Thói quen nêm bột ngọt sai quá sai của hầu hết phụ nữ, muốn ngon và an toàn phải sửa ngay

Newben,
Chia sẻ

Muốn thức ăn ngon và hoàn chỉnh, bạn nên biết rõ thời điểm nêm bột ngọt vào nhé.

Rất nhiều người cho rằng dùng bột ngọt cực kì có hại cho sức khỏe nên họ tuyệt đối tránh nêm nếm gia vị này vào thức ăn. Bên cạnh đó, vẫn có người tin rằng bột ngọt an toàn nhưng họ không biết nên nêm nếm bột ngọt vào giai đoạn nào trong các công đoạn chế biến thực phẩm.

Thói quen nêm bột ngọt sai quá sai của hầu hết phụ nữ, muốn ngon và an toàn phải sửa ngay - Ảnh 1.

(Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, bột ngọt là một gia vị an toàn đối với sức khỏe và có liều dùng hàng ngày không xác định. Theo PGS Nguyễn Thị Lâm – Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, bột ngọt được JECFA (Ủy ban Phụ gia Thực phẩm của FAO/WHO), Ủy ban Thực phẩm An toàn Châu Âu, FDA, Bộ Y tế Việt Nam xếp vào nhóm điều vị được phép sử dụng không cần có giới hạn.

Theo đó, lượng axit glutamic mà con người thu nhận được thông qua việc ăn uống hàng ngày, đặc biệt là từ các loại thực phẩm giàu protein như cá, thịt, sữa, trứng... lớn hơn hàng chục lần so với lượng axit glutamic từ bột ngọt.

Hơn nữa, dù được ăn vào từ thực phẩm hay bột ngọt, axit glutamic không đi vào máu mà sẽ được chuyển hóa hoàn toàn thành năng lượng giống như sự chuyển hóa năng lượng của chất đường và chất béo. Bên cạnh đó, với axit glutamic, não điều chỉnh cho axit amin đi ra chứ không đi vào não, do đó axit glutamic có mặt trong hệ tuần hoàn không thể đi vào não.

Tương tự như muối, đường, bột ngọt có thể nêm theo sở thích và khẩu vị của người dùng nhưng cũng như các loại gia vị khác, bạn nên hạn chế nêm bột ngọt trong thức ăn của trẻ dưới 12 tháng tuổi.

Bạn đừng lo rằng bột ngọt ở nhiệt độ cao sẽ chuyển thành chất độc hại bởi nhiệt độ nấu ăn thông thường là trong khoảng 130 đến dưới 250 độ C. Và trong khoảng nhiệt độ này, bột ngọt không bị biến đổi thành thành phần có hại cho sức khỏe. Nếu nêm bột ngọt vào thức ăn để rán vẫn có thể được vì nhiệt độ khi rán chỉ lên tới hơn 100 độ C mà thôi.Còn theo PGS Lâm, ở nhiệt độ trên 260 độ C, không chỉ bột ngọt chuyển hoá mà tất cả đồ ăn thông thường cũng chuyển hoá sang một chất khác.

Thói quen nêm bột ngọt sai quá sai của hầu hết phụ nữ, muốn ngon và an toàn phải sửa ngay - Ảnh 2.

Tương tự như muối, đường, bột ngọt có thể nêm theo sở thích và khẩu vị của người dùng nhưng cũng như các loại gia vị khác, bạn nên hạn chế nêm bột ngọt trong thức ăn của trẻ dưới 12 tháng tuổi.

Như vậy, bột ngọt có thể nêm vào bất kì thời điểm nào trong quá trình nấu ăn nhưng để ngon nhất, bạn nên lưu ý những điều quan trọng sau:

- Nên chia làm 2 lần nêm bột ngọt. Lần 1: ướp vào thực phẩm, lần 2: nêm vào lúc chế biến.

- Với những món nước như canh, súp, hầm, nên nêm lúc gần nhấc món ăn ra khỏi bếp để giúp điều chỉnh vị món ăn được hoàn chỉnh nhất.

- Không cho trực tiếp bột ngọt vào thực phẩm nguội vì mì chính hòa tan kém ở nhiệt độ thấp. Có thể nói, đây chính là thói quen nêm bột ngọt của nhiều chị em, khi món ăn đã được dọn ra rồi nhưng cả nhà góp ý rằng chưa ngon lắm. Thế là nhiều chị em phụ nữ cho ngay bột ngọt vào mà không hề để ý đến nhiệt độ hiện tại của món ăn. Do đó, đối với món ăn đã nguội, bạn nên hòa tan bột ngọt vào nước ấm rồi mới trộn vào món ăn. Nhiệt độ thích hợp để hòa tan mì chính là khoảng 70 – 90 độ C.

- Không nên nêm bột ngọt vào các món ăn chua, có giấm bởi bột ngọt không dễ hòa tan trong môi trường axit.

- Không nên nêm bột ngọt vào thức ăn có vị ngọt tự nhiên như cà chua, tôm… vì sẽ làm mất vị ngọt tự nhiên của món ăn và gây vị khó chịu.

(Nguồn: Tổng hợp)

Chia sẻ