Tác phẩm kỳ lạ của nữ nghệ sĩ Mexico: Những đôi giày đỏ vô chủ là hiện thân của người phụ nữ bị "biến mất" bởi vấn nạn toàn cầu

PHAN,
Chia sẻ

Elina Chauvet từng nói: "Màu đỏ là từng dòng máu tươi chảy trong đau đớn, cũng là phần tình yêu mà tác phẩm này muốn truyền tải".

Ngày 22/8/2009, 33 đôi giày đỏ xuất hiện kỳ lạ trên con đường trung tâm của thành phố Ciudad Juárez (Mexico). Người qua đường đều cúi đầu nhìn những đôi giày đỏ tươi bắt mắt, tự hỏi chủ nhân của nó là ai, chuyện gì đã xảy ra?

sdfhzdh - Ảnh 1.

Giày thể thao, giày cao gót, giày bốt, giày búp bê quai ngang... đều nhuốm một màu đỏ tươi, như minh chứng cho tội ác nào đó.

Những đôi giày bất động, vô chủ là vật thế thân cho hàng trăm cô gái và phụ nữ mất tích ở Ciudad Juárez, cũng là tác phẩm mang tên "Giày đỏ" (Zapatos Rojos) của nhà nghệ thuật thị giác người Mexico - Elina Chauvet. 

Thông qua những đôi giày này, bà gửi gắm thông điệp nói KHÔNG với bạo lực trên cơ sở giới. 

"Bạo lực trên cơ sở giới (bạo lực giới) là bạo lực nhằm vào một người dựa trên cơ sở giới tính của người đó", theo Tuyên bố về Loại trừ bạo lực chống lại phụ nữ của Liên hiệp quốc năm 1993 (CEDAW).
sdfhzdh - Ảnh 3.

Tác phẩm "Giày đỏ" đầu tiên của Chauvet ở thành phố Ciudad Juárez (Mexico) năm 2009.

"Giày đỏ"

Elina Chauvet mô tả về tác phẩm của mình:

Tác phẩm kỳ lạ của nữ nghệ sĩ Mexico: Những đôi giày đỏ vô chủ là hiện thân của người phụ nữ bị "biến mất" bởi vấn nạn toàn cầu - Ảnh 4.

Elina Chauvet, sinh năm 1959, đã không ngừng theo đuổi và sáng tạo những tác phẩm mang thông điệp về vấn nạn bạo lực giới suốt mấy chục năm liền.

sdfhzdh - Ảnh 4.

Tháng 3/2019, Elina Chauvet thực hiện nghi lễ tưởng niệm dành riêng cho người phụ nữ bị mưu sát tại Roma (Ý).

"Thuở bé, tôi luôn tìm tòi và phát minh ra nhiều thứ, suốt ngày chìm đắm trong thế giới tưởng tượng của riêng mình. Từ năm 6 tuổi, tôi nhận ra bản thân thuộc về nghệ thuật và kiến trúc", Chauvet bồi hồi chia sẻ về ký ức của mình.

Nhưng ở thành phố Ciudad Juárez nơi bà sinh sống lại không có cơ sở dạy những thứ này. Thế là bà chỉ đành tự học ở nhà.

Năm 1993, em gái Elina Chauvet qua đời vì bị chồng bạo hành. Vụ việc đã chìm vào quên lãng như số phận đau thương hèn mọn của người em gái tội nghiệp. Cái chết của người thân nhất đã tạo nên vết thương lòng to lớn đối với Chauvet. Bà chỉ có thể trút bỏ sự căm phẫn của mình bằng nghệ thuật, từ đó được chữa lành.

Năm 1994, Chauvet nhận được giải thưởng nghệ thuật. Số tiền thưởng giúp bà có thêm động lực để đổ dồn tâm huyết cho hội họa và mở triển lãm cá nhân.

sdfhzdh - Ảnh 5.

Thời gian này, Elina Chauvet bắt đầu ý thức đến thực trạng phụ nữ bị bắt trói và sát hại ở khu vực thành phố Ciudad Juárez. Tác phẩm tranh sơn dầu của bà xoay quanh các vấn đề xã hội, bao gồm cả di dân, phụ nữ mất tích hoặc bị mưu sát ở Ciudad Juárez...

Năm 2009, Elina Chauvet tham gia các hội thảo nghệ thuật cộng đồng do chính phủ tổ chức. Tại đây, bà phát hiện vấn nạn bạo lực ở Ciudad Juárez bắt đầu tăng cao đến mức báo động, mất kiểm soát.

Bà nhìn thấy trên cột điện trong trung tâm thành phố dán rất nhiều thông tin tìm kiếm những cô gái và phụ nữ mất tích.

"Lúc đó, tôi ý thức được phái nữ đang dần biến mất và chết đi", Chauvet nhớ lại.

Kể từ thời điểm đó, bà bắt đầu tìm kiếm đáp án cho những vụ phụ nữ mất tích, nhưng không có kết quả. Truyền thông không hề có báo cáo đầy đủ cho từng vụ việc, ngay cả các tờ báo giấy cũng không nhắc đến.

sdfhzdh - Ảnh 6.

Trong các thống kê điều tra sau này, Chauvet mới phát hiện những đôi giày đỏ xuất hiện rất nhiều. "Một số cô gái trẻ mất tích làm việc ở cửa giày dép, hoặc đang trên đường đến cửa hàng giày xin việc, hoặc đang đi mua giày. Sự trùng hợp đầy kinh ngạc này khiến tôi phải chú ý", bà chia sẻ. 

Thế là ý tưởng đưa hình ảnh chiếc giày đỏ vào hội họa nảy ra trong đầu Chauvet.

sdfhzdh - Ảnh 7.

Bà muốn biến đôi giày đỏ thành một câu chuyện, một thực trạng trong xã hội. Vì bà biết rõ: "Nhiều nhà hoạt động liên quan đến vấn đề này đều bị khủng hoảng tinh thần hoặc bị dọa giết. Đòi hỏi nhiều người tham gia, không chỉ có thể truyền tải thông điệp rộng rãi, mà còn bảo vệ lẫn nhau".

Thế là bà bắt đầu thu thập những đôi giày đỏ nhờ sự giúp đỡ của bạn bè. Rất nhanh sau đó, bà đã gom về 33 đôi giày.

Một ngày trước khi triển lãm diễn ra, trong lúc tìm kiếm địa điểm bày trí tác phẩm, Chauvet tận mắt chứng kiến một cảnh giết người. Hình ảnh đau đớn đó hằn sâu trong lòng bà, khiến người phụ nữ càng kiên định với khát khao ban đầu của mình hơn.

Sáng hôm sau, Chauvet cùng anh trai bắt đầu bày trí những đôi giày. Ban đầu, trên đường gần như không có một bóng người, sau đó đột nhiên trời đổ mưa lớn, như thể Thượng đế trên cao cũng đang khóc than cho những số phận phụ nữ hẩm hiu. May thay, trận mưa chỉ kéo dài gần 20 phút. Mây đen dần tan, mặt trời ló dạng, hai người tiếp tục bày những đôi giày đỏ thắm bắt mắt.

Người qua đường xuất hiện nhiều hơn, bắt đầu đổ dồn sự hiếu kỳ về những đôi giày vô chủ kia. Cứ thế, truyền thông cũng tìm đến.

Thành phố chết chóc

sdfhzdh - Ảnh 9.

Thành phố Ciudad Juárez nằm ở biên giới của Mexico và Mỹ, nổi tiếng với sự loạn lạc và nguy hiểm. Vị trí địa lý đặc biệt đã khiến nơi đây trở thành "thiên đường" tung hoành của tội phạm: Buôn bán chất cấm, buôn người, giết người... 

Mỗi ngày trên những con đường ở Ciudad Juárez, vô tình bắt gặp nhiều số phận 'ra đi không quay lại' nằm lăn lóc trên vỉa hè là chuyện vô cùng bình thường.

sdfhzdh - Ảnh 10.

Năm 2012, Elina Chauvet bày tác phẩm "Giày đỏ" trên một con đường thuộc thành phố El Paso, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ.

Do đó, Ciudad Juárez được biết đến với tên gọi "Vùng đất chết chóc". 

Năm 2008, tỷ lệ giết người của Ciudad Juárez cao đạt ngưỡng 132 trên 100.000 người mỗi năm, đứng đầu thế giới, trong khi tổng dân số của thành phố này chỉ khoảng 1,3 triệu người.

Để cải thiện an ninh, năm 2009, chính phủ Mexico đã cử quân đội đến Ciudad Juárez vào các ngày 28/2, 2/3 và 13/3. Tuy nhiên, do số lượng của phần tử tội phạm ở Ciudad Juárez quá hùng hậu nên mọi cố gắng dường như vô nghĩa. 

Tình trạng nữ giới bị giết hại đặc biệt nghiêm trọng. 

Từ năm 1993 đến năm 2009, hơn 400 phụ nữ đã bị sát hại dã man. Hầu hết các nạn nhân là các cô gái đi làm hoặc nữ sinh trong độ tuổi từ 15 đến 20, đều bị cưỡng hiếp và lạm dụng trước khi chết. Hơn nữa, đa số thi thể của nạn nhân bị bỏ rơi trong vùng hoang dã, thậm chí có một số không còn nguyên vẹn.

Tuy nhiên, mặc dù nạn nhân nhiều vô số kể nhưng các cơ quan chức năng lại không để mắt đến. Những gì cảnh sát có thể làm là chôn xác sau khi vụ việc xảy ra. Gia đình của người mất tích phải đào mộ của những nạn nhân chưa rõ danh tính để xem có phải người thân của mình hay không.

sdfhzdh - Ảnh 11.

Người nhà của những phụ nữ bị hại và nhiều người đến từ nơi khác cùng tập hợp bố trí "Giày đỏ".

Những tác phẩm mang thông điệp tình thương

Mười mấy năm trôi qua, vấn nạn bạo lực nữ giới ở Mexico không hề ít đi.

Dữ liệu chính thức của cơ quan chức năng Mexico cho thấy trong 5 năm từ 2015 đến 2019, số vụ kết án "giết phụ nữ" ở đất nước này tăng lên theo từng năm. Chỉ trong quý đầu tiên của năm 2020, 964 phụ nữ đã chết bởi nhiều hình thức khác nhau.

Đồng thời, chỉ hơn 1/4 số vụ giết người mà nạn nhân là phụ nữ có thể bị kết tội "giết phụ nữ".

Tác phẩm nghệ thuật kỳ lạ của người phụ nữ Mexico: Những đôi giày đỏ vô chủ chứa đựng thông điệp mang tính toàn cầu - Ảnh 13.

Triển lãm "Giày đỏ" được diễn ra ở thành phố Neuquén (Argentina) vào tháng 12/2019.

Elizabeth Campos, 39 tuổi, đến từ một thị trấn nhỏ của Mexico. Em gái của cô bị sát hại vào năm 2017. Được biết, kẻ thủ ác bị bắt giữ và ngồi tù, nhưng tội trạng cuối cùng lại bị thay đổi từ giết hại phụ nữ thành giết người nói chung.

Các tổ chức liên quan cho biết chính phủ Mexico thường xuyên làm điều tương tự để làm sai lệch số liệu thống kê về bạo lực trên cơ sở giới. Bạo lực phụ nữ không chỉ lan tràn ở Mexico mà còn ở khắp châu Mỹ Latinh. Theo thống kê của Liên hợp quốc, cứ 3 phụ nữ ở Mỹ Latinh thì có 1 người từng bị bạo lực tình dục hoặc thể xác.

Tác phẩm nghệ thuật kỳ lạ của người phụ nữ Mexico: Những đôi giày đỏ vô chủ chứa đựng thông điệp mang tính toàn cầu - Ảnh 14.

Triển lãm "Giày đỏ" được trưng bày trên một con đường ở thị trấn Lago Puelo (Argentina) vào năm 2021.

"Giày đỏ" của Elina Chauvet vốn dĩ chỉ được tổ chức triển lãm đến tháng 9/2011, nhưng về sau bà đã đổi ý. Chauvet muốn tác phẩm của mình được tiếp tục truyền bá thông điệp ra thế giới.

Dưới tình trạng bạo lực phụ nữ đang diễn ra toàn cầu, "Giày đỏ" bắt đầu xuất hiện ở nhiều thành phố Châu Âu, Châu Mỹ Latinh, Mexico, Hoa Kỳ, từ đó trở thành biểu tượng của làn sóng phản đối bạo lực giới.

Tác phẩm nghệ thuật kỳ lạ của người phụ nữ Mexico: Những đôi giày đỏ vô chủ chứa đựng thông điệp mang tính toàn cầu - Ảnh 15.

Quận Rača của Ý, năm 2013.

Tác phẩm nghệ thuật kỳ lạ của người phụ nữ Mexico: Những đôi giày đỏ vô chủ chứa đựng thông điệp mang tính toàn cầu - Ảnh 16.

Torino của Ý, năm 2013.

Tác phẩm nghệ thuật kỳ lạ của người phụ nữ Mexico: Những đôi giày đỏ vô chủ chứa đựng thông điệp mang tính toàn cầu - Ảnh 17.

Thành phố Göteborg của Thụy Điển, năm 2016.

Tác phẩm nghệ thuật kỳ lạ của người phụ nữ Mexico: Những đôi giày đỏ vô chủ chứa đựng thông điệp mang tính toàn cầu - Ảnh 18.

Thị trấn Malgrat de Mar của Tây Ban Nha, năm 2016.

Tác phẩm nghệ thuật kỳ lạ của người phụ nữ Mexico: Những đôi giày đỏ vô chủ chứa đựng thông điệp mang tính toàn cầu - Ảnh 19.

Thủ đô Santiago của Chile, năm 2018.

Những đôi giày được mang đi triển lãm, đa số đều thuộc sở hữu của người bị hại. Có đôi không phải màu đỏ, nhưng gia đình sẵn sàng bỏ công để sơn thành màu đỏ tươi như máu.

Tác phẩm nghệ thuật kỳ lạ của người phụ nữ Mexico: Những đôi giày đỏ vô chủ chứa đựng thông điệp mang tính toàn cầu - Ảnh 20.

Elizabeth Campos mang đôi giày và ảnh chụp của em gái trao cho Chauvet. Cô nói:

Tác phẩm kỳ lạ của nữ nghệ sĩ Mexico: Những đôi giày đỏ vô chủ là hiện thân của người phụ nữ bị "biến mất" bởi vấn nạn toàn cầu - Ảnh 23.

Cũng giống như Elina Chauvet từng nói: "Màu đỏ là từng dòng máu tươi chảy trong đau đớn, cũng là phần tình yêu mà tác phẩm này muốn truyền tải".

Mặc dù "Giày đỏ" ở phương diện nào đó không thể khiến con số của những vụ bạo lực phụ nữ giảm đi, nhưng tác phẩm này đã biến chủ đề được xem là cấm kỵ trong một thời gian dài lan rộng trên phạm vi toàn cầu.

Elina Chauvet kiên quyết: "Cho dù không mang lại thay đổi ngay lập tức, nhưng tôi tin rằng tương lai sẽ có sự tác động. Chắc chắn là như vậy!".

(Nguồn: The Paper)

Chia sẻ