Học sinh tiểu học tả Bố làm bên cơ quan, đọc đoạn đầu dân tình toát mồ hôi hột: May quá, câu chốt "lươn lẹo" vớt lại hình tượng

Hiểu Đan,
Chia sẻ

Không biết ông bố cảm thấy ra sao khi đọc được bài văn "có một không hai" của con mình không nhưng dân tình thì đều bật cười trước suy nghĩ đơn giản, thật thà của học sinh này.

Có quá nhiều bài văn bá đạo vượt ngoài sức tưởng tượng của học sinh tiểu học. Vậy nên mỗi lần nghe tin con làm văn miêu tả, hẳn nhiều ông bố bà mẹ cũng giật thột, không biết nó sẽ phác thảo chân dung đấng sinh thành ra sao. 

Chắc hẳn không ai mong một tác phẩm để đời như kiểu: "Nhà em có nuôi một ông bố tên là Đào Sơn Tùng Hằng. Hàng ngày, bố chỉ đi kiếm tiền rồi về nhà nằm ườn ra đấy", hay "Cha em là người rất yêu động vật, đặc biệt là loài chó. Loài chó nào ba em cũng yêu quý và cưng chiều. Nhưng do hoàn cảnh gia đình nghèo quá nên bố em không đủ tiền mua cả con mà chỉ mua từng cân một. Em thương ba em lắm".

Tuy nhiên, những đứa trẻ luôn ngây thơ, thật thà và những gì các con nói ra dù muốn hay không cũng đều là sự thật được chúng nhìn nhận bằng đôi mắt khách quan, trong sáng. Vì thế, những bài làm văn thật hơn cả chữ thật vẫn đều đều ra đời, dân tình cười đau ruột còn người trong cuộc thì đôi khi xấu hổ muốn độn thổ cho xong.

Dưới đây là một bài văn tả "Bố làm bên cơ quan" mới nghe tưởng khuôn mẫu lắm, ai dè càng đọc càng bất ngờ:

Thêm một bài văn "bóc phốt" bố của học sinh tiểu học, đọc đến đoạn chiều cao dân tình giật thót: Ông nội đọc được thì có mà TOANG  - Ảnh 1.

Thêm một bài văn "bóc phốt" bố của học sinh tiểu học, đọc đến đoạn chiều cao dân tình giật thót: Ông nội đọc được thì có mà TOANG  - Ảnh 2.

Em đã xem vài cái ảnh lúc trẻ của bố. Em thấy lúc đám cưới và bây giờ bố đẹp trai nhất.

Học sinh này viết: "Bố em năm nay đã 44 tuổi. Bố làm ở bên cơ quan.

Bố trước kia rất hay uống rượu. Nhưng bố đã dừng ngay khi biết bố bị bệnh. Màu da vàng, răng cũng hơi vàng. Em đã xem vài cái ảnh lúc trẻ của bố. Em thấy lúc đám cưới và bây giờ bố đẹp trai nhất. Bố rất hiền và thương em và em của em. Bây giờ bố cũng khá già nên tóc có vài sợi bạc. Có bài nào khó em lại hỏi bố. Bố luôn ân cần giúp đỡ em. Bố giải rất dễ hiểu. Có lần em hỏi bố:

- Bố ơi, bố cao bao nhiêu và nặng bao nhiêu?

Bố cao bao nhiêu em không nhớ. Nhưng em vẫn nhớ lúc ấy bố trả lời:

- Bố nặng 50kg.

Rồi em hỏi tiếp:

- Bố ơi, tại sao bố thấp thế?

Bố nói:

- Có phải tại bố đâu là do ông nội chứ?

Em hỏi tiếp:

- Thế sao bác Tuấn cao thế?

Bố trả lời:

- Vì bác Tuấn giống bà.

Em liền bật cười. Em yêu bố, bố là cứu tinh của em. Bố rất vui tính". 

Bài văn tả bố đầy đủ từ ngoại hình đến tính cách, từ lúc "hay uống rượu" cho tới khi bỏ rượu. Không quên chèn cả đoạn hội thoại có thể khiến tình cảm bố và ông nội... toang tới nơi. Tuy nhiên điều khiến nhiều người thích thú chính là, dù bố từng có lúc nhiều tật xấu nhưng đứa trẻ vẫn nhìn ra những thay đổi cũng như ưu điểm của bố. Đã thế còn không quên nịnh bố lúc nào cũng đẹp trai nữa. Câu chốt: Em yêu bố, bố là cứu tinh của em quả là vô cùng cảm động.

Không biết ông bố cảm thấy ra sao khi đọc được bài văn "có một không hai" của con mình không nhưng dân tình thì đều bật cười trước suy nghĩ đơn giản, thật thà và đặc biệt là mang yếu tố "thấy gì viết nấy" của em học sinh này. Thay vì tìm văn mẫu và dựa vào đó để viết, học sinh này đã tự ghi suy nghĩ tuy có vẻ hài hước nhưng qua đó ai cũng cảm nhận được sự quan tâm và tình cảm của em dành cho bố: 

"Dễ thương quá đi. Mình dạy học sinh đến bài tập làm văn này cũng rất thích đọc mấy bài tự nghĩ tự viết như vậy luôn"; "Vừa đấm vừa xoa đây sao?"; "Có 1 sự chân thật, đáng yêu và câu chốt đầy lươn lẹo từ bạn nhỏ"...

Thêm một bài văn "bóc phốt" bố của học sinh tiểu học, đọc đến đoạn chiều cao dân tình giật thót: Ông nội đọc được thì có mà TOANG  - Ảnh 3.

 

Chia sẻ