Tiết kiệm được 1 nửa thu nhập, bảng chi tiêu khiến ai xem cũng nể

Ngọc Linh,
Chia sẻ

Chi tiêu đâu ra đấy, lại còn có ý thức, tư duy tiết kiệm nên không nể không được.

Mới đây, trong một cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức quản lý tài chính, tâm sự của một cặp vợ chồng trẻ, sắp đón con đầu lòng khiến nhiều người phải ngợi khen. Hàng tháng, vợ chồng này đều tiết kiệm được 1 nửa thu nhập, mà các khoản chi tiêu gần như đều rất hợp lý, không có khoản nào cần cắt giảm.

Dẫu vậy, cô vợ trẻ vẫn băn khoăn về việc nên làm gì để tăng tỷ lệ tiết kiệm, đồng thời, vẫn đảm bảo được cuộc sống gia đình, đặc biệt là sau khi con chào đời.

Tiết kiệm được 1 nửa thu nhập, bảng chi tiêu khiến ai xem cũng nể- Ảnh 1.

Với mức thu nhập 65-68 triệu/tháng, vợ chồng trẻ này chỉ tiêu tối đa 35 triệu, còn lại sẽ tiết kiệm hết

"Vợ chồng em làm công ăn lương, thu nhập cả lương cứng và thưởng, làm thêm ngoài, được khoảng 65-68 triệu/tháng, đang có khoản nợ vay mua nhà 800 triệu. Tiền nhà kia là tiền trả lãi khoản vay.

Em sắp sinh nên dự tính chi tiêu như trên, nhưng như vậy là tiêu hết lương cứng luôn rồi.

Anh chị cho em xin kinh nghiệm xem có bớt được khoản nào không, chứ sao em thấy nhiều ghê…" - Cô viết.

Trong phần bình luận của bài đăng, nhiều người cho rằng với mức thu nhập như hiện tại, thì cách dự trù chi tiêu khi con chào đời của cô là hoàn toàn hợp lý, không có gì quá phung phí, cần cắt giảm. Vì nuôi con mọn và chăm sóc sức khỏe cho bản thân sau sinh là việc cần thiết, quan trọng, nên tiền ăn của cả nhà, tiền cho con cũng như tiền thuê giúp việc là chính đáng.

Tiết kiệm được 1 nửa thu nhập, bảng chi tiêu khiến ai xem cũng nể- Ảnh 2.

Với mức thu nhập 65-68 triệu/tháng, cách dự trù chi tiêu khi con chào đời của bà mẹ tương lai này là hợp lý. Tuy nhiên, nhiều người vẫn khuyên cô nên thuê giúp việc theo giờ thay vì thuê giúp việc full-time, như vậy, cũng tiết kiệm được phần nào

2 việc cần làm trước khi có con để vững tâm tài chính

"Có bao nhiêu tiền thì mới đủ để có con?" là câu hỏi không có đáp án chung, đúng với tất cả vì mỗi người một quan điểm, một cách nuôi con. Chưa kể nhu cầu đầu tư, chăm sóc con nhỏ cũng chẳng ai giống ai. Bởi thế, bạn phải là người tự tìm ra một con số cụ thể cho câu hỏi này, để giải tỏa căng thẳng và sẵn sàng cho hành trình làm mẹ phía trước.

Tuy nhiên nếu vẫn còn hoang mang, chẳng biết tính toán ra sao làm sao trong việc chuẩn bị tài chính trước khi có con, bạn có thể tham khảo 2 gợi ý dưới đây.

1 - Mua bảo hiểm y tế/bảo hiểm sức khỏe kèm theo bảo hiểm thai sản

Nhắc tới bảo hiểm thai sản, nhiều người vẫn thường lầm tưởng rằng đây là một loại bảo hiểm độc lập. Tuy nhiên, trên thực tế, bảo hiểm thai sản chỉ là một quyền lợi bổ sung của bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm sức khỏe.

Trong trường hợp bản thân đang có dự định "thả bầu", bạn nên mua bảo hiểm y tế/bảo hiểm sức khỏe kèm theo bảo hiểm thai sản để được chi trả chi phí thăm khám trong quá trình mang thai và sinh con.

Tiết kiệm được 1 nửa thu nhập, bảng chi tiêu khiến ai xem cũng nể- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Để được chi trả và nhận quyền lợi ở mức tối đa khi mua bảo hiểm thai sản, bạn cần tìm hiểu và nắm rõ khái niệm "thời gian chờ". Phần lớn các sản phẩm bảo hiểm thai sản hiện nay đều áp dụng mức thời gian chờ là 270 ngày. Điều này có nghĩa là nếu bạn sinh con trong vòng 270 ngày sau khi mua bảo hiểm thai sản, bạn có thể sẽ không được tối đa quyền lợi của bảo hiểm thai sản.

Chính bởi vậy, thời điểm hợp lý nhất để mua bảo hiểm thai sản chính là khoảng từ 1 - 1,5 tháng trước khi "thả bầu", nhớ nhé!

2 - Lên kế hoạch tiết kiệm một khoản riêng phục vụ công cuộc bỉm sữa

Cần nhấn mạnh rằng đây là khoản tiết kiệm độc lập, chỉ dùng để phục vụ việc nuôi con chứ hoàn toàn không còn mục đích nào khác ở đây. Chính bởi thế, bạn cần tự mình làm rõ 3 vấn đề dưới đây:

- Mình sẽ nuôi con bằng sữa mẹ 100% hay kết hợp sữa mẹ và sữa công thức?

- Khi hết 6 tháng nghỉ thai sản, có thể nhờ ông bà hỗ trợ trông cháu để mình đi làm lại không, hay sẽ phải thuê giúp việc?

- Mình muốn nuôi con theo kiểu "tiết kiệm tối đa" hay "chi mạnh hết mức"?

Tự làm rõ được những vấn đề này rồi, tự khắc bạn sẽ tìm ra được mức ngân sách cho việc nuôi con hàng tháng, từ đó biết được con số cần tiết kiệm ngay từ bây giờ.

Chia sẻ