Thảm họa San Juanico: Vụ nổ khí hóa lỏng lớn nhất lịch sử nhân loại nhấn chìm một phần Mexico vào biển lửa, khiến 500.000 người phải sơ tán khẩn cấp

HY LI,
Chia sẻ

Hơn nửa thế kỷ sau, thảm họa San Juanico vẫn được xem là một minh chứng về mức độ tàn phá của thảm họa cháy nổ khí hóa lỏng.

Trong lịch sử con người, từ năm 1900, khi nhu cầu sử dụng khí đốt tự nhiên ngày càng lớn, con người phải thường xuyên đối mặt với nguy hiểm. Hơn 100 năm qua, các vụ tai nạn cháy nổ liên quan đến nguồn nhiên liệu liên tiếp xảy ra khiến cả nhân loại hoang mang. 

Thảm họa San Juanico cách đây hơn nửa thế kỷ được ghi nhận là một trong những thảm họa công nghiệp kinh khủng nhất thế giới, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về an toàn trong sử dụng nhiên liệu khí đốt tự nhiên.

Sự kiện xảy ra vào rạng sáng ngày 19/11/1984, tại thị trấn San Juan Ixhuatepec, San Juanico, ngoại ô Mexico City. Khi người dân vẫn đang chìm trong giấc ngủ ngon, họ không nhận ra một thảm họa đáng sợ sắp ập đến. 

Khoảng 5h40 (giờ địa phương), một tiếng nổ lớn đã vang lên. Kho dự trữ của Tập đoàn Dầu khí Mexico đã bốc cháy, ngọn lửa cao ngút trời. Cùng lúc đó, một làn sóng xung kích do vụ nổ tạo ra đã phá vỡ tất cả cánh cửa nhà dân trong bán kính 10.000m. Mảnh vỡ từ các bình chứa khí đã văng xa đến 3km. 

Thảm họa San Juanico: Vụ nổ khí hóa lỏng lớn nhất lịch sử nhân loại nhấn chìm một phần Mexico vào biển lửa, khiến 500.000 người phải sơ tán khẩn cấp - Ảnh 1.

Thảm họa San Juanico: Vụ nổ khí hóa lỏng lớn nhất lịch sử nhân loại nhấn chìm một phần Mexico vào biển lửa, khiến 500.000 người phải sơ tán khẩn cấp - Ảnh 2.

Gần như ngay lập tức, các tòa nhà xung quanh biến thành tro bụi, hơn 1.400 ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn. Thậm chí, mọi việc càng đáng sợ khi trong vài phút sau đó, hơn 10 vụ nổ lớn khác đã diễn ra. 

Đây là vụ tai nạn nổ hóa chất lỏng nghiêm trọng nhất trong lịch sử nhân loại, số người chết lên đến con số gần 550 người. Tuy nhiên, thi thể của các nạn nhân ở gần trung tâm vụ nổ đã không còn nguyên vẹn nên khó để xác định chính xác về thương vong. Một số học giả ước tính số người chết lên đến con số 1.200. Theo các thống kê, số người bị thương là từ 3.000 đến 6.000.

Thảm họa San Juanico kéo dài 36 giờ, khí đốt vẫn cháy liên tục. Khoảng 500.000 người sống tại xung quanh trung tâm vụ nổ đã bị ảnh hưởng và được hướng dẫn sơ tán khẩn cấp. 

Thảm họa San Juanico: Vụ nổ khí hóa lỏng lớn nhất lịch sử nhân loại nhấn chìm một phần Mexico vào biển lửa, khiến 500.000 người phải sơ tán khẩn cấp - Ảnh 3.

Theo báo cáo điều tra sơ bộ của Thanh tra Liên bang Mexico, nguyên nhân dẫn đến thảm họa San Juanico là do vết nứt trong đường ống dẫn khí hóa lỏng của Tập đoàn Dầu khí Mexico hoặc một công ty khí hóa lỏng gần đó. Khí bị rò rỉ tiếp xúc với một tia lửa gần đó làm nổ tung hàng loạt các bình khí hóa lỏng tại kho dự trữ. 

Nhiều người khác cho rằng, tia lửa kia được tạo ra quá trình hoạt động của xe vận chuyển, hoặc từ một hành động phá hoại của con người. Bởi trước đó, tại Mexico có đã từng xảy ra các vụ nổ khí hóa lỏng do trộm gây ra. 

Vì tất cả mọi thứ ở hiện trường đều bị thiêu rụi thành tro bụi nên không thể có kết luận chính xác tại thời điểm đó. 

Thảm họa San Juanico: Vụ nổ khí hóa lỏng lớn nhất lịch sử nhân loại nhấn chìm một phần Mexico vào biển lửa, khiến 500.000 người phải sơ tán khẩn cấp - Ảnh 4.

Thảm họa San Juanico: Vụ nổ khí hóa lỏng lớn nhất lịch sử nhân loại nhấn chìm một phần Mexico vào biển lửa, khiến 500.000 người phải sơ tán khẩn cấp - Ảnh 5.

Thảm họa San Juanico: Vụ nổ khí hóa lỏng lớn nhất lịch sử nhân loại nhấn chìm một phần Mexico vào biển lửa, khiến 500.000 người phải sơ tán khẩn cấp - Ảnh 6.

Khí dầu mỏ hóa lỏng là hỗn hợp của proban và butan, nó sẽ hóa lỏng ở 6 atm và nhiệt độ phòng. Từ đó nó có thể được chứa trong các bình áp lực, dễ dàng vận chuyển và sử dụng. Quá trình vận chuyển và sử dụng khí dầu mỏ hóa lỏng tương đối ổn định và an toàn, vậy nguy hiểm tiềm ẩn nằm ở đâu?

Đầu tiên, chính là rò rỉ. Một khi khí dầu mỏ hóa lỏng rò rỉ, nó sẽ trở thành trạng thái hơi, khi hòa vào không khí với một tỷ lệ nhất định sẽ dễ phát nổ. 

Một điểm khác là, sự giãn nở khí khi gặp nhiệt độ cao. Bình thường, khi bơm khí dầu mỏ hóa lỏng vào bình chứa, họ sẽ chừa 1/4 bình trống để phòng hờ khí dầu mỏ hóa lỏng giãn nở khi gặp điều kiện nhiệt độ cao. 

Sau thảm họa San Juanico, cộng đồng khoa học đã chỉ trích Mexico vì đã có những sơ hở nghiêm trọng trong việc quản lý các chất dễ cháy nổ, yếu kém trong quy hoạch an toàn khi cho phép xây dựng các khu công nghiệp gần những các khu dân cư đông đúc.

Nguồn: Zhihu

Chia sẻ