Than thở về vấn đề "ma cũ bắt nạt ma mới", nàng công sở bị dân mạng phản pháo: Phải thế nào thì mới bị "hành" chứ?

Old Fashioned,
Chia sẻ

Bên cạnh sự đồng cảm, cũng có không ít người chia sẻ những suy nghĩ trái ngược của mình về vấn nạn công sở "ma cũ bắt nạt ma mới".

"Ma cũ bắt nạt ma mới" có lẽ là một trong những "vấn nạn huyền thoại" ở môi trường văn phòng công sở từ xưa, khiến cho bao nhân viên mới vô cùng lo sợ khi chân ướt chân ráo chập chững bước vào công ty. Và cũng chỉ trong khoảng thời gian này, nhiều người mới thấy rằng, bị đồng nghiệp "ăn hiếp" thật sự khó chịu chẳng thua gì bị sếp mắng.

Xoay quanh vấn đề trên, mới đây có một cô nàng công sở giấu tên đã đăng đàn chia sẻ trên một trang fanpage chuyên kể chuyện văn phòng như sau:

women-tug-of-war-1940x900_35555

"Mọi người có thấy mệt mỏi cái vấn nạn ''ma cũ bắt nạt ma mới'' nơi công sở không? Sao mình thấy cứ người mới vô là người cũ lại tỏ ra không thích, soi mói bắt bẻ để ghét họ, không cho người ta hòa đồng được á. Mình làm công ty này được một năm rồi, cũng thuộc top ma cũ cũ rồi. Mà nhìn cảnh mọi người trong team làm lạnh người mới mà mệt thật luôn á (lúc mới vô mình cũng bị).

Mình chỉ nghĩ đơn giản, người mới thì nói chuyện vui vẻ, niềm nở cho họ nhanh bắt nhịp, còn đằng này cách li rõ luôn ấy. Ở công ty cũ mình cũng có nhưng đỡ hơn bên công ty này nhiều. Hay là do đi làm lâu năm nên họ như vậy nhể?".

Câu chuyện xoay quanh đề tài tưởng như đã cũ bên trên, sau khi đăng đàn ít lâu đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng người dùng mạng. Tất nhiên, kèm theo đó, bên dưới phần bình luận, hàng loạt ý kiến đã được đưa ra.

lead_720_405

Bất ngờ thay, bên cạnh những ý kiến đồng cảm, đồng cảnh ngộ, cũng có không ít người lại chia sẻ những suy nghĩ trái ngược của mình như sau:

"Mình thấy bị cách ly là do nhân viên mới tính cách phải thế nào ấy, thường là chảnh chọe, ra vẻ hoặc ít nói, khó gần mới bị vậy, chứ mấy bạn hòa đồng vui tính đi đâu cũng được chào đón niềm nở mà".

"Chẳng ai cố lạnh nhạt đâu, chẳng qua chưa quen nên người ta không thể thân thiết được như đối người cũ. Mấy ca này, ma mới phải khéo léo chủ động xích mọi người lại gần mình trước đã".

"Lời khuyên là hãy cố gắng chủ động hòa nhập với người cũ trước, còn nếu mình cố gắng rồi mà họ vẫn không chấp nhận hay thậm chí gây khó dễ quá thì cân nhắc tìm môi trường mới thôi bạn ạ".

merlin_143357895_e68e5e29-d973-419d-8a1c-8fa48a50b290-jumbo

Quả thật, từ những bình luận trên có thể dễ dàng nhận thấy rằng, đôi khi không hẳn "ma cũ" thích bắt nạt "ma mới" mà có những "ma mới" thật tình khó gần, tự xây một rào cản xung quanh khiến cho không ai thiện cảm, không ai muốn tiếp xúc.

Ngoài ra, văn hóa công ty mỗi nơi mỗi khác, đồng nghiệp mỗi người mỗi tính, chưa chắc "ma cũ" đều là người xấu và mới bước chân vào môi trường công sở nào cũng bị "củ hành" cho lên bờ xuống ruộng.

Sau đây là một số mẹo nhỏ dành cho người mới để đề phòng bị "ma cũ" hà hiếp cách ly hoặc chuyên trị một khi đã không may bị "ma cũ" xấu tính xấu nết thích kiếm chuyện, gây sự.

JX5R4BKVDQ4WJDRPZC7GFLZRHY

Chủ động làm quen

Như các bình luận trên có nói, đôi khi bản thân mình là người mới, trước đó chẳng ai biết mình và mình cũng chẳng biết ai, thì điều cần thiết là phải chủ động hòa nhập với mọi người. Chào hỏi khi đến công ty và khi rời đi về nhà, tìm cớ hỏi han nói chuyện với mọi người,...

Hãy hạ thấp bản thân mình

Nghe có vẻ hơi sai, nhưng đây cũng là một cách rất hữu ích. Lúc mới vào công ty, dù mình có tài giỏi đến đâu đi chăng nữa cũng đừng thể hiện nhiều quá, thay vào đó nên thường xuyên trao tặng quyền lực cho đồng nghiệp xung quanh. Kiểu như "cái này em chưa rõ, chị giúp em với nhé" (mặc dù bạn đã biết làm), "em mới vào có nhiều cái chưa biết, anh/chị giúp đỡ em với ạ",...

gettyimages-1161555106-crop-1566216433-2048x1365

Cốc cà phê làm quen

Mới vào, ngoài tạo thiện cảm với mọi người xung quanh bằng thái độ lễ phép, niềm nở, bạn cũng nên chủ động rủ mọi người đi ăn trưa hoặc sau bữa trưa, mua vài cốc cà phê khao cho "cả nhà". Hành động nhỏ, kinh phí bỏ ra thấp nhưng khả năng ghi điểm cộng rất cao đấy.

Đừng quá cố tỏ ra thân thiết với một người đồng nghiệp nào đó

Như các bạn cũng đã biết, môi trường công sở thật lắm thị phi, nhiều phe phái ngầm mà người mới vào chẳng tài nào nhìn thấu. Cho nên, để tránh tình trạng vô tình bị hiểu lầm nhập phe này mà biến thành đứa khó ưa trong mắt phe khác, đừng cố tỏ ra thân thiết chỉ với một đồng nghiệp nào đó. Hãy chan hòa với tất cả, và công bằng khi bày tỏ sự lễ phép, kính nể.

3529c2fc-07a2-11e6-a70d-4e39ac32c284

Tác chiến khi làm hết các bước trên vẫn bị "ma cũ" ức hiếp

Tất nhiên, với những con "ma cũ" mèm thích gây sự thị phi, chọc trời khuấy nước, thì dù bạn có làm gì chăng nữa cũng không vừa mắt họ. Gặp trường hợp này, phải nhanh chóng ra tay đối phó nhằm tuyên bố "tôi chẳng dễ hà hiếp đâu nhé".

Nói thế không hẳn là xù lông và bật lại "ma cũ" tanh tách. Thông minh lên, chỉ có thông minh mới khiến họ tâm phục khẩu phục. Trước tiên phải tìm hiểu lý do, hỏi han các đồng nghiệp tốt bụng xung quanh về đối tượng hay "củ hành" bạn, xem họ thích gì, ghét gì, tại sao lại như thế. Sau đó nhanh chóng tìm ra giải pháp, thực hiện một cuộc đối thoại thẳng thắn với đối tượng để giải quyết (đối thoại trong hòa bình).

20190917_rl_workplace

Cuối cùng, khi sự việc vẫn không có gì suy chuyển, người cũ kia cứ nhằm vào mình mà công kích thì báo thẳng lên cấp trên về tình hình. Đồng thời, giữ khoảng cách, trách nhiệm mình tới đâu thì làm tới đó, miễn sao hoàn thành tốt công việc thì thôi, nước sông không phạm nước giếng.

Còn nếu bạn thuộc tuýp người "tinh thần yếu", bị hà hiếp, bị chọc khuấy mà thấy lòng đau như cắt, làm việc không tập trung hay trốn vào toilet khóc thầm, nhanh chân tìm ngay công việc mới. Duy trì tình trạng này lâu chỉ tổ thiệt thân.

Chia sẻ