dựng tóc gáy khi đoàn tàu hỏa chạy qua. Không nghĩ là tàu sát đến như thế, cảm giác như chỉ nghiêng đầu một tí thôi là va ngay. Đứng trên tầng 2 còn nghiêng ngả, nếu đứng dưới vỉa hè kia chắc tôi rớt tim mất!

Trải nghiệm phố đường tàu Phùng Hưng: Sự nhếch nhác phía sau đống ảnh long lanh, khi nguy hiểm biến thành "món ăn tinh thần" hấp dẫn - Ảnh 29.

Trải nghiệm phố đường tàu Phùng Hưng: Sự nhếch nhác phía sau đống ảnh long lanh, khi nguy hiểm biến thành "món ăn tinh thần" hấp dẫn - Ảnh 30.

Trải nghiệm phố đường tàu Phùng Hưng: Sự nhếch nhác phía sau đống ảnh long lanh, khi nguy hiểm biến thành "món ăn tinh thần" hấp dẫn - Ảnh 31.

Trải nghiệm phố đường tàu Phùng Hưng: Sự nhếch nhác phía sau đống ảnh long lanh, khi nguy hiểm biến thành "món ăn tinh thần" hấp dẫn - Ảnh 32.

Những quán cafe 2 tầng dựng bằng khung sắt - tre nứa mong manh rung lên bần bật, giúp du khách trải nghiệm "cảm giác mạnh" 2 trong 1: vừa sởn da gà khi tàu "bay" qua, vừa sợ... quán sập.

Ngay sau khi tàu qua, đám đông lại ùa ra, tranh thủ chụp nốt những bức ảnh cuối cùng. Bàn ghế lại được dọn ra cách đường ray cỡ 1 bàn chân, đám trẻ con nô đùa chạy nhảy ầm ĩ. Một ông chú say xỉn nằm lọt thỏm luôn giữa những thanh sắt, nhờ mấy me Tây gần đó chụp ảnh khoe Facebook, check in đang có mặt ở phố café hot nhất Hà Nội 2019.

Trải nghiệm phố đường tàu Phùng Hưng: Sự nhếch nhác phía sau đống ảnh long lanh, khi nguy hiểm biến thành "món ăn tinh thần" hấp dẫn - Ảnh 33.

Trải nghiệm phố đường tàu Phùng Hưng: Sự nhếch nhác phía sau đống ảnh long lanh, khi nguy hiểm biến thành "món ăn tinh thần" hấp dẫn - Ảnh 34.

Nhiều người không thấy lạ với cảnh tượng này, song vẫn ngạc nhiên vì độ liều lĩnh của cơ man khách đến uống bia, ăn tối, nghịch ngợm ở đây.

Tôi hỏi cô chủ quán chỗ vừa ngồi, rằng cô có biết nơi này đang bị đề nghị dẹp bỏ vì nhiều nguy hiểm không? Cô ngớ ra lắc đầu: "Không, thế thì cả phố lấy gì sống, buôn bán bao năm rồi. Mà có xảy ra chuyện gì đâu kêu nguy hiểm, lúc nào cũng có người nhắc nhở báo tàu đến".

Đi ngang qua đám đông, tôi cũng thấy nhiều bạn trẻ cười đùa bảo nhau tranh thủ chụp đi không sau này muốn đến chụp cũng không còn chỗ nữa. Tôi nghe cả mấy anh hướng dẫn viên hỏi đoàn khách Tây của mình rằng: "Mọi người có sợ không", tiếng trả lời xôn xao: "Không, thích lắm"; "Như phim hành động!"; "Tôi thích mấy trò mạo hiểm"; "Tôi muốn xem tàu qua 1 lần nữa"...

tau (10)


Hết phần chính để xem, tôi chợt nhớ đến đàn chó con cách đó không xa. Chúng có giật mình sợ hãi khi tàu rầm rập chạy qua không? Những đứa bé mới đẻ ấy có biết tự chui vào chuồng an toàn trước khi "hung thần" bằng sắt lao tới không? Chẳng ai quan tâm đến điều đó. Dăm ba chục phút nữa lại có chuyến tàu chạy qua, liên tục cho tới đêm, và màn xách quần chạy tàu cứ lặp đi lặp lại. Ai sợ thì "nếm thử" 1 lần duy nhất ngồi đó chơi, còn lại thì cứ bình thường vậy thôi.

Xin nhắc lại, đường tàu là nơi giao thông công cộng, nguy hiểm và không phải chỗ để chơi đùa, nằm ngồi chụp ảnh!

Đi uống cà phê ở phố đường tàu Phùng Hưng: Sự nhếch nhác đằng sau những tấm ảnh đẹp, nguy hiểm cận kề chỉ vài chục cm! - Ảnh 39.

 

Chia sẻ