Đến lượt chồng “thả rông”

Lan Chi,
Chia sẻ

Phụ nữ “thả rông” đã khổ mắt lắm rồi, đàn ông mà học tập, có lẽ kính râm sẽ cháy hàng.

Đàn ông cũng “thả rông”

Biết mình không thuộc hàng quốc sắc thiên hương, chị Huyền đành “lấy tạm” anh Chu dù biết anh đầy tật xấu. Tật xấu của anh, chị có thể kể cả ngày cũng không hết nên chị chẳng buồn phàn nàn. Quần áo anhh quăng khắp nhà, chị lại nhẫn nại đi dọn dẹp, hay ngoáy gỉ mũi… dính lên tường, chị lẽo đẽo đi sau lau sạch,… Mọi tật xấu chị đều có thể chịu được, trừ một việc. Đó là anh có tật thích “thả rông”.

Khi ở công sở thì không nói làm gì, cứ về đến nhà, anh cởi phăng sịp và mặc duy nhất chiếc quần đùi. Nếu chỉ có hai vợ chồng, có lẽ chị sẽ cho qua, đằng này, trong cái nhà bé tí này còn có bé Linh. Con bé đã 14 tuổi chứ có ít ỏi gì đâu. 

Mà 14 tuổi, ở ngoài xã hội, khối đứa con gái khác mang bạn trai về nhà giới thiệu rồi. Bé Linh ngoan hiền, nên chỉ biết cắm cúi vào sách vở nên mù tịt chuyện yêu đương. Nhưng dù thế nào, bé cũng đã lớn, đủ hiểu cái sự vô duyên của ông bố quý hóa.

Chị Huyền phàn nàn: “Con gái lớn tướng rồi mà lão nhà em cứ tồng ngồng như vậy. Đã không mặc sịp, lão lại đi diện quần đùi rộng thùng thình. Lão cứ ngồi xuống là tất cả phơi bày ra ngoài. Ê mặt lắm. Con bé nó xấu hổ nên cứ thấy bố ở đâu là nó tránh mặt”.

Đến lượt chồng “thả rông”
Đàn ông cũng học đòi "thả rông" (Ảnh minh họa)

Chị Huyền kể chị khuyên can chồng nhiều tới mức mồm “lên da non” mà anh vẫn chứng nào tật nấy. Khi chị nóng mặt, nói quá lời, anh vặc lại: “Tôi nóng, tôi mặc thế có sao nào. Con Linh bé tí biết gì. Mà biết thì làm sao. Có chết được không”.

Nghe chồng cãi cùn như vậy, chị cứng họng. 

Chị Thanh cũng khóc dở mếu dở với ông chồng hớ hênh của mình. Anh Quyền chồng chị gần như đoạn tuyệt với sịp. Anh giải thích mặc sịp rất ngứa ngáy, khó chịu nên anh cứ “thả rông” cho thoải mái.

Vấn đề là nhà chị như cái chốn công cộng. Khách khứa, họ hàng ở quê liên tục ra ở nhờ nhà chị với trăm lý do khi thì đi viện, lúc thì đưa con đi chơi. Không chỉ đau đầu vì nhà lúc nào cũng như cái chợ, chị còn nhức óc vì phải chạy theo để xử lý các khoảnh khắc vô duyên của chồng.

“Thả rông” rồi “lộ hàng”

Đã thả rông thì chớ, anh Quyền lại vô ý vô tứ, chẳng bao giờ để ý xung quanh. Có hôm, khách khứa đang ngồi đầy nhà, bức tranh treo trên tường rơi xuống, anh nhảy tót lên ghế miệt mài sửa chữa. Phát hiện ra chồng tênh hênh giữa nhà, chị Thanh vội bỏ cả cơm nước ra. Chị phải giả vờ đứng dưới hỗ trợ anh nhưng thực chất là “che chắn”.

Ấy thế mà tai nạn vẫn xảy ra. Cái ghế ọp ẹp nhà chị tự dưng dở chứng gãy chân. Anh chao đảo ngã vào tường. Đau thì chẳng đau nhưng chẳng hiểu mắc vào đâu mà xoạc một cái, chiếc quần đùi của anh rách toang. Thôi thì bao thứ quý giá nhất cứ phơi bày trước mặt bàn dân thiên hạ.

Hậu quả, sau vài giây há hốc mồm vì choáng, khách khứa người cười hô hố, người đỏ lựng mặt quay đi. Còn anh xấu hổ, vơ vội chiếc áo đậy vùng kín lại rồi chạy một mạch vào phòng.

Khi kể lại, chị Thanh cười khanh khách: “Dù muối mặt nhưng tôi lại thấy vui. Sau sự cố đó, bây giờ, có cho tiền lão ý cũng không dám thả rông nữa rồi”.

Trong khi đó, anh Chu cũng phải suy xét lại sở thích “thả rông” của mình vì bé Linh. Anh chị không hiểu tại sao bé Linh ngày càng sống khép kín, bạn bè dần dần rời xa cô bé. 

Chị hỏi mãi bé mới tâm sự các bạn trong lớp thường có thói quen đến nhà nhau tụ tập. Nhưng bé không bao giờ dám mời các bạn về nhà vì bố quá hớ hênh. Các bạn không hiểu nên trách mắng bé, cho rằng bé không thật tâm.

Trong khi bạn bè giận bé, bé cũng chủ động xa lánh mọi người. Thế là tình bạn cứ nhạt dần, nhạt dần, bé trở nên cô độc. Thương con, chị quyết liệt với chồng. Chị trình bày sự thể và rối tối hậu thư: “Hoặc anh xài quần sịp, hoặc ly hôn”.

Chưa bao giờ thấy vợ cứng rắn như vậy, anh Chu xuống nước và chấp nhận mặc “cái đồ khó chịu”.



Vợ ơi, xin đừng "thả rông" như thế!

Đến lượt chồng “thả rông”

Chia sẻ