Tái tạo không gian mới trong nhà đã xuống cấp, cần lưu ý điều gì?

Lam Anh,
Chia sẻ

Cải tạo nhà vốn là điều không dễ dàng. Đó là lý do khiến nhiều gia đình dù đã tốn kha khá chi phí nhưng kết quả sửa chữa vẫn không như ý. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những điều cần lưu ý khi cải tạo nhà và cách khắc phục để việc cải tạo nhà hiệu quả hơn.

Khu tập thể cũ ở Hà Nội với những mảng tường vàng loang lổ, tróc sơn, có chỗ lại bám đầy rêu xanh là hình ảnh dung dị mà ai cũng cần thừa nhận, đó chính là 1 nét đẹp thơ mộng, bình yên rất đỗi khó quên của Hà Nội. Thế nhưng, những khu tập thể cũ cũng có vấn đề riêng của nó mà việc cải tạo chính là 1 ví dụ điển hình.

Đành rằng rêu phong sẽ cho thấy trải nghiệm, quá khứ cùng những giá trị văn hoá của gia đình nhưng việc cải tạo nhà tập thể trên thực tế luôn là bài toán khó với kiến trúc sư.

Ý tưởng tái tạo 1 không gian chung kết nối nhiều thế hệ, lấy đa chức năng làm trái tim của bản thiết kế sẽ biến đổi 1 căn nhà 2 tầng trở nên khác biệt ra sao? Hãy cùng theo dõi tập 9 của Là Nhà và ghé thăm căn nhà tại 1 khu tập thể cũ của gia đình bà Trúc Lâm Lê (70 tuổi) và ông Lê Bảo (88 tuổi). Tại đây, bạn có thể quan sát, tìm hiểu để biết rõ những vấn đề có thể gặp phải trong quá trình tái tạo không gian mới trong 1 căn nhà đã xuống cấp.

Theo đó, đây sẽ là những điều bạn cần chú ý tới khi quyết định cải tạo nhà cũ:

1.   Không phải chỉ cần đáp ứng đúng sở thích và nhu cầu của người dùng là đủ

Tự do sáng tạo, thiết kế và xây dựng hay cải tạo nhà cửa là điều ai cũng muốn. Tuy nhiên, điều này lại không đủ với những người đang sống trong khu tập thể. Vì đa phần, cấu trúc và hiện trạng lâu đời của căn nhà sẽ là nguyên nhân gây ra rất nhiều vấn đề ảnh hưởng tới việc cải tạo nói chung.

Xác định được nhu cầu và mong muốn của bản thân là 1 chuyện, thiết kế có phù hợp để áp dụng cải tạo căn nhà không lại là chuyện khác.

Ngoài ra, hãy xem xét tính ứng dụng, phù hợp của thiết kế đối với người sử dụng. Ví dụ, trong tập 9 của Là Nhà, nhằm giải quyết sự bất hợp lý của căn nhà khi các thành viên phải đi qua phòng ngủ của ông bà để đến được phòng riêng, gây xáo trộn không gian riêng tư thì xử lý thông tầng ở khoảng giữa không gian mới là lựa chọn lý tưởng và cầu thang tròn ban đầu được kì vọng sẽ là 1 thiết kế tạo ra nhiều nét chấm phá độc đáo cho căn nhà.

Song, xét kĩ ra, bạn sẽ thấy cầu thang tròn là 1 cái gì đó mang tính hiện đại quá trong 1 không gian cổ về mặt sử dụng. Ngoài ra, cầu thang tròn leo cũng rất khó bởi độ cao và độ dốc đều lớn hơn so với cầu thang thông thường, gây cản trở trong việc di chuyển cho người cao tuổi.

Tái tạo không gian mới trong nhà đã xuống cấp, cần lưu ý điều gì? - Ảnh 3.

2. Lưu ý đến đường nước thải, hút mùi, tình trạng mặt sàn nhà,...

Về cơ bản, thiết kế lâu đời theo thời gian sẽ trở nên không còn phù hợp, khiến căn nhà trở nên cũ kĩ, lộn xộn, thậm chí thiếu không gian để đáp ứng nhu cầu sử dụng dù diện tích không hề nhỏ.

Đơn cử, như trong tập 9, sau khi xây dựng xong bản thiết kế và bắt tay vào thực hiện sẽ phát hiện ra vấn đề về đường nước thải, hút mùi cũng như đường ống nước, dẫn tới việc phải thay đổi vị trí của căn bếp.

Tái tạo không gian mới trong nhà đã xuống cấp, cần lưu ý điều gì? - Ảnh 4.

3. Cải tạo nhưng vẫn cần bảo tồn được giá trị

“Cải tạo mọi thứ vô hồn thì chỉ là 1 khối bê tông” – câu nói này có lẽ rất đúng với những người muốn gìn giữ lại không gian lưu trữ kỉ niệm và những cái rất xưa dưới 1 hơi thở mới.

Có thể thấy, trong căn nhà của bà Trúc Lâm Lê (70 tuổi) và ông Lê Bảo (88 tuổi) ở tập 9 Là Nhà, bạn có thể thấy  căn nhà này thuộc 1 khu tập thể cũ với hiện trạng nền gạch vỡ nát, thiết kế bất hợp lý trong sử dụng, bồn rửa bát thấp và bé, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người sử dụng… Và giải pháp giữ lại vòm cửa cũng như màu của lan can cầu thang để giữ lại hồn của không gian căn nhà. Chính nhờ việc tìm ra được những thứ ấn định không gian nên căn nhà sau cải tạo vẫn đem lại cảm giác thân thuộc, bình yên.

Khi ghé thăm công trình của Là Nhà ở tập 9, cố vấn chuyên môn của chương trình, KTS Lê Anh Tuấn đến từ Văn Phú - Invest chia sẻ rằng giữ lại những nét cũ nghĩa là giữ lại câu chuyện của “nhà”, không gian ở phải chứa đựng lịch sử hay văn hóa của một gia đình. Xuyên suốt hành trình đồng hành với Là Nhà, giá trị “tổ ấm” ẩn chứa sau mỗi bản thiết kế, mỗi bố cục nội thất,... cũng chính là điều mà Văn Phú - Invest luôn theo đuổi và mong muốn kiến tạo cho cộng đồng.

Ngoài ra, vì việc cải tạo nhà không dễ dàng, nên hãy dự trù thêm ít nhất hai tuần để phòng trường hợp xử lý các sự cố phát sinh xảy ra.

Với những lưu ý trên, hi vọng gia đình bạn sẽ nắm rõ và có thêm kinh nghiệm cho bản thân nếu đang có ý định cải tạo căn nhà!

Là Nhà - Chương trình truyền hình thực tế "làm mới" căn nhà thân quen của khán giả, biến từng khoảng không gian sống thành chốn nghỉ ngơi, vỗ về xúc cảm và chứa đựng câu chuyện ý nghĩa của chính gia chủ. Không chỉ là một chương trình về kiến trúc thông thường, Là Nhà lồng ghép kiến thức chuyên môn với câu chuyện cá nhân của mỗi chủ nhà để tạo nên chương trình đầy xúc cảm và nhân văn.

Là Nhà sẽ phát sóng vào 15 giờ Chủ Nhật hàng tuần trên VTV3 và 20 giờ cùng ngày trên Megalivestream của VCCorp.

Chương trình được sản xuất bởi WOWMedia cùng Nhà phát triển BĐS Văn Phú - Invest (VPI); Nhà tài trợ Kim Cương Panasonic; Nhà tài trợ Bạc Paint & More; Đơn vị truyền thông và phát hành VCCorp - Admicro và VTV; Đơn vị hợp tác thương mại VCCorp - Adsponsor; đồng thời đưa tin trên ELLE Decoration, Group Nghiện NhàHappynest.

Tái tạo không gian mới trong nhà đã xuống cấp, cần lưu ý điều gì? - Ảnh 6.

Chia sẻ