"Tôi như bị trúng gió khi con nhận giấy khen"

,
Chia sẻ

"Tôi đọc giấy khen mà nằm vật ra như trúng gió. Tôi không hiểu thì con tôi làm sao biết mình được khen gì?", một phụ huynh bình luận.


Nhiều phụ huynh cho rằng, những giấy khen theo Thông tư 30 như "học sinh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ", "Danh hiệu học sinh khen từng mặt"... khiến cha mẹ không hiểu lực học của con. Một phụ huynh bình luận với Zing.vn: "Khi nhận được giấy khenHoàn thành tốt nội dung môn Toán và tiếng Việt, tôi hỏi cô giáo: Vậy những môn khác con tôi không hoàn thành sao?". Cô bảo trong lớp 100% học sinh hoàn thành tốt các môn phụ nhưng nhà trường giao chỉ tiêu phải viết giấy khen không giống nhau.


Giấy khen đề "Danh hiệu học sinh khen từng mặt" của trường Tiểu học Tân Phương (Ứng Hòa, Hà Nội) nhận được phản ứng của phụ huynh. Nhà trường đã nhận lỗi khi giấy khen chưa cụ thể "mặt" nào, ví dụ Toán hay tiếng Việt.


Nhiều phụ huynh cho rằng, nếu khen con thì nên... khen cho đáng. Chỉ khen con "Có tinh thần tương ái" thể hiện sự... phổ cập giấy khen đến mọi học sinh.


Một giấy khen ghi học sinh lớp 1 "hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" khiến phụ huynh có cảm giác "nặng nề", chạy theo thành tích.


Từ những chiếc giấy khen tưởng chừng nhỏ bé, nhiều câu chuyện về quan điểm giáo dục được phụ huynh giãi bày. Cô giáo Thùy Duyên chia sẻ: "Phải khen, không khen không được. Điều này dẫn đến tờ giấy khen mất giá trị. Học sinh cũng không coi trọng tờ giấy khen như xưa nữa".

Ngày 28/8/2014, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 30 (có hiệu lực từ 15/10/2014) quy định cách đánh giá học sinh tiểu học. Thay vì dùng điểm số, giáo viên sẽ nhận xét kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh tiểu học.

Sau 2 năm triển khai thực hiện quy định này, có rất nhiều phản ứng trái chiều từ phía xã hội, chuyên gia, giáo viên và phụ huynh học sinh...

Theo Zing

Chia sẻ