Tờ CNN của Mỹ gây xôn xao với bài viết: "Sulli - một thần tượng thích nổi loạn hay nạn nhân của những kẻ chống phá quyền bình đẳng giới"

Hà Phương,
Chia sẻ

Các thần tượng Kpop thường phải chịu áp lực vô cùng khủng khiếp, điều đó dẫn tới việc mắc phải căn bệnh trầm cảm quái ác và thứ duy nhất có thể giúp họ giải thoát chính là cái chết.

Vào ngày 14/10 vừa qua, Sulli - cựu thành viên F(x) được tìm thấy đã qua đời tại nhà riêng ở Sujeong-gu, Seongnam, phía Nam thành phố Seoul. Cảnh sát không tìm thấy bất cứ dấu hiệu nào của việc đột nhập và đã đưa ra nghi vấn cho rằng, Sulli tự kết liễu đời mình. Nhiều người nhận định rằng, Sulli tự sát là do căn bệnh trầm cảm quái ác, khi cô thường xuyên phải chịu đựng những áp lực từ cuộc sống của một thần tượng, rồi những lời công kích ác ý của một bộ phận cư dân mạng. 

Sulli - một thần tượng thích nổi loạn hay nạn nhân của những kẻ chống phá quyền bình đẳng giới - Ảnh 1.

Mới đây, CedarBough Saeji - một chuyên gia về văn hóa và xã hội Hàn Quốc tại trường đại học Anh Columbia đã có những nhận định về cái chết của Sulli. Bà cho rằng, việc Sulli công khai hẹn hò hay thường xuyên không mặc áo ngực đã đi ngược lại những chuẩn mực - vốn đã được hình thành từ khá lâu trong ngành công nghiệp giải trí Hàn Quốc, khiến cô trở thành một người không bình thường và là mục tiêu công kích của một bộ phận cư dân mạng, những người nói không với quyền bình đẳng giới. 

"Cô ấy rất dũng cảm", Saeji nói thêm. "Việc Sulli liên tục làm những việc đi ngược lại những chuẩn mực đó và từ chối công khai xin lỗi là cách khiến cô ấy thực sự nổi bật".

CedarBough Saeji cho rằng, tại Hàn Quốc các thần tượng Kpop thường sẽ công khai xin lỗi khi họ không đáp ứng các tiêu chuẩn đôi khi thiếu thực tế - mà ngành công nghiệp giải trí này mong đợi. Tuy nhiên, Sulli đã từ chối thay đổi, thậm chí còn xuất hiện trên một chương trình truyền hình nói về những công kích của một bộ phận cư dân mạng. 

Sulli - một thần tượng thích nổi loạn hay nạn nhân của những kẻ chống phá quyền bình đẳng giới - Ảnh 2.

"Xã hội đó luôn sẵn sàng chỉ trích cô ấy chỉ vì dám thể hiện cá tính theo cách không đúng chuẩn mực các quy tắc xã hội của Hàn Quốc, điều đó thật đáng buồn", Saeji nói.

Chuyên gia văn hóa Hàn Quốc nói thêm: "Tôi rất tiếc khi không có người ủng hộ cô ấy giống như cái cách Sulli đã làm để ủng hộ quyền bình đẳng giới ở Hàn Quốc. Cô ấy đã lên tiếng, và là người khởi xướng những vấn đề lớn bình đẳng trong xã hội Hàn Quốc".

Nguồn: CNN


Chia sẻ