Thấy y tá nam dọn dẹp vùng kín cho vợ trước khi sinh, người chồng đòi tự làm và đã bị mắng 1 trận té tát

Tú Cầu,
Chia sẻ

Người chồng ấy nhìn tình hình trước mắt liền làm ầm ĩ đòi y tá nam đưa dụng cụ và tự anh ta sẽ làm cho vợ. Nhưng đáp lại dĩ nhiên là sự từ chối của y tá nam. "Đây không phải một trò đùa!", y tá nam nghiêm túc nói với người chồng.

Trường hợp sản phụ đi đẻ gặp bác sĩ, y tá nam là không hiếm. Nhiều bà mẹ tương lai cảm thấy rất xấu hổ và bối rối khi bác sĩ nam nhìn thấy và động vào phần nhạy cảm của bản thân. Dù đối phương là bác sĩ sẽ đỡ đẻ cho mình nhưng rốt cuộc đàn ông và phụ nữ vẫn có sự khác biệt. Không chỉ sản phụ nghĩ như vậy mà người chồng đưa vợ đi đẻ cũng cho rằng như thế.

Vì vậy mới có chuyện một người chồng làm ầm ĩ cả phòng sinh khi nhìn thấy y tá nam dọn dẹp vùng kín cho vợ mình trước cuộc sinh. Đó là một bước bình thường trong sản khoa, để quá trình sinh nở thuận lợi hơn. Nó giúp dễ dàng khâu tầng sinh môn nếu sinh thường và khâu vết mổ nếu đẻ mổ, vết thương cũng sạch sẽ, tránh bị nhiễm trùng.

Người chồng ấy nhìn tình hình trước mắt liền làm ầm ĩ đòi y tá nam đưa dụng cụ và tự làm cho vợ. Nhưng đáp lại dĩ nhiên là sự từ chối của y tá nam. "Đây không phải một trò đùa!", y tá nam nghiêm túc nói với người chồng.

Đưa vợ đi đẻ, thấy y tá nam cạo vùng kín cho vợ người chồng liền ầm ĩ đòi tự mình làm - Ảnh 1.

Người chồng làm ầm ĩ cả phòng sinh khi nhìn thấy y tá nam vệ sinh vùng kín cho vợ mình trước cuộc sinh. (Ảnh minh họa)

Các bác sĩ giải thích, do người chồng không có chuyên môn trong sản khoa, thực hiện hành động đó nhẹ thì không được sạch sẽ, nặng hơn có thể gây tổn thương cho người vợ. Nếu vết thương bị nhiễm trùng sẽ để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng bởi thời điểm này sản phụ đã chuẩn bị bước vào cuộc sinh.

Trên thực tế, sản phụ không cần phải ngại ngùng mà người chồng cũng không nên tức giận trong trường hợp như trên. Bởi lẽ đối với bác sĩ nam, trong phòng sinh là không có giới tính. Vì thế bác sĩ nam hay bác sĩ nữ thực ra không quan trọng, quan trọng nhất vẫn là trình độ y tế.

Về chuyên môn, trình độ của bác sĩ nam và bác sĩ nữ không có gì khác nhau. Tuy nhiên, trên một số phương diện, nam bác sĩ sản khoa lại có ưu thế hơn bác sĩ nữ:

Đưa vợ đi đẻ, thấy y tá nam cạo vùng kín cho vợ người chồng liền ầm ĩ đòi tự mình làm - Ảnh 2.

Niềm hạnh phúc khi sắp được chào đón con chắc chắn sẽ xua tan tất cả! (Ảnh minh họa)

Thể lực

Thể lực của đàn ông nhìn chung là tốt hơn phụ nữ. Đối với một cuộc sinh kéo dài, bác sĩ nam với thể lực tốt sẽ chiếm ưu thế hơn. Ngoài ra, trong trường hợp cần bế, di chuyển sản phụ thì bác sĩ nam có thể nhanh chóng làm được điều đó mà không cần phải gọi thêm người giúp đỡ.

Sự bình tĩnh

Đàn ông nhìn chung lý trí hơn so với phụ nữ. Họ có thể giữ bình tĩnh tốt khi gặp sự cố bất ngờ. Điều đó không nghi ngờ gì rất quan trọng đối với cả mẹ và thai nhi trong quá trình sinh nở.

Kỹ năng y khoa tốt

Trong sản khoa, bác sĩ nam chiếm tỷ lệ nhỏ hơn bác sĩ nữ khá nhiều vì đặc thù của ngành. Do vậy, chỉ những bác sĩ có trình độ y khoa tốt và thực sự yêu thích ngành sản khoa mới chọn theo con đường này.

Thấy y tá nam dọn dẹp vùng kín cho vợ trước khi sinh, người chồng đòi tự làm và đã bị mắng 1 trận té tát - Ảnh 3.

Sức "đề kháng" với căng thẳng tốt

Nhiều sản phụ trong quá trình sinh con dễ phát tiết những cảm xúc tiêu cực như la hét, chửi mắng vì quá đau đớn. Nếu loại cảm xúc này ảnh hưởng đến tâm trạng của bác sĩ, rõ ràng sẽ không tốt cho mẹ và em bé khi sinh nở. Các bác sĩ nam có sức "đề kháng" tương đối mạnh mẽ với căng thẳng, họ sẽ bình tĩnh đỡ đẻ cho đến khi sản phụ sinh nở an toàn.

Tóm lại, dù là bác sĩ nam hay bác sĩ nữ đỡ đẻ thì tại thời điểm sinh nở đó không phải là vấn đề mà người mẹ cần băn khoăn. Quan trọng hơn cả là em bé và bản thân đều an toàn, mọi thứ khác chỉ là phụ. Nếu còn lấn cấn mãi chuyện bác sĩ nam, sản phụ hãy tự an ủi mình rằng, chẳng sao đâu vì qua hôm nay sẽ chẳng còn gặp lại vị bác sĩ ấy nữa, họ đâu biết mình là ai mà cần ngại ngùng. Hiệu quả hơn, hãy nghĩ đến đứa con sắp chào đời, niềm hạnh phúc khi chào đón con chắc chắn sẽ xua tan tất cả!

Khi gặp bác sĩ nam trong phòng sinh, các sản phụ cần làm gì?

1. Hãy thả lỏng cơ thể và tập trung nghĩ đến niềm hạnh phúc khi chuẩn bị được chào đón thiên thần bé nhỏ của mình.

2. Nếu người chồng được vào phòng sinh cùng vợ, sự động viên của chồng có vai trò rất quan trọng. Lúc này hãy trò chuyện với chồng để xua tan những lo lắng và tập trung vào cuộc vượt cạn.

Nhìn chung đừng bao giờ để các thành viên trong gia đình làm bất cứ việc gì liên quan đến chuyên môn thay thế các y tá, bác sĩ, nếu không sẽ mang lại rủi ro lớn. Các bà mẹ hãy luôn bình tĩnh và thực hiện việc sinh nở theo sự chỉ đạo của bác sĩ.

Chia sẻ