TP.HCM tiếp tục giãn cách 14 ngày theo Chỉ thị 15: Chuyên gia chống dịch nói gì?

Hoàng Lê,
Chia sẻ

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, việc tiếp tục giãn cách 14 ngày để theo Chỉ thị 15 có lợi cho chống dịch ở TP.HCM và hiệu quả nhất đối với những nhóm người quá đông không thể kiểm soát.

Trưa 14/6 tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 ở TP.HCM, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã ra quyết định sẽ giãn cách toàn thành phố thêm 14 ngày theo Chỉ thị 15 để phòng chống dịch COVID-19.

Gò Vấp và phường Thạnh Lộc, quận 12 cũng chuyển từ giãn cách theo Chỉ thị 16 xuống Chỉ thị 15.

Bàn về quyết định này, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Chuyên gia truyền nhiễm và là người đã tham gia nhiều đợt phòng chống dịch (bao gồm cả dịch COVID-19) hiện tại nhận định, việc áp dụng giãn cách sẽ giúp giảm lây lan.

TP.HCM tiếp tục giãn cách 14 ngày để theo Chỉ thị 15: Chuyên gia chống dịch nói gì? - Ảnh 1.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh trong lần chia sẻ các biện pháp chống dịch với các tỉnh miền Tây.

"Nếu hiện tượng lây chỉ và đang xảy ra trong nhóm không thể giãn cách thêm thì giãn cách không còn tác dụng.

Giãn cách hiệu quả nhất đối với những nhóm người quá đông không thể kiểm soát (bãi biển , rạp chiếu phim….).

Nhưng trong hộ gia đình, trong một cơ quan nhỏ có lúc ăn chung ngủ chung, hàng xóm gần kề, bà con thân thuộc thăm nhau thì giãn cách gần như không hiệu quả.

Hiện nay tình huống lây gần nhưng không thân thuộc đã cắt được nhờ ngưng các dịch vụ nguy cơ, nhưng vẫn còn những điểm chưa quyết liệt. Lây gần theo kiểu nói trên sẽ tiếp tục diễn ra" - bác sĩ Khanh nhận định.

Cũng theo bác sĩ Khanh, những ca mắc mới ở TP.HCM hiện nay hầu hết là lây từ người thân thuộc.

Muốn truy những F0 như vậy, việc xét nghiệm gộp toàn bộ là không nổi (quá tải vì lượng mẫu quá lớn - PV).

TP.HCM tiếp tục giãn cách 14 ngày để theo Chỉ thị 15: Chuyên gia chống dịch nói gì? - Ảnh 2.

TP.HCM những ngày áp dung

"Cho nên trong khu phong tỏa mới cần xét nghiệm gộp đại diện gia đình. Trong gia đình ai di chuyển nhiều nhất sẽ làm gộp như vậy, sẽ ít tốn và có kết quả nhanh hơn.

Làm sao để F0 nghi ngờ trong khu chưa phong tỏa tiếp cận dễ dàng với xét nghiệm chẩn đoán? Lẽ đương nhiên công việc truy vết và bắt F0 tại bệnh viện lớn, tăng cường biện pháp phòng bệnh vẫn phải duy trì" - bác sĩ Khanh đưa ra ý kiến.

Còn theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, mầm bệnh qua phân tích vẫn đang âm thầm trong cộng đồng.

Nếu gỡ bỏ giãn cách sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh tiếp tục có cơ hội lớn để phát tán và lây lan.

Thời gian 2 tuần bằng với thời kỳ ủ bệnh, do đó áp dụng giãn cách trong khoảng thời gian này sẽ hạn chế khả năng lây nhiễm của vi rút SARS-CoV-2.

Chia sẻ