Tất tần tật về phù chân mẹ bầu nên biết
Phù chân là hiện tượng khá phổ biến đối với nhiều thai phụ. Tùy theo độ lớn của thai, vị trí thai và cơ địa của sản phụ mà biểu hiện phù nhiều hay ít, sớm hay muộn và nặng hay nhẹ.
Phụ nữ mang thai lần thứ hai trở đi dễ bị phù chân hơn là mang thai lần đầu. Nếu bà mẹ mang thai có bệnh suy tĩnh mạch trước đó, thì tình trạng suy tĩnh mạch trong thai kỳ sẽ trở nên nặng hơn, có thể bị nổi tĩnh mạch ngoằn ngoèo.
1. Nguyên nhân gây chứng phù chân ở bà bầu
Bàn chân là nơi thường bị sưng phù nhất? Nguyên do vì chân ở khá xa trái tim, máu từ các động mạch quay trở lại tim cũng mất thời gian lâu nhất, dẫn đến tích tụ chất lỏng ở phần chân quá mức, hệ quả là xuất hiện chứng phù nề.
Theo nghiên cứu của các nhà y học thì có 3 nhóm nguyên nhân chính gây ra chứng phù nề:
- Nhóm những yếu tố làm cản trở máu chảy về tim: Mặc đồ quá chật; Có thai và thai lớn; Chơi các môn thể thao nặng làm gia tăng áp lực trong ổ bụng hay trong lồng ngực như tập tạ, khiêng vác nặng; Ho nhiều và ho lâu trong các bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; Táo bón thường xuyên là nguyên nhân thường gặp ở người lớn tuổi; Ngồi lâu hoặc ngồi bắt chéo chân ở nhân viên văn phòng; Dư cân và béo phì.
- Những yếu tố làm giãn thành tĩnh mạch: Các loại nội tiết tố của phụ nữ có trong thuốc ngừa thai, trong lúc mãn kinh và trong thai kỳ; Chất cồn có trong rượu, bia nếu người phụ nữ uống quá bia rượu quá nhiều; Hơi nóng và ẩm ở các gia đình sử dụng máy sưởi bằng hơi nước trong mùa đông.
Phù có thể là triệu chứng của tiền sản giật, vì vậy mẹ bầu cần lưu ý. (Ảnh minh họa)
- Những yếu tố làm ảnh hưởng đến hoạt động bơm máu của cơ vùng chân: Bệnh nhân phải đứng làm việc hoặc ngồi lâu trong một thời gian dài; Thói quen mang giày cao gót ở phụ nữ; Bệnh nhân bị liệt chân do tai biến mạch máu não hay do các bệnh về thần kinh;
Như vậy ở những phụ nữ có thai có hai yếu tố quan trọng gây ra phù chân, đó là: sự cản trở máu trở về tim do có thai, càng về những tháng cuối thai nhi sẽ lớn dần làm tăng áp lực trong ổ bụng và tạo nên một lực ép khá lớn lên các tĩnh mạch vùng chậu làm cho máu khó chảy trở về tim được.
Một yếu tố khác cũng khá quan trọng đó là sự rối loạn của các nội tiết tố trong thời kỳ mang thai cũng làm giãn thành tĩnh mạch, góp phần vào sự ứ trệ tuần hoàn và làm máu về tim khó khăn hơn. Hai yếu tố này làm máu ứ trệ trong lòng của tĩnh mạch chân, tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch và thoát dịch ra ngoài gây phù. Nếu không được điều trị kịp thời càng gần đến ngày sinh thai phụ càng bị phù nhiều hơn và các van tĩnh mạch cũng như hệ thống tĩnh mạch chi dưới bị suy giãn ra và không hồi phục ngay cả sau khi sinh.
2. Làm thế nào để giảm phù chân khi mang thai?
- Trước tiên, phải đảm bảo cung cấp nguồn đạm cho cơ thể. Mỗi ngày mẹ bầu nên ăn đủ lượng thực phẩm giàu protein chất lượng cao, chẳng hạn như thịt, cá, tôm, trứng, sữa, các thực phẩm động vật và các loại đậu... Thai phụ để phòng tránh thiếu sắt, nên chú ý ăn gan động vật từ 2 – 3 lần/ tuần để bổ sung sắt.
- Bạn có thể làm giảm bớt áp lực lên các tĩnh mạch bằng cách nằm nghiêng về một phía. Vì tĩnh mạch chủ ở phía bên phải cơ thể, nên nằm nghiêng về phía bên trái giúp làm giảm áp lực. Khi ngủ, đặt gối để kê chân cũng là một giải pháp xoa dịu và giảm chứng phù chân hiệu quả.
- Hãy tranh thủ gác chân bất cứ khi nào có thể để giúp đôi chân được nghỉ ngơi. Tại nơi làm việc, có thể để một chồng sách dưới gầm bàn để gác chân. Không nên ngồi bắt chéo chân hoặc ngồi đè lên mắt cá chân. Ngoài ra, thai phụ nên thường xuyên duỗi thẳng chân mỗi khi ngồi và tranh thủ làm động tác “duỗi thẳng”, đầu tiên đặt gót chân xuống và nhẹ nhàng nhấn chân xuống để làm căng các cơ bắp, xoay xoay cổ chân và ngọ nguậy các ngón chân.
- Hãy thường xuyên thay đổi tư thế bằng cách ngồi hoặc đứng. Tập thể dục vừa phải, đều đặn (đi bộ, bơi, hoặc đi xe đạp) sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng xuống các chi dưới. Bạn có thể tham gia lớp tập thể dục dưới nước, vì ngâm mình trong nước có thể tạm thời giúp làm giảm sưng, đặc biệt ở mực nước gần đến vai bạn.
- Thai phụ nên lựa chọn những đôi giầy thoải mái vừa vặn với những chỗ sưng của bàn chân. Không nên mang tất quá chật, bó vào mắt cá chân và bắp chân. Hãy dùng loại tất cao cổ dành cho bà bầu. Vào buổi sang hãy mang chúng trước khi xuống khỏi giường để máu không thể tụ lại phần mắt cá chân của bạn.
Ngồi kê chân là cách để giảm bớt tình trạng phù nề ở phụ nữ mang thai. (Ảnh minh họa)
- Mẹ bầu không nên nhịn tiểu vì nước tiểu trữ trong bàng quang cũng làm tăng mức độ sưng phù.
- Hạn chế ăn mặn vì nó làm tăng áp lực lên thận. Khi bị sưng phù bạn nên lựa chọn những thức ăn dễ tiêu, không ăn thức ăn đầy hơi (như gạo nếp, khoai lang, hành tây, khoai tây, vv), để đảm bảo không gây đầy hơi, lưu thông máu kém sẽ làm tăng phù nề.
- Vào ban đêm trước khi đi ngủ, mẹ bầu có thể ngâm chân nước nóng. Điều này không chỉ có lợi cho giấc ngủ mà còn thúc đẩy tuần hoàn máu.
Sưng phù bình thường trong thai kỳ thường chỉ liên quan đến phần chân và đôi khi là bàn tay, với những trường hợp này, nếu nghỉ ngơi hợp lý, các dấu hiệu sưng sẽ giảm dần. Tuy nhiên nếu bạn bị sưng phù lâu ngày, dù đã nghỉ ngơi mà vẫn không giảm bớt, thậm chí kèm theo đau đầu, rối loạn thị giác, mờ mắt, đau bụng thì tình hình trở nên rất nguy hiểm và bạn phải tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Bởi hiện tượng sưng phù cũng là một tín hiệu của tiền sản giật. Tiền sản giật là một hội chứng của cao huyết áp trong thai kỳ và có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị.
1. Nguyên nhân gây chứng phù chân ở bà bầu
Bàn chân là nơi thường bị sưng phù nhất? Nguyên do vì chân ở khá xa trái tim, máu từ các động mạch quay trở lại tim cũng mất thời gian lâu nhất, dẫn đến tích tụ chất lỏng ở phần chân quá mức, hệ quả là xuất hiện chứng phù nề.
Theo nghiên cứu của các nhà y học thì có 3 nhóm nguyên nhân chính gây ra chứng phù nề:
- Nhóm những yếu tố làm cản trở máu chảy về tim: Mặc đồ quá chật; Có thai và thai lớn; Chơi các môn thể thao nặng làm gia tăng áp lực trong ổ bụng hay trong lồng ngực như tập tạ, khiêng vác nặng; Ho nhiều và ho lâu trong các bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; Táo bón thường xuyên là nguyên nhân thường gặp ở người lớn tuổi; Ngồi lâu hoặc ngồi bắt chéo chân ở nhân viên văn phòng; Dư cân và béo phì.
- Những yếu tố làm giãn thành tĩnh mạch: Các loại nội tiết tố của phụ nữ có trong thuốc ngừa thai, trong lúc mãn kinh và trong thai kỳ; Chất cồn có trong rượu, bia nếu người phụ nữ uống quá bia rượu quá nhiều; Hơi nóng và ẩm ở các gia đình sử dụng máy sưởi bằng hơi nước trong mùa đông.
Phù có thể là triệu chứng của tiền sản giật, vì vậy mẹ bầu cần lưu ý. (Ảnh minh họa)
- Những yếu tố làm ảnh hưởng đến hoạt động bơm máu của cơ vùng chân: Bệnh nhân phải đứng làm việc hoặc ngồi lâu trong một thời gian dài; Thói quen mang giày cao gót ở phụ nữ; Bệnh nhân bị liệt chân do tai biến mạch máu não hay do các bệnh về thần kinh;
Như vậy ở những phụ nữ có thai có hai yếu tố quan trọng gây ra phù chân, đó là: sự cản trở máu trở về tim do có thai, càng về những tháng cuối thai nhi sẽ lớn dần làm tăng áp lực trong ổ bụng và tạo nên một lực ép khá lớn lên các tĩnh mạch vùng chậu làm cho máu khó chảy trở về tim được.
Một yếu tố khác cũng khá quan trọng đó là sự rối loạn của các nội tiết tố trong thời kỳ mang thai cũng làm giãn thành tĩnh mạch, góp phần vào sự ứ trệ tuần hoàn và làm máu về tim khó khăn hơn. Hai yếu tố này làm máu ứ trệ trong lòng của tĩnh mạch chân, tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch và thoát dịch ra ngoài gây phù. Nếu không được điều trị kịp thời càng gần đến ngày sinh thai phụ càng bị phù nhiều hơn và các van tĩnh mạch cũng như hệ thống tĩnh mạch chi dưới bị suy giãn ra và không hồi phục ngay cả sau khi sinh.
2. Làm thế nào để giảm phù chân khi mang thai?
- Trước tiên, phải đảm bảo cung cấp nguồn đạm cho cơ thể. Mỗi ngày mẹ bầu nên ăn đủ lượng thực phẩm giàu protein chất lượng cao, chẳng hạn như thịt, cá, tôm, trứng, sữa, các thực phẩm động vật và các loại đậu... Thai phụ để phòng tránh thiếu sắt, nên chú ý ăn gan động vật từ 2 – 3 lần/ tuần để bổ sung sắt.
- Bạn có thể làm giảm bớt áp lực lên các tĩnh mạch bằng cách nằm nghiêng về một phía. Vì tĩnh mạch chủ ở phía bên phải cơ thể, nên nằm nghiêng về phía bên trái giúp làm giảm áp lực. Khi ngủ, đặt gối để kê chân cũng là một giải pháp xoa dịu và giảm chứng phù chân hiệu quả.
- Hãy tranh thủ gác chân bất cứ khi nào có thể để giúp đôi chân được nghỉ ngơi. Tại nơi làm việc, có thể để một chồng sách dưới gầm bàn để gác chân. Không nên ngồi bắt chéo chân hoặc ngồi đè lên mắt cá chân. Ngoài ra, thai phụ nên thường xuyên duỗi thẳng chân mỗi khi ngồi và tranh thủ làm động tác “duỗi thẳng”, đầu tiên đặt gót chân xuống và nhẹ nhàng nhấn chân xuống để làm căng các cơ bắp, xoay xoay cổ chân và ngọ nguậy các ngón chân.
- Hãy thường xuyên thay đổi tư thế bằng cách ngồi hoặc đứng. Tập thể dục vừa phải, đều đặn (đi bộ, bơi, hoặc đi xe đạp) sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng xuống các chi dưới. Bạn có thể tham gia lớp tập thể dục dưới nước, vì ngâm mình trong nước có thể tạm thời giúp làm giảm sưng, đặc biệt ở mực nước gần đến vai bạn.
- Thai phụ nên lựa chọn những đôi giầy thoải mái vừa vặn với những chỗ sưng của bàn chân. Không nên mang tất quá chật, bó vào mắt cá chân và bắp chân. Hãy dùng loại tất cao cổ dành cho bà bầu. Vào buổi sang hãy mang chúng trước khi xuống khỏi giường để máu không thể tụ lại phần mắt cá chân của bạn.
Ngồi kê chân là cách để giảm bớt tình trạng phù nề ở phụ nữ mang thai. (Ảnh minh họa)
- Mẹ bầu không nên nhịn tiểu vì nước tiểu trữ trong bàng quang cũng làm tăng mức độ sưng phù.
- Hạn chế ăn mặn vì nó làm tăng áp lực lên thận. Khi bị sưng phù bạn nên lựa chọn những thức ăn dễ tiêu, không ăn thức ăn đầy hơi (như gạo nếp, khoai lang, hành tây, khoai tây, vv), để đảm bảo không gây đầy hơi, lưu thông máu kém sẽ làm tăng phù nề.
- Vào ban đêm trước khi đi ngủ, mẹ bầu có thể ngâm chân nước nóng. Điều này không chỉ có lợi cho giấc ngủ mà còn thúc đẩy tuần hoàn máu.
Sưng phù bình thường trong thai kỳ thường chỉ liên quan đến phần chân và đôi khi là bàn tay, với những trường hợp này, nếu nghỉ ngơi hợp lý, các dấu hiệu sưng sẽ giảm dần. Tuy nhiên nếu bạn bị sưng phù lâu ngày, dù đã nghỉ ngơi mà vẫn không giảm bớt, thậm chí kèm theo đau đầu, rối loạn thị giác, mờ mắt, đau bụng thì tình hình trở nên rất nguy hiểm và bạn phải tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Bởi hiện tượng sưng phù cũng là một tín hiệu của tiền sản giật. Tiền sản giật là một hội chứng của cao huyết áp trong thai kỳ và có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị.
Phù và tê chân là rắc rối rất nhiều mẹ bầu gặp phải trong thai kỳ. 4 động tác mát-xa chân dưới đây sẽ là "liều thuốc" tốt cho mẹ bầu nào gặp phải khó chịu này.