Thực phẩm nên tránh khi bé ăn dặm

,
Chia sẻ

Ăn dặm là bước quan trọng trong quá trình phát triển của bé. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm sau, bạn nên cẩn thận khi muốn cho bé sử dụng.

- Sữa bò và lòng trắng trứng: có thể gây đau bụng hoặc những vấn đề về hệ tiêu hóa cho bé dưới 12 tháng tuổi. Hai loại thức ăn này cũng làm tăng nguy cơ chàm ở bé.

- Trứng chưa chín kỹ: Bé mới ăn dặm và ngay cả những bé lớn hơn cũng không nên ăn trứng hoặc những sản phẩm từ trứng chưa chín kỹ. Trứng chưa chín thường chứa nhiều vi khuẩn Samolena, gây tiêu chảy, nôn trớ, đau bụng.
 
- Phomat chưa tiệt trùng (gồm cả loại phomat đông lạnh): Chứa nhiều loại vi khuẩn gây hại cho bé. Vi khuẩn sẽ gây những triệu chứng giống như khi bé bị ốm là nôn trớ, tiêu chảy, mỏi mệt. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch ở bé còn quá non nớt.

Phần lớn các loại phomat có trên thị trường đều đã qua tiệt trùng; tuy nhiên, bạn vẫn nên đọc kỹ nhãn mác và nên ngừng sử dụng ngay khi bé có dấu hiệu bất thường.

- Nước hoa quả chưa qua tiệt trùng: Nước hoa quả đóng hộp phải đảm bảo yếu tố tiệt trùng để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Nước hoa quả chưa tiệt trùng (hoặc bị nhiễm khuẩn) thường chứa vi khuẩn Samolenna hoặc E.coli. Khoảng 98% nước hoa quả đóng hộp trên thị trường đã được tiệt trùng nhưng bạn vẫn nên kiểm tra nhãn mác (nhất là xem hạn sử dụng). Bạn cũng nên lưu ý quá trình bảo quản hộp nước hoa quả đã mở nắp.

+ Dùng quá 120ml nước hoa quả mỗi ngày có thể gây nên chứng tiêu chảy ở bé.

- Các loại hoa quả thuộc họ cam quýt: Cam, bưởi, kiwi hoặc những loại quả thuộc họ cam khác có thể gây dị ứng cho bé dưới 12 tháng tuổi. Bạn nên tránh cho bé dùng những loại hoa quả này cho đến khi bé được 1 tuổi. Nếu muốn cho bé ăn sớm, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.

- Tất cả những loại thức uống chứa caffein như nước tăng lực, nước ngọt… đều không tốt cho bé dưới 1 tuổi.

- Mật ong: có thể gây ngộ độc cho bé dưới 1 tuổi.

- Bột mỳ và các sản phẩm từ bột mỳ: Bạn không nên cho bé sử dụng bột mỳ cho đến khi ít nhất bé được 8 tháng tuổi. Bột mỳ có thể gây dị ứng; vì thế, nó không được chỉ định cho bé mới bước vào độ tuổi ăn dặm.

- Tôm, cua, cá, sò… cũng là nguồn thực phẩm dễ gây dị ứng cho bé dưới 1 tuổi. Nếu gia đình có tiền sử dị ứng với những loại cá nào, bạn nên tránh cho bé dùng những loại cá đó, ít nhất cho đến khi bé được 2 tuổi.

- Cá kiếm, cá mập, cá cờ… chứa nhiều thủy ngân. Thậm chí, ngay cả người lớn cũng không nên sử dụng các loại cá này thường xuyên.

- Bạn cũng nên tránh cho bé những loại thức ăn cứng, dễ hóc như bỏng ngô, hạt lạc, quả nho, mẩu carrot hoặc những thực phẩm đóng hộp khác. Những loại hạt đều tiềm ẩn nguy cơ hóc, nghẹn với bé dưới 4 tuổi.

Theo Mevabe/Associated

Chia sẻ