Tháng nào kinh nguyệt cũng đến trễ, chị em cần lưu ý 3 lý do sau kẻo sức khỏe suy giảm và sinh nhiều bệnh phụ khoa Minh Võ, Theo Pháp luật và bạn đọc Chia sẻ Thích Tiêu điểm Thực phẩm chữa bệnh Chữa bệnh cùng chuyên gia Thực đơn chuẩn Eat Clean Bệnh theo mùaMùa xuânMùa hèMùa thuMùa đôngBệnh trẻ emBệnh tay chân miệngCảm cúmDị ứngBệnh tiêu hóaBệnh nãoBệnh phụ nữDậy thìPhụ khoaSản khoaMãn kinhTình dụcBệnh nam giớiDậy thìBệnh nam khoaTuyến tiền liệtTình dụcBệnh thường gặpBệnh về daBệnh về mắtBệnh xương khớpBệnh hô hấpBệnh tiêu hóaBệnh răng miệngBệnh tai mũi họngBệnh tiểu đườngBệnh tim mạchBài tiếtBệnh nội tiếtBệnh ung thưTâm lýBệnh văn phòngMỏi mắtMỡ bụngTáo bónMệt mỏiTrầm cảmPhòng bệnhThực phẩm phòng bệnhChế độ ăn uốngThói quen có lợiThói quen có hạiThuốcVitaminKhoáng chấtThực phẩm chức năngThuốc bổSức khỏe giới tínhChu kì kinh nguyệtĐặc điểm sinh lýPhần phụVòng 1Rối loạn nội tiếtSức khỏe sinh sảnBệnh phụ khoaNgừa thaiHiếm muộnVô sinhNạo phá thaiSẩy thaiMang thaiSau sinhSức khỏe tình dụcBệnh tình dụcNhu cầu sinh lýHam muốn tình dụcRắc rối phòng theLãnh cảmYếu sinh lýTư vấnTư vấn tình dụcTư vấn sinh sảnTư vấn giới tính Bất kỳ sự thay đổi nào của kinh nguyệt đều có nguyên nhân, bao gồm cả chậm kinh. Chính vì thế hãy theo dõi và đi khám sớm kẻo mắc bệnh. Độc gấp 68 lần asen và 10 lần kali xyanua, thứ "chất độc hạng nhất" mà WHO cảnh báo hóa ra rất dễ sinh sôi trên 4 món đồ dùng trong nhà bạn 6 thói quen ăn uống mà tế bào ung thư "thích nhất": Toàn món quen thuộc trong mâm cơm, biết là độc nhưng ít người có thể từ bỏ Quầng thâm mắt khiến chị em già nua, xấu xí: Bác sĩ tiết lộ 5 cách đơn giản để cải thiện lại tăng cường sức khỏe từ sâu bên trong Ngày nay đã có nhiều ứng dụng tính chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng rất tiện lợi cho chị em. Tuy nhiên, đôi lúc "ngày dâu" lại không đến đúng như dự định, có lúc chậm lúc sớm khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và bồn chồn. Theo Jason R.McKnight – bác sĩ y học gia đình kiêm giáo sư lâm sàng tại Đại học Y Texas (Mỹ), trễ kinh có thể làm mất cân bằng nội tiết tố estrogen gây mụn hoặc là dấu hiệu của các bệnh khác nhau.Nguy hiểm hơn, trễ kinh còn làm giảm khả năng thụ thai, gây vô sinh và hiếm muộn do chu kỳ của buồng trứng bị thay đổi. Dưới đây là 5 nguyên nhân chính khiến chị em hay bị trễ kinh mà không hay biết, nếu bản thân đang mắc phải thì cần điều chỉnh ngay:1. Ngủ nghỉ bất thườngViệc ngủ đủ giấc, đúng giờ có thể góp phần giúp cơ thể khỏe mạnh và cân bằng nhịp sinh học. Một khi quá trình này mất cân bằng, chẳng hạn như thức khuya hay ngủ "nướng" quá nhiều, hormone sinh sản trong cơ thể sẽ bị gián đoạn và không thể tiết ra đều đặn. Cuối cùng khiến kinh nguyệt đến chậm hoặc sớm so với dự tính.Dù bận rộn thế nào thì chị em cũng nên sắp xếp lịch trình ngủ nghỉ đúng giờ giấc nhé.Evelyn Mitchell – bác sĩ sản phụ khoa tại Keck Medicine thuộc Đại học Nam California (Mỹ) cho hay, thiếu ngủ còn làm bạn căng thẳng hơn và tăng tiết cortisol trong người. Suy cho cùng thì mất ngủ hay ngủ quá nhiều cũng gây nên tình trạng chậm kinh, chị em phải hết sức cẩn thận.2. Căng thẳng quá mứcCăng thẳng hay stress trong công việc, cuộc sống không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần mà còn làm mất cân bằng nội tiết tố, khiến chu kỳ kinh nguyệt bị trì hoãn. Chúng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến vùng dưới đồi – khu vực có nhiều hormone giúp điều tiết chu kỳ kinh nguyệt, khiến bạn chậm kinh.Theo G. Thomas Ruiz – bác sĩ sản phụ khoa tại Trung tâm Y tế MemorialCare Orange Coast ở California (Mỹ), stress sẽ làm cơ thể tiết ra nhiều cortisol – một loại hormone căng thẳng, làm ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng. Nó cũng làm giảm mức độ estrogen và progesterone trong cơ thể, làm kinh nguyệt rối loạn.3. Ăn kiêng giảm cânCó lẽ ngày nay chị em nào cũng ăn kiêng thường xuyên để giữ dáng và tránh nhiều bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên theo khoa học, tăng cân hay giảm cân đột ngột cũng là nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.Ăn kiêng làm cơ thể thiếu hụt nhiều dinh dưỡng, làm hormone bị rối loạn và làm chậm kinh."Ăn kiêng có thể dẫn đến trễ kinh mãn tính mà chị em không hề hay biết. Cụ thể, nhịn ăn sẽ làm não không thể tiết ra gonadotropin – một loại hormone kiểm soát việc bài tiết các hormone khác, cản trở tuyến yên nhận được tín hiệu cần tiết ra hormone sinh sản và gây chậm kinh" – Bác sĩ Mitchell chia sẻ.4. Tập thể dục quá sứcSong song với việc ăn kiêng thì tập thể dục cũng là yếu tố quan trọng để "đánh tan" mỡ thừa. Cho nên, nhiều phụ nữ luôn ép bản thân phải tập quá sức hàng ngày, miễn là giảm được ký nào hay ký đó. Cũng vì vậy mà kinh nguyệt của bạn sẽ bị rối loạn lúc nào không hay, thậm chí là mất kinh đến vài tháng.Nếu cảm thấy bản thân rơi vào trường hợp này, bạn nên điều chỉnh lại chế độ tập cho vừa sức, nhất là kết hợp thêm với việc ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ. Dần dần thì ngày "đèn đỏ" sẽ sớm ổn định trở lại.5. Do một số bệnh phụ khoaNgoài những lý do kể trên thì nguyên nhân kinh nguyệt không đều cũng là dấu hiệu cho thấy, cơ thể đang "quằn quại" chống lại các bệnh như viêm lộ tuyến tử cung, u xơ cổ tử cung, hội chứng đa nang buồng trứng, bệnh Celiac và kể cả bệnh tiểu đường…Do vậy nếu chị em bị trễ kinh quá lâu nhưng không rõ lý do tại sao, hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và chữa trị kịp thời. Đừng để bệnh tật ảnh hưởng đến sức khỏe và gây nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm khác.Làm thế nào để điều trị kinh nguyệt không đều?Kinh nguyệt chậm trễ, bất ổn lâu ngày sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến các bộ phận trong cơ thể. Vậy nên, chị em cần biết cách chăm sóc bản thân bằng những việc sau đây:- Luôn thay đổi thực đơn hàng ngày, bổ sung nhiều loại vitamin và dưỡng chất thiết yếu trong rau củ quả, đa dạng các loại thực phẩm.- Uống nhiều nước để giúp cơ thể hoạt động trơn tru và giữ lượng đường huyết ổn định.- Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.- Đến viện kiểm tra và làm nội soi để phát hiện kịp thời nguyên nhân, từ đó có hướng xử lý nhanh nhất.Theo Insider, Healthline Theo Pháp luật và bạn đọc Copy linkLink bài gốc Lấy linkhttp://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/ Độc gấp 68 lần asen và 10 lần kali xyanua, thứ "chất độc hạng nhất" mà WHO cảnh báo hóa ra rất dễ sinh sôi trên 4 món đồ dùng trong nhà bạn Chia sẻ Thích Bệnh phụ khoaChu kỳ kinh nguyệtCân bằng nội tiết tốKhả năng thụ thaiHormone sinh sảnSản phụ khoaRối loạn kinh nguyệtTập thể dụcViêm lộ tuyến tử cungCổ tử cungĐa nang buồng trứng