Bỏ tiền để mua hạnh phúc cho con gái

Theo Gia Đình Việt Nam,
Chia sẻ

Bà Mai không ngại chi tiền để lo cho cuộc sống của cô con gái ở nhà chồng. Với bà, hạnh phúc của con cháu là quan trọng nhất, chứ chẳng cần màng đến miệng thiên hạ.

Bà lại lên thăm con Vân đấy à. Lên làm gì, vợ chồng nó sống ổn lắm. Hôm trước thằng Bình chở con Vân đến nhà tôi chơi trông vui vẻ lắm. Bà yên tâm không phải lo lắng gì đâu”.

Thì thỉnh thoảng tôi cũng phải xem vợ chồng nó ăn ở thế nào. Nhân tiện lên thì cũng đến bà chơi luôn”.

Bỏ tiền để mua hạnh phúc cho con gái 1
Tiền có mua được hạnh phúc trọn vẹn?

Tôi đang buồn vì chuyện con Yến nhà tôi đây. Nó bỏ chồng đưa con về đây ở rồi. Nhiều lúc thấy con thấy cháu mà phát rầu cả lên”.

Nghe bà Xuân nói mà bà Mai ngạc nhiên. Con gái của hai bà sàn sàn tuổi nhau, lấy chồng cũng cùng thời gian. Yến là gái Hà Nội, nhà có điều kiện, lại tốt nghiệp thạc sĩ. Còn Vân ở Nam Định, tốt nghiệp trung học xong thì lên Hà Nội học nghề cắt tóc. Vì gia đình ở quê nên bà Mai gửi gắm bà bạn thân chăm nom cô con gái trên Hà Nội. Khi hai đứa đều lấy chồng, bà Mai cứ nghĩ Yến sẽ có cuộc sống ổn định và hạnh phúc hơn so với con Vân nhà bà.

Sao mọi chuyện lại ra nông nỗi thế?”, bà Mai vội hỏi. Bà Xuân kể: “Nhà chồng con Yến khó lắm bà ạ. Nó là giảng viên đi dạy suốt, nhiều hôm dạy đến 9, 10 giờ đêm về đến nhà mệt phờ ra, thế mà họ tỏ ra khó chịu, bắt nó phải làm việc nhà. Mà nó đi làm để kiếm tiền giúp cho gia đình, nuôi cháu cho nhà họ chứ có phải cho riêng nó đâu”.

Thế con con Yến thì ai trông?”, bà Mai hỏi. “Thì ông bà ấy trông chứ nó bé thế làm sao đã đi nhà trẻ được. Bế cháu một tý thôi mà ông thì kêu mệt, bà thì kêu đau”, bà Xuân nói.

Bà Mai trộm nghĩ, đến tuổi này, người già làm gì còn nhiều sức. Trông trẻ con rất mệt, người trẻ còn oải nghĩa là già rồi. Mà con Yến đi dạy từ sáng đến tối mịt về, họ vừa phải trông cháu, vừa phải làm việc nhà thì đúng là chịu không nổi.

Thế con Yến không có thời gian với sức làm việc nhà, sao không thuê osin cho nó đỡ. Nếu nhà chồng không có điều kiện nuôi osin cả ngày thì thuê theo giờ thôi. Hoặc đem con gửi sang nhà ngoại”, bà Mai hỏi. “Người ta không muốn nhà ngoại chăm cháu sợ mang tiếng. Chắc gì người ta đã cho thuê osin, mà người ta muốn con dâu đích thân làm cơ”, bà Xuân đáp.

Quả thật, từ những mâu thuẫn nhỏ nhặt, từ những việc rửa bát nấu cơm, chăm trẻ con hàng ngày giữa Yến và bố mẹ chồng cứ tích tụ dần lại. Chồng Yến cũng không biết đứng ra phân xử nên đến khi không chịu được nhau nữa thì hai vợ chồng dẫn nhau ra tòa. Bà Mai hỏi: “Nguyên nhân chủ yếu vẫn là con Yến không được lòng bố mẹ chồng đúng không? Thế sao từ lúc mới manh nha có mâu thuẫn, bà không bảo nó đi thuê nhà ngoài mà ở. Xa thơm gần thối mà!”. “Biết là thế, nhưng vợ chồng nó mang tiếng làm công chức cấp cao nhà nước nhưng tiền cũng chỉ đủ sống. Nếu giờ đi thuê nhà nữa thì làm gì còn tiền tích góp sau này nữa. Tôi thì chẳng muốn mang tiếng gả con gái đi rồi lại mang tiếng phải đi thuê nhà cho con. Thiên hạ mà biết thì thật xấu hổ”, bà Xuân đáp.

Thằng cháu bà Xuân tỉnh dậy khóc ở trên gác, bà vội vàng lên bế xuống. Bà lại tất bật vào bếp nấu cháo để chuẩn bị cho cháu ăn. Bà Xuân nói: “Trông trẻ con mệt lắm bà ạ, tôi chỉ mới trông nó có một tuần mà lăn ra ốm. Mấy hôm trước tôi ốm, con Yến phải nghỉ làm ở nhà chăm con. Giờ tôi lại làm osin trông cháu đây. Mà tôi thấy con Vân nhà bà lúc nào cũng tểnh tang vui vẻ. Thằng chồng thì cưng chiều hết mực mới sướng chứ. Nhà chồng cũng không thấy phàn nàn gì. Số nó tốt thật”.

Tôi phải dùng tiền mua hạnh phúc cho con mình đấy bà ạ”, bà Mai nói. Trước sự ngạc nhiên của bà Xuân, bà Mai thủng thẳng kể: “Đợt con Vân có bầu rồi sinh con không đi làm, mỗi tháng tôi phải gửi lên Hà Nội cho nó 3 triệu. Nói chung là nó vẫn có tiền đóng cho mẹ chồng, không phải mang tiếng ăn bám. Lúc con nó cứng cáp, tôi cũng đầu tư tiền cho hai vợ chồng nó mở cửa hàng cắt tóc. Gọi là đầu tư chứ tiền thu về bọn nó cũng để ăn tiêu thôi.

Con Vân nhà tôi không được ăn học nhiều, lại vụng về làm đâu hỏng đấy nên bà mẹ chồng cũng chả ưa đâu. Lúc nó ở nhà chăm con, cũng xô xát mấy lần với mẹ chồng. Mà thằng Bình nó cũng bênh mẹ, nên con Vân cũng khổ sở lắm. Tôi lại lên gặp bà mẹ chồng nó, tặng cho bà ấy cái vòng ngọc chạm vàng, ngọt nhạt để xin cho vợ chồng nó ra ở riêng. Tôi phụ tiền với vợ chồng nó thuê một căn nhà ở gần đó, ở riêng vẫn tiện qua lại chăm nom mẹ chồng.

Hai vợ chồng nó dọn ra ở riêng, thỉnh thoảng thăm nom quà cáp thế là lại bình thường vui vẻ. Tôi thì chả ngại thiên hạ nói mình gả con lại phải mất tiền đâu bà ạ. Dù sao thì vẫn là con cháu nhà mình, có mất tiền mà con cháu mình được hạnh phúc thì tôi cũng sẵn sàng. Thời đại giờ thay đổi rồi, đừng câu nệ nhà ai bỏ tiền làm gì”.

Ngẩn ra một lúc, bà Xuân lẩm bẩm: “Ừ, có khi thế còn hơn để thiên hạ bảo con mình là gái bỏ chồng”. Bà Mai cười xòa: “Thôi, không sống được với nhau thì bỏ chứ cũng chẳng phải cố chịu đựng làm gì. Thiên hạ không sống thay cho mình được đâu bà ạ”. “Bà nói phải, tôi cứ tính toán quá, thành ra lại chẳng giúp được gì cho con mình”, bà Xuân ngượng nghịu nói.


Hạnh phúc vẫn còn nguyên trong lòng bàn tay cô. Nhưng nó thật mong manh với 2 người phụ nữ khác...Bỏ tiền để mua hạnh phúc cho con gái 2

Chia sẻ